Sốt Xuất Huyết Có Bị Ngứa Không Và Cách Giảm Ngứa Hiệu Quả
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh được WHO liệt vào danh sách nguy hiểm hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ nhỏ tới người già và rất dễ lây nhiễm. Sốt xuất huyết có những triệu chứng nghiêm trọng như đau chóng mặt, đau đầu, đau cơ, sốt cao, buồn nôn và phát ban. Vậy sốt xuất huyết có bị ngứa không? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh nhân sốt xuất huyết có bị ngứa không?
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue, trong đó muỗi vằn Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh cho con người. Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ xảy ra biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Xem thêm: Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
Với thắc mắc sốt xuất huyết có bị ngứa không thì câu trả lời là CÓ. Người bị sốt xuất huyết ngoài các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, chóng mặt, xuất huyết dưới da… thì còn cảm thấy bị ngứa ngáy toàn thân. Các nốt ban có thể nổi lên khắp cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng bàn chân, bắp chân, bàn tay, cánh tay…
Thông thường sốt xuất huyết sẽ diễn ra trong ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trong khoảng 3 ngày đầu người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, nhức mắt, đau đầu, đau ê ẩm toàn thân.
- Giai đoạn 2: Diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, lúc này triệu chứng sốt giảm dần nhưng lại là giai đoạn nguy hiểm vì dễ xảy ra biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Các tình trạng thường gặp như: Giảm thể tích máu, cô đặc máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng… nghiêm trọng nhất là suy tạng.
- Giai đoạn 3: Nếu giai đoạn 2 được điều trị kịp thời thì bước vào giai đoạn 3 người bệnh sẽ cảm thấy đỡ mệt, cơ thể dần lấy lại được sức lực. Giai đoạn này có thể xảy ra tình trạng ngứa ngáy do da và các mô đang dần được phục hồi.
Nguyên nhân gây ngứa ngáy khi bị sốt xuất huyết
Tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ nghiêm trọng khi bị bệnh của mỗi người mà mức độ ngứa sẽ không giống nhau. Sốt xuất huyết bị ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
- Mắc viêm gan cấp: Virus Dengue gây ra bệnh sốt xuất huyết kèm theo triệu chứng gan to hoặc gan bị teo, đồng thời nồng độ bilirubin và men gan tăng dẫn đến ngứa da, vàng da.
- Suy gan cấp: Người bệnh lạm dụng Paracetamol sai cách để hạ sốt.
- Cơ thể phục hồi: Trong giai đoạn này, dịch ngoại bào tái hấp thu vào máu, các vết thương ngoài mô da cũng dần hồi phục sau khi phát ban khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy.
Bị ngứa khi sốt xuất huyết có gây nguy hiểm không? Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng sốt xuất huyết bị phát ban ngứa không những không gây nguy hiểm mà ngược lại đây còn là một dấu hiệu cho thấy bệnh đang bước vào giai đoạn hồi phục. Lúc này virus Dengue đã bị suy yếu, người bệnh không còn sốt, cơ thể đã bớt mệt mỏi. Hệ miễn dịch thực hiện nhiệm vụ hấp thụ các chất ngoại bào vào máu giúp tình trạng bệnh nhanh được cải thiện.
Tình trạng bị ngứa ngáy trên da sẽ không xuất hiện trên tất cả các đối tượng bị sốt xuất huyết. Thông thường người bệnh chỉ bị ngứa khoảng 2 – 3 ngày, một số ít trường hợp bị ngứa lâu hơn kéo dài khoảng 7 ngày.
Tuy nhiên, nếu cơn ngứa ngáy diễn ra lâu hơn 1 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo biểu hiện chảy dịch, mưng mủ… thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp xử lý hiệu quả.
Xem thêm: Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Sốt xuất huyết khi bị ngứa phải làm sao?
Dưới đây là một số cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng.
Mẹo đơn giản tại nhà
Các phương pháp tại nhà được khá nhiều người áp dụng vì vừa dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí, cụ thể như:
Tắm nước muối và dầu oliu: Nước muối có tính sát khuẩn cao, làm sạch da từ đó ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong khi đó dầu oliu có tác dụng làm da mềm mại và mịn màng. Vì vậy dùng nước muối kết hợp dầu oliu để pha nước tắm sẽ giúp bệnh nhân giảm ngứa ngáy một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Pha nước ấm để tắm với lượng vừa đủ.
- Thêm 1 thìa muối hạt và 1 thìa dầu oliu vào chậu nước tắm rồi khuấy đều.
- Ngâm vùng da bị ngứa và thư giãn trong khoảng 15 phút.
- Tắm lại bằng nước ấm sạch.
- Tuần thực hiện 3 lần cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Đắp nha đam: Trong thành phần của nha đam có chứa hoạt chất glycoprotein giúp chống viêm đồng thời giảm triệu chứng khó chịu do dị ứng da gây nên. Ngoài ra polysaccharide và monosaccharide có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cũng như nấm men trên da giúp giảm tình trạng ngứa trên da một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam và tách lấy phần gel bên trong.
- Tắm rửa sạch và lau khô cơ thể trước khi đắp.
- Dùng gel nha đam thu được thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa.
- Massage liên tục khoảng 10 phút để các hoạt chất trong nha đam thẩm thấu vào da, rồi tắm lại bằng nước ấm.
- Thực hiện liên tục trong nhiều ngày để cảm nhận hiệu quả.
Thoa dầu dừa: Hàm lượng chất béo cao trong dầu dừa có tác dụng giảm ngứa và làm dịu da. Ngoài ra các axit amin và vitamin E trong dược liệu này còn mang lại hiệu quả cao trong việc kháng khuẩn và chống viêm. Vì vậy sử dụng dầu dừa để điều trị ngứa do sốt xuất huyết gây ra là một sự lựa chọn phù hợp.
Cách thực hiện:
- Tắm sạch và lau khô cơ thể.
- Thoa dầu dừa lên vùng da bị ngứa, massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút để các dưỡng chất thấm vào da.
- Sau đó tắm lại bằng nước ấm một lần nữa.
- Duy trì thực hiện ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
Tìm hiểu thêm: Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa: Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Nào?
Sốt xuất huyết bị ngứa tay chân dùng thuốc Tây y
Trong một số trường hợp bị ngứa nặng khi sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng Histamin:
Đây là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định giúp giảm ngứa hiệu quả. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc tiêm trong trường hợp nặng. Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi, người bị tim, tiểu đường hoặc người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tác dụng phụ thường gặp như tim đập nhanh, ảo giác, khó thở,…
- Thuốc chống dị ứng Loratadin:
Thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh dị ứng, ngứa ngáy do phát ban gây ra. Thuốc thường được bào chế ở dạng viên nén và viên nén tan nhanh với thành phần chính là Loratadin hàm lượng 10mg/viên hoặc dạng siro với hàm lượng 1mg/ml. Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với thành phần của Loratadin. Khi dùng thuốc có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, tiêu chảy, khó ngủ,…
Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào người bệnh cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa được sự cho phép của người có chuyên môn.
Những lưu ý khi sốt xuất huyết bị phát ban ngứa
Bị ngứa khi sốt xuất huyết ngoài việc áp dụng các phương pháp tại nhà hoặc uống thuốc Tây y, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên gãi, chà mạnh tại những vùng da bị ngứa.
- Giữ cơ thể sạch sẽ bằng cách thường xuyên tắm gội với nước ấm. Lưu ý không tắm nước lạnh và dùng các loại xà phòng sữa tắm có nhiều hóa chất. Điều này sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy càng nặng hơn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ vào các vết ngứa.
- Đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, không có bụi bặm, lông động vật, hóa chất gây hại,…
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp tăng sức đề kháng.
- Không ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng, đồ cay nóng, dầu mỡ.
- Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt, đồ uống có ga,…
- Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường nên đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có bị ngứa không? Cùng với đó là nguyên nhân và các cách khắc phục cho tình trạng này. Hy vọng với nội dung mà bài viết trên đã mang lại, bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh một cách hiệu quả nhất.
Bài viết hấp dẫn:
Dinh dưỡng
Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?
Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!