Hướng Dẫn Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay An Toàn Hiệu Quả

Ngón tay bị tụ máu bầm là tình trạng phổ biến khi người bệnh vô tình bị thương như vấp té, kẹp cửa, vật nặng rơi trúng,… Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng vết bầm cũng lưu lại khá lâu, gây đau đớn và mất thẩm mỹ cho người bệnh. Trong một số trường hợp, việc tụ máu bầm ở ngón tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Dưới đây là gợi ý một số cách làm tan máu bầm ở ngón tay hiệu quả.

Máu bầm ở ngón tay là hiện tượng gì?

Ngón tay là một bộ phận rất dễ gặp chấn thương.  Đặc biệt là trường hợp dập ngón tay dẫn đến tụ máu bầm. Khi các thành mao mạch dưới da bị tổn thương khiến máu chảy vào các mô xung quanh không liên tục, tạo thành những vết bầm màu tím hoặc xanh. Ngoài hiện tượng tụ máu ở ngón tay, người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như sau:

  • Tại vị trí bị đụng dập xuất hiện cảm giác sưng đau, khó chịu.
  • Vùng mô quanh ngón tay bị dập xuất hiện màu tím đen do máu tụ lại.
  • Móng tay bị bong tróc ngược về sau.
  • Trong trường hợp bị dập nặng kèm gãy xương, ngón tay sẽ bị biến dạng, lệch trục và mất khả năng di chuyển.
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay
Ngón tay bị tụ máu bầm có thể gây đau nhức khó chịu

Nguyên nhân bị máu bầm ở ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụ máu bầm ở ngón tay như:

Do tập luyện hoặc chấn thương

  • Việc thực hiện các bài tập luyện thể thao như chống đẩy, đu xà, nâng tạ,… quá sức có thể khiến ngón tay chịu tổn thương. Khi đó các mạch máu nhỏ dễ bị vỡ và xuất hiện máu bầm ở ngón tay.
  • Bị vật nặng rơi vào tay, kẹp tay khi kéo cửa,… là các tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày, gây nên tình trạng tụ máu bầm ở ngón tay.
  • Vấp ngã, tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, kẹp cửa,… cũng là nguyên nhân khiến ngón tay bị bầm tím. Trong trường hợp nặng còn có thể bị rạn nứt hoặc vỡ gãy xương ngón tay.

Thiếu hụt vitamin

  • Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 có tác dụng sản xuất ra các tế bào hồng cầu, làm đông máu và giúp vết thương nhanh lành. Vì vậy nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B12 sẽ khiến các vết bầm tím dễ dàng xuất hiện.
  • Thiếu vitamin C: Vitamin C giúp giữ các mạch máu khỏe mạnh, hình thành máu đông để chống chảy máu. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ khiến các mạch máu yếu và dễ vỡ, chỉ cần một va chạm nhỏ ở ngón tay cũng có thể gây ra vết bầm tím.
  • Thiếu vitamin K: Vitamin K tham gia vào quá trình làm đông máu của cơ thể. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ quá trình sản sinh collagen giúp tăng sức bền cho mạch máu, hạn chế tình trạng tay xuất hiện vết bầm tím trên tay.
  • Thay đổi nội tiết tố nữ: Thiếu hụt estrogen ở nữ giới cũng dễ gây tổn thương và làm mạch máy chảy ra các mô xung quanh gây nên các vết bầm tím trên ngón tay.

Do tác dụng phụ của thuốc

Thuốc Tây khi sử dụng trong thời gian dài có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Trong đó có tình trạng bị bầm tím ở ngón tay. Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc chống hen, thuốc chống đông máu, thuốc có hàm lượng sắt cao, thuốc tránh thai, Aspirin,… Vì vậy khi sử dụng những loại thuốc này người bệnh cần chú ý uống đúng liều lượng và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Máu bầm ở ngón tay có nguy hiểm không?

Ngoài những nguyên nhân do ngoại cảnh tác động hoặc thiếu hụt vitamin nêu trên. Việc xuất hiện những vết bầm tím trên ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó mà người bệnh không nên chủ quan.

  • Bệnh ung thư da: Một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư da đó là xuất hiện những vết bầm tím hoặc vệt đen trên móng tay. Các vết tím này xuất hiện một cách bất thường và không bị mất đi trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, ung thư dưới da không quá nguy hiểm, tỉ lệ mắc bệnh thấp và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Bệnh về tim mạch: Ở những người bị tim bẩm sinh hay nhiễm trùng van tim,… các mạch máu thường xuất hiện dị tật khiến chúng bị thu hẹp. Điều này làm cho móng tay, ngón tay của người bệnh xuất hiện những vết bầm tím. Ngoài ra, xơ vữa động mạch khiến cholesterol bị vỡ và kẹt lại trong cách mạch máu ở đầu chi tạo nên những vết bầm tím.
  • Bệnh về phổi: Các bệnh về phổi như viêm phổi, suy hô hấp, hen suyễn,… khiến lượng oxy trong máu vận chuyển đến các cơ quan của cơ thể bị giảm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngón tay xuất hiện vết bầm tím. Đồng thời, ngón tay còn có thể bị sưng phồng và quặp xuống.
  • Bệnh tiểu đường: Người bị đái tháo đường, tiểu đường… trên da toàn thân hoặc da ngón tay sẽ xuất hiện các vết tím sẫm. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao khiến mạch máu bị suy yếu và dễ bị xuất huyết mao mạch.
Bầm tím ở ngón tay có thể do bệnh ung thư gây ra
Bầm tím ở ngón tay có thể do bệnh ung thư gây ra

Các cách làm tan máu bầm ở ngón tay hiệu quả

Với những vết bầm do tai nạn hoặc chấn thương gây ra, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp dưới đây để giảm đau đồng thời giúp vết bầm nhanh tan hơn.

Cách làm tan máu bầm ở ngón tay bằng mẹo dân gian

Dùng các mẹo dân gian để điều trị tan máu bầm được áp dụng khá phổ biến vì vừa an toàn, lành tính lại dễ thực hiện. Các phương pháp được lưu truyền và áp dụng phổ biến như:

  • Chườm lạnh: Lấy vài viên đá lạnh bọc trong chiếc khăn sạch và chườm lên ngón tay bị tụ máu bầm. Cách làm này giúp giảm sưng và đau rất hiệu quả đồng thời vết bầm cũng sẽ tan nhanh hơn. Mỗi lần bạn chườm từ 5 – 10 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày. Lưu ý, không nên chườm quá lâu có thể khiến ngón tay bị lạnh cóng.
  • Chườm nóng: Đặt khăn ấm lên ngón tay bị tụ máu bầm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn từ đó giảm tình trạng đau và sưng đồng thời vết bầm tím cũng sẽ tan nhanh hơn. Sau khi chườm lạnh bạn có thể thực hiện luôn cách này.
  • Lăn trứng gà: Trứng gà có tác dụng hiệu quả trong việc làm tan máu bầm. Bởi bề mặt của nó có những lỗ li ti dẫn từ lòng trắng vào lòng đỏ. Khi lăn trên ngón tay sẽ tạo áp suất hút máu bầm theo lòng trứng. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần luộc trứng, bỏ vỏ và lăn đi lăn lại nhiều lần trên ngón tay đến khi trứng nguội thì dừng lại.
  • Thoa dầu nóng: Dầu gió, rượu thuốc hoặc mật gấu,… có tính nóng sẽ giúp vết tụ máu ở ngón tay tan nhanh đồng thời giảm cảm giác đau đớn, sưng tấy một cách hiệu quả. Người bệnh chỉ cần dùng dầu nóng xoa nhẹ lên chỗ bầm tím đều đặn và thường xuyên cho đến khi vết bầm tan hoàn toàn.
  • Giấm táo: Giấm táo có tác dụng hiệu quả trong việc làm tan máu bầm, giảm sưng đau đồng thời chống viêm nhiễm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần trộn giấm táo với vài lát hành khô rồi thoa đều lên ngón tay bị tụ máu bầm, thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng thuyên giảm.
  • Nghệ tươi: Trong thành phần của nghệ có Curumin giúp kháng viêm và chống oxy hóa mạnh từ đó giúp vết thương nhanh lành mà không để lại sẹo. Ngoài ra nghệ còn giúp làm tan máu đông tụ, hành khí, hoạt huyết, giảm đau rất hiệu quả. Khi bị tụ máu ở ngón tay, bệnh nhân hãy lấy một củ nghệ tươi giã nát pha cùng một chút phèn chua và đắp trực tiếp nên vết bầm. Áp dụng đến khi vết bầm hoàn toàn biến mất.
  • Kết hợp hành tây và muối: Trong thành phần của hành tây có chứa Quercetin có tác dụng giảm đau, chữa các bệnh về tắc nghẽn, sưng tấy rất hiệu quả. Để thực hiện làm tan vết máu bầm trên tay người bệnh chỉ cần giã nhuyễn hành tây cùng vài hạt muối trắng, sau đó đắp lên vết thương. Dùng gạc vệ sinh quấn nhẹ lại và để qua đêm chắc chắn sẽ đạt hiệu quả như mong đợi.
  • Bắp cải: Cải bắp có chứa Glutamine có tác dụng chống viêm mạnh từ đó giúp điều trị các bệnh rối loạn về da, sốt, kích ứng,… đồng thời giúp tan máu bầm ở ngón tay rất hiệu quả. Chỉ cần rửa sạch và ép cải bắp lấy nước, dùng bông gòn thấm đều lên vùng da bị bầm tím, thực hiện đều đặn đến khi vết bầm biến mất hoàn toàn.

Cách làm tan máu bầm ở ngón tay thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y vừa nhanh gọn, tiện lợi lại mang lại hiệu quả cao. Vì vậy khi xuất hiện máu bầm ở ngón tay rất nhiều người đã lựa chọn uống thuốc thay vì áp dụng các mẹo dân gian. Một số loại thuốc được bác sĩ kê chủ yếu như:

  • Thuốc Alpha Choay: Với thành phần chính là Alpha Chymotrypsin, thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng đồng thời làm tan vết máu bầm hiệu quả. Thuốc được bào chế dưới hai dạng là viên uống và viên ngậm dưới lưỡi. Tác dụng phụ không mong muốn là tiêu chảy, buồn nôn, mẩn ngứa,… Lưu ý không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Thuốc OP.Zen: Thuốc có thành phần chính là Cao tô mộc có tác dụng hiệu quả trong việc lưu thông tuần hoàn máu, từ đó giảm sưng, giảm đau và tan máu bầm rất tốt. Ngoài ra, OP.Zen còn có công dụng chống viêm đồng thời ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả nhờ dịch chiết etyl axetat của cây tô mộc. Thuốc có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn và lành tính, ít gây ra tình trạng kích ứng không mong muốn.
  • Thuốc giảm đau: Khi bị máu bầm ở tay, người bệnh có thể sử dụng paracetamol để giảm cảm giác đau. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc là sưng họng, nổi mẩn ngứa, đau bụng,… Lưu ý không nên dùng cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc người bị suy thận, suy gan nặng.
  • Các loại vitamin: Việc cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin như B12, C, K cũng sẽ dẫn đến tình trạng ngón tay bị bầm tím. Vì vậy người bệnh có thể bổ sung các loại vitamin này qua một số loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên nên mua tại những cơ sở uy tín để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng khiến tiền mất, tật mang.
  • Không nên dùng: Các loại thuốc làm loãng máu, thuốc ngừa thai, aspirin, ibuprofen, thuốc trị viêm khớp, thuốc lợi tiểu và corticosteroid có thể làm chậm quá trình đông máu và khiến vết bầm máu thêm trầm trọng.
Cách làm tan máu bầm ở ngón tay thuốc Tây y
Cách làm tan máu bầm ở ngón tay bằng các loại thuốc Tây y

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trên người bệnh phải nhận được sự cho phép của bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định. Không được tự ý thay đổi hoặc tăng giảm lượng thuốc tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Những lưu ý khi bị tụ máu bầm ở ngón tay

Khi bị máu tụ ở ngón tay người bệnh nên quan sát các dấu hiệu đi kèm, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

  • Bị bầm tím ở ngón tay không rõ nguyên nhân.
  • Ngón tay có máu bầm gây đau đớn, uống thuốc hoặc dùng các phương pháp tự nhiên không thấy thuyên giảm.
  • Ngón tay xuất hiện tình trạng chảy mủ hoặc bị biến dạng.
  • Sốt cao trên 38 độ 5 mà không rõ nguyên nhân.
  • Khó thở, thở gấp, mệt mỏi, tim loạn nhịp,…
  • Sưng tấy đỏ từ vùng bị tím và lan rộng ra xung quanh.
  • Hình thành khối u trên vết bầm tím.

Thông thường nếu bị bầm tím ở ngón tay do yếu tố ngoại cảnh gây ra thì người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần áp dụng các phương pháp dân gian hoặc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chắc chắn tình trạng bầm tím ở ngón tay sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên nếu đã xuất hiện một trong các dấu hiệu trên thì rất có thể tình trạng của bạn đã chuyển sang một diễn biến khác.

Trên đây là những thông tin về cách làm tan máu bầm ở ngón tay giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe này. Trong trường hợp bệnh nhân bị tụ máu bầm do bệnh lý thì nên đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chia Sẻ 13+ Mẹo Chữa Rát Lưỡi Hiệu Quả Tại Nhà Bạn Nên Biết

Chia Sẻ 13+ Mẹo Chữa Rát Lưỡi Hiệu Quả Tại Nhà Bạn Nên Biết

Chia Sẻ 13+ Mẹo Chữa Rát Lưỡi Hiệu Quả Tại Nhà Bạn Nên Biết

Trị hôi miệng bằng mật ong

TOP 6 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Cực Đơn Giản, Hiệu Quả

TOP 6 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Cực Đơn Giản, Hiệu Quả

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua