Gai Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?
Gai lưỡi trắng là một biểu hiện bất thường ở khoang miệng. Tình trạng này có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Vậy gai lưỡi trắng là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng chuyên trang Dominhtuan.com tìm hiểu qua bài viết sau.
Thế nào là gai lưỡi trắng?
Gai lưỡi trắng là tình trạng một phần hoặc toàn bộ bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng bám màu xám trắng. Đa phần gai lưỡi trắng không gây nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi hoặc nhiễm trùng lưỡi. Vì vậy người bệnh cũng không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị.
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai lưỡi trắng bạn nên nắm rõ:
Vệ sinh răng miệng sai cách
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng gai lưỡi bị trắng. Khi đó trên lưỡi sẽ xuất hiện những vết sưng nhỏ. Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt các vi khuẩn, nấm, tế bào chết hoặc thức ăn thừa sẽ mắc kẹt giữa các gai lưỡi này và tạo thành mảng bám màu trắng.
Bài đọc thêm: Nguyên Nhân Gây Trào Ngược Dạ Dày Lưỡi Trắng Và Cách Điều Trị
Nấm miệng
Nguyên nhân của bệnh nấm miệng chủ yếu là do nấm men Candida gây ra. Chúng có thể xâm nhập vào khoang miệng thông qua thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc lây khi tiếp xúc gần gũi với người đang bị nấm miệng. Ngoài biểu hiện gai lưỡi trắng, người bệnh còn thấy miệng có mùi hôi, đau rát, chán ăn, tăng tiết nước bọt.
Liken phẳng ở miệng
Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai lưỡi bị trắng. Liken phẳng trong miệng là một dạng viêm miệng do rối loạn hệ miễn dịch gây ra. Lúc này má, nướu, môi hay lưỡi sẽ xuất hiện các mảng bám màu trắng gây sưng đỏ và đau rát, gây khó chịu cho người bệnh.
Bạch sản niêm mạc miệng
Bạch sản niêm mạc miệng là một dạng tổn thương trong khoang miệng, với triệu chứng xuất hiện các mảng trắng trên lưỡi, không gây đau đớn và khó có thể cạo tróc. Mặc dù không khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhưng trong một số trường hợp chúng có thể phát triển thành ung thư. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan mà cần đi sinh thiết để có hướng điều trị phù hợp.
Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải khi quan hệ tình dục bữa bãi, không an toàn. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện những vệt màu trắng trên lưỡi. Từ đó hình thành các vết lở loét bên trong miệng hay còn gọi là bạch sản giang mai.
Một số nguyên nhân khác:
- Cơ thể mất nước, không uống đủ nước mỗi ngày.
- Ăn uống không đủ chất, dẫn đến thiếu hụt một số loại vitamin.
- Bỏ qua bữa sáng, ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Lạm dụng thuốc lá, rượu bia.
- Niềng răng, dùng răng giả,… khiến niêm mạc lưỡi bị kích ứng.
Biểu hiện của gai lưỡi trắng
Ngoài việc bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng bám màu trắng xám hoặc trắng đục thì người có gai lưỡi trắng còn thấy xuất hiện một số biểu hiện như sau:
- Lưỡi bị ngứa, rát, đau rất khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.
- Trên bề mặt lưỡi có thể xuất hiện vết nứt gây đau nhức.
- Khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh lưỡi bị mất cảm giác.
- Gai lưỡi xuất hiện những cục nhỏ do bị sưng.
Gai lưỡi trắng có nguy hiểm không?
Gai lưỡi bị trắng thường sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó lại khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, làm ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, nếu gai lưỡi bị trắng gây ra bởi các nguyên nhân như vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống không khoa học, mất nước,… thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình là sẽ không có gì đáng ngại.
Tìm hiểu thêm: Nhiệt Miệng Dưới Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tại Nhà
Còn trong trường hợp bạn nhận thấy tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì đó rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm lưỡi hay ung thư. Vì vậy bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị gai lưỡi trắng
Gai lưỡi trắng có thể điều trị tại nhà hoặc sử dụng thuốc Tây y, điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng phổ biến nhất mà người bệnh có thể áp dụng.
Điều trị tại nhà
Trong các trường hợp gai lưỡi bị trắng nhẹ, chưa viêm nhiễm, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tại nhà như sau:
Dùng nước muối ấm: Đây là một trong những phương pháp phổ biến trong điều trị gai lưỡi trắng tại nhà vì vừa đơn giản, dễ thực hiện lại không tốn kém. Bởi trong thành phần của nước muối loãng chứa natri clorua có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt lưỡi một cách hiệu quả.
- Lấy nước muối ấm pha loãng ngậm trong miệng.
- Sau 5 – 10 phút thì nhổ ra.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Dùng baking soda: Kết hợp baking soda với kem đánh răng sẽ giúp loại bỏ mảng bám trên bề mặt lưỡi một cách nhanh chóng. Trong thành phần của baking soda có natri bicarbonat, có vai trò hiệu quả trong việc chăm sóc răng miệng, loại bỏ mảng bám. Tuy nhiên không dùng baking soda cho trẻ nhỏ hoặc kết hợp với chanh hay dấm sẽ dễ làm bào mòn răng.
- Lấy kem đánh răng rồi thêm một ít bột baking soda lên bàn chải.
- Khi đánh răng hãy chải nhẹ nhàng lên cả bề mặt lưỡi và nướu.
- Thực hiện 2 lần sáng tối để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Dùng tỏi: Allicin là một hoạt chất trong tỏi có vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên, mang lại hiệu quả cao trong việc ức chế hoạt động của nấm Candida cũng như các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Từ đó cải thiện tình trạng gai lưỡi bị trắng.
- Cách 1: Mỗi ngày ăn một tép tỏi sống.
- Cách 2: Cắt lát một tép tỏi rồi trộn cùng dầu oliu để ăn.
Dùng tinh bột nghệ: Sử dụng tinh bột nghệ mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ các mảng bám trắng trên bề mặt lưỡi. Bởi trong thành phần của nó có chứa curcumin cùng các chất oxy hóa có tác dụng chống viêm, sát khuẩn tốt.
- Pha bột nghệ với nước cam theo tỉ lệ 1:3.
- Dùng gạc sạch thấm hỗn hợp trên và trà nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi khoảng 2 phút.
- Sau đó súc miệng lại bằng nước lọc ấm.
- Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.
Điều trị gai lưỡi trắng bằng Tây y
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định trong điều trị gai lưỡi trắng như:
- Nấm miệng: Đối với người bị nấm miệng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống nấm như clotrimazole, miconazole và nystatin. Thuốc có thể được bào chế ở dạng viên ngậm, viên uống hoặc chất lỏng bôi miệng.
- Liken phẳng ở miệng: Thuốc xịt steroid hoặc các loại nước súc miệng làm từ thuốc steroid hòa tan thường được sử dụng để khắc phục các triệu chứng do liken phẳng ở miệng gây ra.
- Giang mai: Bác sĩ thường kê kháng sinh penicillin cho người bị giang mai, thuốc được bào chế dưới dạng tiêm. Đối với trường hợp nặng hơn có thể tăng liều lượng thuốc hoặc kết hợp với các thuốc khác để đạt được hiệu quả điều trị.
- Vệ sinh răng miệng: Người bệnh nên đến nha sĩ khám định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần để lấy cao răng, trám các vết sâu mẻ, từ đó hạn chế được gai lưỡi bị trắng.
Xem thêm: Bé Bị Tưa Lưỡi Trắng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tại Nhà
Các biện pháp phòng tránh gai lưỡi trắng
Để phòng ngừa tình trạng gai lưỡi bị trắng bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, thực hiện đánh răng bằng bàn chải lông mềm và súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng 2 lần mỗi ngày.
- Nên dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa bám trong kẽ răng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Uống đủ nước (2 – 2,5 lít), tránh để miệng bị khô.
- Hạn chế rượu bia, cà phê, nước ngọt, trà, đồ uống có ga, thuốc lá.
- Không ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên thăm khám định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần để có phương pháp điều trị kịp thời khi mắc bệnh về răng miệng.
- Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Trên đây là những thông tin về gai lưỡi trắng, nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Bài viết liên quan:
Dinh dưỡng
Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?
Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!