Nhiệt Miệng Dưới Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tại Nhà

Nhiệt miệng dưới lưỡi là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Mặc dù đây là một triệu chứng thường gặp, thời gian phát bệnh ngắn. Nhưng nếu kèm theo các dấu hiệu bất thường bạn không nên chủ quan vì rất có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Cùng Lương Y Đỗ Minh Tuấn tìm hiểu thế nào là bị nhiệt miệng ở lưỡi? Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục. 

Nhiệt miệng dưới lưỡi có biểu hiện như thế nào?

Nhiệt miệng dưới lưỡi là hiện tượng viêm ở niêm mạc miệng với các vết loét khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, đặc biệt là khi ăn uống hoặc nói chuyện. Các vết loét có dạng hình tròn đơn lẻ hoặc kết thành từng nhóm, lành tính và không lây lan, thường kéo dài từ 7 – 10 ngày sẽ khỏi.

Người bị nhiệt miệng ở lưỡi thường có các biểu hiện dưới đây:

  • Xuất hiện các mụn nước màu trắng trong lưỡi hoặc ở các góc miệng, người bệnh sẽ thấy cộm cộm nhưng không gây đau.
  • Lưỡi sưng nóng do mụn nước vỡ ra sẽ tạo thành vết áp xe nông, có hình oval nhỏ, xung quanh có đường viền đỏ, ở giữa có màu trắng hoặc vàng.
  • Vết loét sẽ sưng tấy, gây nóng rát, đau nhức khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống, nói chuyện hoặc chỉ cần động nhẹ ở lưỡi. Thậm chí hiện tượng sưng đau có thể khiến cơ thể nổi hạch ở vùng quai hàm hoặc hai bên má.
  • Sau khoảng 1 – 2 tuần, các vết loét trong miệng có dấu hiệu lành lại, đỡ đau hơn và dần khỏi hẳn.
Nhiệt miệng dưới lưỡi có biểu hiện như thế nào
Nhiệt miệng dưới lưỡi là hiện tượng viêm ở niêm mạc miệng với các vết loét

Nguyên nhân bị nhiệt miệng dưới lưỡi

Nhiệt miệng dưới lưỡi thông thường là những vết viêm loét lành tính. Mặc dù gây khó chịu, đau rát nhưng đều sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng do đó người bệnh cần nắm rõ được mình trong trường hợp nào để có phương pháp điều trị phù hợp.

Lưỡi bị tổn thương

Khi lưỡi vô tình bị tổn thương cũng là nguyên nhân xuất hiện tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi. Bởi khi các vết thương trên lưỡi kết hợp với tác động của nước bọt cùng với thói quen vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, dần dần hình thành nên các vết loét trong khoang miệng. Các tổn thương này thường do:

  • Ăn, uống hoặc nói chuyện không cẩn thận tự cắn vào lưỡi.
  • Do té ngã, tai nạn hoặc va đập khiến lưỡi tổn thương.
  • Ăn các loại thức ăn có vỏ như hải sản, đồ khô, đồ cứng,…
  • Những người sử dụng răng giả hoặc niềng răng cũng dễ bị nhiệt miệng dưới lưỡi.

Nhạy cảm với thức ăn

Một số món ăn khi bạn ăn quá nhiều một lúc hoặc ăn quá thường xuyên sẽ dẫn đến kích thích niêm mạc và đây cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng dưới lưỡi. Cụ thể như:

  • Các loại trái cây có hàm lượng axit cao: Cam, quýt, chanh, dứa, xoài, dâu tây,…
  • Ăn quá nhiều các loại hạt cùng một lúc.
  • Các món ăn quá nhiều dầu mỡ.
  • Các món quá cay, mặn.
  • Rượu, bia, cà phê, cacao, đồ uống có cồn,… cũng sẽ khiến bạn bị nhiệt miệng dưới lưỡi.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Vitamin B9, B12, sắt, kẽm, magie… là các dưỡng chất đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với cơ thể. Vì vậy nếu thiếu hụt trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi, thậm chí tái đi tái lại nhiều lần rất khó kiểm soát.

Chưa chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách

Khoang miệng là nơi đầu tiên tiếp xúc với thức ăn cũng chính vì vậy mà nó chứa đựng rất nhiều vi khuẩn. Nếu bạn không vệ sinh đúng cách, những vi khuẩn gây hại này sẽ tích tụ lại và tấn công khoang miệng. Điều này sẽ khiến bạn gặp phải các vấn đề như sâu răng, nhiệt miệng dưới lưỡi,…

Suy giảm chức năng gan

Gan được biết đến là bộ phận đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy khi chức năng gan suy giảm sẽ khiến các chất độc không được đào thải ra ngoài mà tích tụ trong cơ thể gây ra những vết lở loét ở môi, lưỡi và nhiều vị trí khác trong miệng.

Căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu trong thời gian dài sẽ dẫn đến các hormone cũng như hệ miễn dịch của cơ thể có sự thay đổi. Nếu tinh thần của bạn ở trạng thái này quá lâu có thể khiến lưỡi bị sưng đau và xuất hiện những vết loét do nhiệt miệng. Ngoài ra, ở phụ nữ thay đổi hormone theo chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra một số vấn đề cho khoang miệng như sưng tuyến nước bọt, nướu răng bị đỏ hoặc chảy máu, nhiệt miệng ở dưới lưỡi,…

Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá

Đối với những người uống nhiều bia rượu và thường xuyên hút thuốc lá sẽ không tránh được bị nhiệt miệng dưới lưỡi. Không những vậy nó còn gây ra rất nhiều các vấn đề về răng miệng khác như: Viêm nha chu, viêm nướu, răng xỉn màu, sâu răng, sưng tuyến nước bọt, hơi thở có mùi hôi, mắc chứng lưỡi lông đen do vi khuẩn và nấm phát triển quá mức.

Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá là nguyên nhân gây nhiệt miệng dưới lưỡi
Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá là nguyên nhân gây nhiệt miệng dưới lưỡi

Một số loại thuốc điều trị bệnh gây tác dụng phụ

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid, xạ trị ung thư hoặc hóa trị vùng đầu cổ… có thể gặp phải tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi. Ngoài ra, sử dụng các loại nước súc miệng hoặc kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate gây kích ứng cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Dấu hiệu của bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên thì nhiệt miệng dưới lưỡi cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của một bệnh lý nào đó. Nếu trong 7 – 10 ngày bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Các bệnh lý có thể gặp như sau:

  • Bệnh tay chân miệng: Bệnh lý này không chỉ gặp ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả trẻ nhỏ. Với dấu hiệu nhận biết là những mụn nước mọc li ti trong khoang miệng và trên dưới bề mặt lưỡi. Chúng gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh
  • Viêm gai lưỡi: Bệnh lý này không quá nghiêm trọng, có thể tự khỏi trong vài ngày với biểu hiện là nhú lưỡi bị sưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Bệnh lichen phẳng: Người mắc bệnh này trên lưỡi sẽ xuất hiện những mảng trắng hoặc hồng kèm theo cảm giác bỏng rát và đau nhức.
  • Hội chứng Behcet: Không chỉ xuất hiện các vết loét ở lưỡi, người mắc bệnh này có có các triệu chứng khác như viêm trong mắt, viêm loét bộ phận sinh dục, tiêu hoá kém.
  • Ung thư lưỡi: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi. Các vết loét sẽ ngày càng lan rộng và không có dấu hiệu lành lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Cách điều trị nhiệt miệng dưới lưỡi ngay tại nhà

Nổi nhiệt miệng dưới lưỡi thông thường sẽ tự hết sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, để giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị ngay tại nhà như sau:

Điều trị nhiệt miệng ở lưỡi bằng gel bôi

Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi một cách nhanh chóng, hãy sử dụng loại gel chuyên dụng. Bạn có thể gặp bác sĩ để kê đơn hoặc đến các quầy thuốc để được tư vấn. Loại gel này có tác dụng chống viêm, giảm đau rát, phục hồi vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng cho trẻ nhỏ thì cần lưu ý vì có thể ảnh hưởng đến men răng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Mặc dù bị nhiệt miệng dưới lưỡi sẽ gây khó khăn hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng nhưng chính thời điểm này người bệnh cần phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn để ngăn lừa cũng như loại bỏ vi khuẩn gây hại. Ngoài đánh răng bạn cũng cần sử dụng thêm nước súc miệng hoặc những dung dịch có khả năng làm lành vết thương, sát khuẩn như nước muối pha loãng để các vết loét được phục hồi nhanh hơn.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Đối với người bị nhiệt miệng dưới lưỡi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần phải hạn chế thực phẩm chua, cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá cứng, bia rượu, cà phê, thuốc lá và thay vào đó là các loại thực phẩm thanh mát, giàu vitamin B2, B6, B12, C, kẽm, sắt. Quan trọng hơn nữa là bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để tránh khoang miệng bị khô.

Thực hiện lối sống khoa học

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thì người bị nổi nhiệt dưới lưỡi cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh như ngủ đúng giờ và đủ giấc, tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.

Thực hiện lối sống khoa học giúp tăng cường đề kháng để cơ thể khỏe mạnh
Thực hiện lối sống khoa học giúp tăng cường đề kháng để cơ thể khỏe mạnh

Các loại thực phẩm nên bổ sung khi bị nhiệt miệng dưới lưỡi

Một số loại thực phẩm dưới đây không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét do nhiệt miệng gây ra một cách hiệu quả.

  • Các loại đậu: Đậu xanh, đậu đen đều có tính mát, giúp thanh nhiệt. Ngoài ra chúng còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và giảm triệu chứng nhiệt miệng.
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây ngoài tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể thì trong thành phần của nó còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao giúp làm dịu cơn đau rát do nhiệt miệng dưới lưỡi gây ra.
  • Các loại rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang lại tác dụng lớn đối với sức khỏe nói chung của cơ thể. Đặc biệt bổ sung nhiều thực phẩm này còn giúp đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng, nhiệt lưỡi hiệu quả.
  • Mật ong: Trong thành phần của mật ong không chỉ chứa các dưỡng chất cần thiết mà còn có các hoạt chất như kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả từ đó làm dịu và nhanh lành các vết loét do nhiệt miệng dưới lưỡi gây ra.
  • Trà đen: Trà đen chứa tanin có tác dụng làm giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp chống lại các vi khuẩn gây hại trong miệng, làm dịu cơ đau rát và giảm vết loét hiệu quả.
  • Cà rốt: Cà rốt có chứa beta-carotene – một hoạt chất giúp chữa lành vết loét do nhiệt miệng dưới lưỡi gây ra một cách hiệu quả.
  • Nước cốt dừa: Đây cũng là một trong những dược liệu phổ biến có tác dụng làm dịu các vết thương một cách nhanh chóng từ đó giảm các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng ở lưỡi gây ra.
  • Giấm táo: Trong thành phần của giấm táo có chứa axit axetic có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng một cách hiệu quả từ đó hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng dưới lưỡi.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp các thắc mắc về tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi cùng với đó là các loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh. Hy vọng bài viết trên có thể đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Cách Nhận Biết, Điều Trị

Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Cách Nhận Biết, Điều Trị

Nhiệt Miệng Lâu Khỏi Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?

Nhiệt Miệng Lâu Khỏi Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?

Nhiệt Miệng Lâu Khỏi Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?

Nhiệt Miệng Ở Má Trong: Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Ngừa

Nhiệt Miệng Ở Má Trong: Nguyên Nhân, Cách Trị Và Phòng Ngừa

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua