Lỗ Tai Bị Sưng Đau Bên Trong: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
Lỗ tai bị sưng đau bên trong có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm trùng tai, xuất hiện dị vật, chấn thương hoặc các bệnh viêm nhiễm khác,… Một số trường hợp có thể tự khỏi và chỉ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế. Bài viết dưới đây cùng Dominhtuan.com tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này.
Nguyên nhân khiến lỗ tai bị sưng đau bên trong
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lỗ tai bị sưng đau. Hiểu rõ căn nguyên gây sưng lỗ tai sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh được tốt hơn.
Bị sưng trong lỗ tai do viêm xương chũm
Viêm xương chũm là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra, làm ảnh hưởng đến phần cơ ức đòn chũm ở phía sau tai. Đây là một dạng nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này bao gồm chảy dịch tai, đỏ tai, đau tai, mất thính giác. Nếu không điều trị hiệu quả bệnh sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng và tái phát nhiều lần.
Viêm mô tế bào dẫn đến lỗ tai bị sưng đau bên trong
Viêm mô tế bào là hiện tượng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như bị sưng trong lỗ tai, ửng đỏ, đau nhức. Một số trường hợp người bệnh còn bị sốt và ớn lạnh. Khi đó bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Viêm đa màng đệm tái phát
Viêm đa màng đệm tái phát là bệnh lý hiếm gặp và có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trên cơ thể. Đầu tiên, bệnh sẽ tác động làm thoái hóa các phần sụn sau đó lan dần sang những mô thịt xung quanh. Bệnh thường gây sưng đau ở cả hai bên tai, đặc biệt là vùng sụn tai.
Lỗ tai bị sưng đau bên trong do tụ máu não thất
Tụ máu não thất là hiện tượng máu tụ lại ở khu vực giữa sụn và da của tai. Tình trạng này thường xảy ra sau chấn thương và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu kéo dài máu bệnh sẽ không chỉ làm lỗ tai sưng đau mà còn phá hủy sụn tai, khiến tai bị biến dạng mất thẩm mỹ.
Viêm tai ngoài
Căn bệnh này thường xảy ra ở vận động viên bơi lội do họ phải tiếp xúc nhiều với nước khiến cho ống tai bị viêm. Người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Đau tai, ngứa trong ống tai, sưng đỏ xung quanh ống tai, chảy mủ hoặc dịch lỏng từ trong tai, mất thính giác tạm thời. Khi được điều trị, bệnh sẽ khỏi sau vài ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài tháng.
Bệnh viêm tai giữa khiến lỗ tai bị sưng đau bên trong
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Khi bị viêm tai giữa, người bệnh sẽ có hiện tượng nhói đau trong tai, chảy dịch vàng trong ống tai, ù tai, chóng mặt, đau nhức, đầu, sốt,… Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể gây thủng màng nhĩ hoặc biến chứng viêm màng não.
Viêm tai trong
Viêm tai trong là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào trong tai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh viêm tai trong có thể khiến cho người bệnh bị rối loạn chức năng thăng bằng, gây đau đau nhức bên trong lỗ tai, chảy dịch mủ,… Vì vậy người bệnh cần đi khám sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khối u trong tai
Trong tai có khối u sẽ gây ảnh hưởng đến trống tai và xương tai, khiến cho tai bị đau nhói. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến các ổ nhiễm trùng, gây áp xe não hoặc viêm màng não.
Lỗ tai bị sưng đau bên trong do thủng màng nhĩ
Bệnh nhân nếu bị thủng màng nhĩ sẽ có các dấu hiệu như đau nhói trong tai, nghe không rõ, sốt, đau đầu. Đây là một bệnh lý nguy hiểm do đó người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị giảm thính lực hoặc mất thính lực vĩnh viễn.
Các bệnh lý về đường hô hấp
Một số bệnh lý ở vùng mũi họng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ tai bị sưng đau bên trong. Lý do là bởi các cơ quan tại vùng tai mũi họng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu vùng mũi và họng bị nhiễm trùng thì vùng tai cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Lấy ráy tai không đúng cách
Ráy tai là sự kết hợp của bụi bẩn, chất nhờn, vi khuẩn và các tác nhân lạ. Khi chúng tích tụ lại thành cục lớn sẽ khiến lỗ tai bị sưng và đau, gây ù tai và làm suy giảm thính lực. Nếu bạn ngoáy tai không đúng cách sẽ khiến ráy tai càng bị thụt sâu vào trong, gây đau nhức khó chịu.
Lỗ tai bị sưng bên trong có nguy hiểm không?
Tai là một cơ quan quan trọng và có liên quan tới các bộ phận khác trong cơ thể như cổ họng, mũi, mắt,… Vì vậy nếu tình trạng lỗ tai bị sưng đau bên trong kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày hoặc kèm theo nhiều hiện tượng khác thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Bởi trong hầu hết các trường hợp, bị đau bên trong lỗ tai là do vi khuẩn gây ra. Chúng có thể gây nhiễm trùng tai và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến màng nhĩ và xương bên trong tai, gây mất thính giác.
- Tình trạng nhiễm trùng lan sang những bộ phận khác trong cơ thể như xoang mũi, viêm amidan, xương sọ sau tai.
- Tăng nguy cơ biến chứng bị viêm màng não.
- Gây thủng màng nhĩ, chảy máu tai, dẫn đến bị điếc tai vĩnh viễn.
Vì vậy để tránh gặp phải những biến chứng không mong muốn, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra.
Điều trị bị sưng trong lỗ tai
Khi lỗ tai bị sưng đau bên trong, người bệnh có thể làm giảm đau tại nhà bằng các phương pháp như sau:
Điều trị y khoa
Người bệnh bị sưng đau bên trong lỗ tai ở mức nghiêm trọng sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc Tây y. Một số loại thuốc được chỉ sử dụng bao gồm: Thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau dạng uống và kết hợp với thuốc nhỏ tai. Chúng sẽ có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm, nhiễm trùng, giúp quá trình hồi phục của người bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
Việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về dùng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe.
Chăm sóc tại nhà khi sưng bên trong lỗ tai
Khi lỗ tai bị sưng đau bên trong, ngoài việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp điều trị như sau:
- Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch vành tai.
- Chườm ấm ở bên ngoài tai trong vòng 10 phút để giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp giảm tình trạng sưng đau bên trong lỗ tai.
- Không dùng tăm bông hoặc các vật sắc nhọn để ngoáy tai, tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn bông mềm để lau nhẹ bên ngoài tai.
- Thay đổi tư thế ngủ, tránh nằm nghiêng sang bên tai đang bị sưng đau.
- Massage nhẹ nhàng ở vành tai để tăng cường lưu thông máu, giúp giảm cảm giác đau tai.
Phòng ngừa tình trạng tai bị sưng đau nhức bên trong
Để phòng ngừa hiện tượng lỗ tai bị sưng đau bên trong, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Vệ sinh tai mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế ngoáy tai bằng tăm bông hoặc cho tay vào bên trong tai.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa và môi trường sống để giảm thiểu tình trạng côn trùng xuất hiện bò vào trong tai.
- Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh lý về tai mũi họng hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Không bơi lội tại ao hồ hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh nguồn nước. Đồng thời khi tắm gội nên hạn chế để nước hoặc xà phòng dính vào bên trong tai.
- Không dùng mỹ phẩm hết hạn hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Khi có dấu hiệu sưng bên trong lỗ tai người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị từ sớm.
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề lỗ tai bị sưng đau bên trong. Tuy nhiên ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!