Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng Do Đâu? Cách Nhận Biết, Điều Trị
Nhiệt miệng trong cổ họng là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Đây là dạng viêm loét niêm mạc miệng lành tính, thường có liên quan đến thiếu hụt vitamin, vệ sinh răng miệng kém, căng thẳng… hoặc bệnh lý nào đó. Tuy nốt nhiệt trong cổ họng có thể tự lành sau vài tuần nhưng lại khiến mỗi người khó chịu, đau rát, cản trở quá trình ăn uống. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt ở cổ họng.
Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng trong cổ họng
Nhiệt miệng trong cổ họng là một dạng loét áp tơ (nhiệt miệng) khá phổ biến. Tương tự như nốt nhiệt ở niêm mạc miệng, nướu, lưỡi tình trạng nhiệt trong cổ họng thuộc thể lành tính, đặc trưng bởi một hoặc nhiều vết loét có kích thước chừng 1cm, nông, xung quanh đỏ, chính giữa có mủ màu trắng hay vàng. Khi mủ vỡ ra sẽ làm vết loét lõm vào trong, bờ cao, nếu chạm vào hoặc nuốt thức ăn sẽ rất đau rát.
Thông thường, tình trạng nhiệt miệng sẽ đặc trưng với vài nốt loét và mọc đơn độc. Song trong một số trường hợp chúng cũng mọc thành cụm hoặc nằm rải rác trong niêm mạc miệng với số lượng tương đối nhiều.
Khi bị nhiệt miệng trong cổ họng sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Ở niêm mạc họng xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 2-3mm.
- Vết loét là những tổn thương có mủ trắng hoặc vàng ở chính giữa, khi vỡ sẽ để lại lõm sâu, phần bờ xung quanh cao hơn có màu đỏ.
- Gây đau đớn khi vệ sinh răng miệng, cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống. Thậm chí, các vết loét lớn, lõm sâu có thể gây đau nhiều và để lại sẹo.
- Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, tình trạng nhiệt ở cổ họng thường tự lành sau 2-6 tuần.
- Nốt nhiệt ở họng dễ tái phát, có thể sau vài tháng nhưng đôi khi chỉ sau vài tuần. Trong trường hợp vết loét lâu ngày không thuyên giảm cần phân biệt với dạng viêm loét niêm mạc miệng khác.
So với những vị trí khác, nhiệt trong cổ họng gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống nhiều hơn. Vì vậy, dù tình trạng này có thể tự thuyên giảm sau một thời gian nhưng mỗi người vẫn nên chủ động chăm sóc, điều trị để vết loét nhanh lành.
Nguyên nhân gây nhiệt trong cổ họng
Thực tế, một người có thể bị nhiệt miệng trong cổ họng do nhiều nguyên nhân. Đó có thể xuất phát từ các tác động bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.
Vi khuẩn và virus
Một số loại vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng niêm mạc miệng, họng từ đó dẫn đến viêm loét, phát sinh tình trạng nhiệt miệng trong cổ họng. Điển hình nhất là các vi khuẩn như Haemophilus Influenzae, Streptococcus Pyogenes hoặc virus là Herpes Simplex… sẽ gây loét áp tơ ở cổ họng.
Tác động cơ học
Những tổn thương tại cổ họng do tác động cơ học có thể gây ra ổ loét, dẫn đến nhiệt miệng. Tình trạng này có thể xuất phát từ việc gặp chấn thương hay các tổn thương do nhai nuốt thức ăn cứng, vệ sinh răng miệng – họng bằng công cụ quá cứng với lực mạnh.
Miễn dịch yếu gây nhiệt miệng trong cổ họng
Sự suy giảm của hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến nhiệt miệng ở cổ họng. Nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém do mắc bệnh lý nền, uống thuốc kéo dài, sinh hoạt ăn uống thiếu điều độ… rất dễ bị nhiệt trong cổ họng hơn những người bình thường.
Nội tiết tố thay đổi
Những thay đổi của nội tiết cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng ở cổ. Dù cơ chế phát sinh loét áp tơ chưa được xác định rõ nhưng các bác sĩ cũng chỉ ra tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, người cho con bú hoặc những phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh, tiền mãn kinh…
Nguyên nhân là vì, khi nội tiết thay đổi sẽ tác động đến hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công niêm mạc cổ họng, gây nên các vết nhiệt.
Thói quen vệ sinh miệng
Nếu không có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, không đảm bảo đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và ít súc miệng… sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus khu trú, tấn công niêm mạc miệng – họng. Khi đó, tình trạng nhiệt miệng dễ phát sinh và gây nhiều khó chịu.
Thiếu khoáng chất và vitamin
Khi cơ thể thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt, vitamin B9, vitamin B12, vitamin C, vitamin D… có thể làm chức năng miễn dịch suy giảm. Lúc này, cơ thể rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus và dẫn đến nhiệt miệng trong cổ họng, các vị trí khác ở khoang miệng.
Yếu tố môi trường gây nhiệt miệng trong cổ họng
Những tác động tiêu cực từ môi trường như không khí quá khô, nhiều khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá… có thể khiến niêm mạc miệng và họng bị khô. Điều này làm tăng nguy cơ nhiệt trong cổ họng cùng nhiều vấn đề hô hấp khác.
Bệnh lý hô hấp và tiêu hoá
Các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi xoang… dễ tạo ra cơ hội cho vi khuẩn, virus khu trú và phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng. Điều này dễ làm phát sinh tình trạng nhiệt trong cổ họng.
Bên cạnh đó, một số vấn đề về tiêu hoá như viêm loét dạ dày – đại tràng, nhiễm khuẩn khuẩn H. pylori đường ruột… cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện của tình trạng nhiệt miệng. Đặc biệt nhất là nhiệt miệng trong cổ họng.
Dị ứng thực phẩm
Nếu cơ thể dễ bị kích ứng với các thực phẩm, đồ uống như rượu, cà phê, hải sản, thịt bò, các loại đậu… cũng dễ gây nhiệt miệng. Khi tình trạng quá mẫn với những đồ ăn trên xảy ra, cổ họng viêm, loét, ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi. Đây chính là điều kiện khiến cho vết loét áp tơ hình thành ở họng, lưỡi, nướu cùng nhiều vị trí khác ở khoang miệng.
Tác dụng phụ của thuốc
Nhóm thuốc kháng viêm như Atenolol, Diclofenac, Ibuprofen… có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng trong cổ họng. Dù chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân, cơ chế nhưng rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã bị nhiệt miệng, họng sau khi sử dụng một trong số những loại thuốc kể trên.
Biến chứng khi bị nhiệt miệng trong cổ họng
Theo thống kê, có khoảng 20-40% dân số từng bị nhiệt miệng ít nhất 1 lần trong đời, không ít người thường xuyên bị tái phát. Trong đó, tỷ lệ thanh thiếu niên, người da trắng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cho dù vậy, tình trạng này không phải bệnh lý, không lây truyền từ người này sang người khác.
Thực tế, nhiệt trong cổ họng là dạng viêm loét niêm mạc lành tính và có thể tự khỏi sau 2-6 tuần tùy vào mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi có tổn thương ở họng do loét áp tơ sẽ gây nên cảm giác đau rát, khó chịu, nhất là khi ăn uống, giao tiếp, làm giảm hiệu quả học tập, làm việc.
Đặc biệt, không ít trường hợp các vết loét ở họng tái phát thường xuyên, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Thậm chí khi vết loét quá sâu còn có thể để lại sẹo, gây vướng víu khó chịu khi nuốt. Chính vì vậy, dù không gây hại cho sức khỏe hay đe doạ tính mạng nhưng mỗi người vẫn cần can thiệp, chăm sóc để giảm bớt khó chịu, giúp vết nhiệt mau lành hơn.
Phương pháp điều trị nhiệt miệng trong cổ họng
Nhiệt trong cổ họng dễ gây nhiều đau đớn, khó chịu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, lâm lý mỗi người. Vì vậy việc sớm can thiệp để cải thiện nốt nhiệt ở họng là điều vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng loét áp tơ ở họng, nhanh chóng cân bằng cuộc sống cho mỗi người:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nếu loét áp tơ chỉ gây ra những tổn thương nhỏ thì sau vài ngày sẽ tự khỏi, không cần can thiệp bằng thuốc. Nếu thuộc tình trạng này, mỗi người có thể chủ động chăm sóc răng miệng để hỗ trợ phục hồi tổn thương niêm mạc họng, giảm đau rát. Các biện pháp phổ biến:
- Thay đổi kem đánh răng, nước súc miệng: Nếu nhận thấy những sản phẩm đang dùng chứa thành phần gây kích ứng như cồn, Sodium Lauryl Sulfate bạn nên thay thế bằng sản phẩm có công thức dịu nhẹ, an toàn, hỗ trợ làm dịu vết loét.
- Đánh răng 2-3 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ: Khi thực hiện vệ sinh răng miệng, nên chú ý nhẹ nhàng để tránh gây thêm tổn thương ở niêm mạc miệng. Những vết thương do bàn chải đánh răng, dụng cụ cạo lưỡi… gây ra chính là yếu tố thuận lợi gây loét áp tơ ở cổ họng.
- Súc miệng nước muối/nước súc miệng sau khi đánh răng: Điều này giúp loại bỏ hết hại khuẩn trú ngụ ở khoang miệng, rút ngắn thời gian lành vết loét.
- Kết hợp dùng chỉ nha khoa, tăm nước: Đây là những sản phẩm an toàn, giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám hiệu quả.
Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng nhiệt miệng trong cổ họng với viêm loét nặng xảy ra, ngoài việc chú ý vệ sinh răng miệng mỗi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc. Tùy vào tình trạng mỗi người mà loại thuốc/sản phẩm hỗ trợ phù hợp sẽ được chỉ định:
- Bạc Nitrat: Sử dụng để kháng khuẩn, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm giảm đau rát do nổi nhiệt miệng. Dùng bạc Nitrat 2-3 lần/ngày sẽ thấy vết loét thuyên giảm đáng kể sau vài ngày.
- Triamcinolone Acetonide dạng bôi: Bôi thuốc lên vết loét 3 lần/ngày sau bữa ăn, trước khi đi ngủ để giảm sưng đau, khó chịu ở nốt nhiệt vùng họng. Những người bị nhiệt nướu, lưỡi, niêm mạc miệng cũng có thể sử dụng Triamcinolone Acetonide để cải thiện tình trạng.
- Amlexanox: Giúp làm dịu cơn đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và ngăn chặn loét áp tơ tái phát. Nên dùng Amlexanox 3-4 lần/ngày, sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Thuốc khác: Trường hợp bị sốt nhẹ, đau nhức và sưng hạch góc hàm có thể sử dụng Paracetamol. Ngoài ra, một viên uống hỗ trợ được sử dụng cho người bị nhiệt miệng trong cổ họng phổ biến là vitamin, kháng sinh… nhất là đối tượng suy giảm miễn dịch, thiếu hụt vitamin, khoáng chất…
Lưu ý: Những loại thuốc/sản phẩm hỗ trợ kể trên chỉ giúp giảm phần nào triệu chứng, rút ngắn thời gian lành tổn thương, không thể điều trị dứt điểm nhiệt trong cổ họng.
Sinh hoạt, ăn uống hợp lý
Cổ họng là nơi phải tiếp xúc thường xuyên với đồ ăn, chịu tác động trực tiếp khi nuốt thức ăn cứng. Vì vậy, khi vị trí này bị nhiệt, hình thành vết loét thì cần đặc biệt chú ý tới thói quen ăn uống.
Trong đó, mỗi người cần áp dụng những gợi ý sau:
- Luôn uống nhiều nước để thanh nhiệt, giải độc cơ thể, kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Thói quen này sẽ giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây viêm loét. Chú ý nên uống nước ở nhiệt độ thường, nước mát, tránh uống nước nóng để không làm vết loét lan rộng.
- Ưu tiên thức ăn lỏng, mềm, có ít gia vị để tránh đau rát, khó chịu ở cổ họng.
- Thường xuyên bổ sung rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày, tăng khẩu phần thực phẩm giàu đạm và probiotic để nâng cao đề kháng. Luôn chú ý chế biến chúng dưới dạng mềm, hạn chế tối đa tác động vào vết loét ở họng.
- Trường hợp bị đau rát quá nhiều có thể uống sữa lạnh, nước ép trái cây, rau củ. Tuy nhiên cần tránh những loại rau củ quả giàu acid vì chúng sẽ càng làm cảm giác đau rát ở vết loét gia tăng hơn.
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thư giãn để tăng cường khả năng miễn dịch.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá để hạn chế đau rát ở cổ họng, gây ra những vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn.
Phòng tránh nhiệt miệng trong cổ họng
Nhiệt ở cổ họng có xu hướng tái phát, kéo dài dai dẳng. Do vậy mỗi người nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh để hạn chế tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm dễ gây kích ứng dị ứng.
- Cẩn trọng trong sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng viêm.
- Kiểm soát, điều trị chặt chẽ các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ gây nhiệt miệng như nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng… cùng một số bệnh lý nha khoa.
- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng có thành phần lành tính, an toàn.
- Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể để bảo vệ và nâng cao sức khỏe miễn dịch, ngăn không cho vi khuẩn – virus tấn công gây hại.
Có thể thấy, nhiệt miệng trong cổ họng là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở nhiều người. Tuy đây là viêm loét lành tính, có thể tự khỏi nhưng lại gây nhiều phiền toái cho cuộc sống mỗi người. Do vậy, hãy chủ động phòng tránh, can thiệp sớm khi có dấu hiệu loét áp tơ để đẩy nhanh tốc độ lành tổn thương.
Dinh dưỡng
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!