Rốn Bị Ngứa Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Rốn là bộ phận rất khó để vệ sinh trong lúc tắm rửa hàng ngày. Điều này khiến cho vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, ngứa ngáy. Vậy rốn bị ngứa là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về tình trạng này.

Rốn bị ngứa là bệnh gì?

Rốn là một bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy bất cứ vấn đề nào bất thường xảy ra ở bộ phận này đều khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Vậy ngứa rốn là bệnh gì? Dưới đây là các nguyên nhân khiến rốn bị ngứa:

  • Bệnh chàm: Người bị bệnh chàm ở rốn sẽ có các triệu chứng như nổi mụn nước, ngứa ngáy, sưng tấy, mẩn đỏ.
  • Viêm da tiếp xúc: Khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây kích ứng sẽ xảy ra tình trạng ngứa, phồng rộp và phát ban. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả vùng rốn.
  • Nhiễm nấm candida: Trường hợp nấm candida phát triển quá mức tại vùng da ở rốn sẽ gây ra triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, tiết dịch trắng ở rốn.
  • Nhiễm khuẩn: Tế bào chết, mồ hôi, bụi vải quần áo khi tích tụ trong rốn quá lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây ra hiện tượng nhiễm trùng, khiến rốn bị ngứa ngáy và tiết dịch vàng.
  • Xỏ khuyên rốn: Đây cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng rốn. Trường hợp này cho thấy làn da của bạn bị dị ứng với đồ trang sức. Vì vậy bạn nên tháo khuyên, vệ sinh nhẹ nhàng và giữ cho vùng rốn luôn khô ráo.
  • Côn trùng cắn: Rốn bị ngứa có thể do các vết cắn của muỗi, kiến, rệp, bọ chét. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ khó chịu. Sau vài ngày tình trạng này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Nổi mề đay: Nổi mề đay ở rốn sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy ở vùng rốn, kèm theo những triệu chứng như phát ban, sần sùi da, sưng đỏ và ngứa ngáy ở vùng da quanh rốn.
  • Nhiễm giun sán: Ăn uống, sinh hoạt không hợp vệ sinh là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị nhiễm giun sán. Người bệnh sẽ có dấu hiệu đau quặn bụng từng cơn, ngứa hậu môn, rối loạn tiêu hóa và ngứa quanh rốn.
  • Do mang thai: Khi mang thai, kích thước vùng bụng của mẹ tăng lên đáng kể. Vùng da quanh rốn bị căng giãn quá mức khiến thai phụ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng rốn. Cơn ngứa sẽ trở nên dữ dội hơn khi rốn bắt đầu bị lồi lên.

Bài viết hấp dẫn: Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Rốn bị ngứa có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh da liễu khác nhau
Rốn bị ngứa có thể là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh da liễu khác nhau

Dấu hiệu khi rốn bị ngứa

Người bị ngứa ở rốn thường có những triệu chứng điển hình như sau:

  • Rốn bị sưng đỏ, mẩn đỏ.
  • Cảm giác ngứa ngáy từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Rốn xuất hiện dịch lỏng màu vàng chảy ra.
  • Rốn có mùi hôi, có mủ, chảy máu.
  • Da vùng rốn bị khô, bong tróc, bóc vảy.
  • Rốn xuất hiện các mụn nhỏ li ti, nóng rát.

Bị ngứa lỗ rốn có nguy hiểm không?

Chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp bị ngứa ở rốn hoặc xung quanh rốn đều không gây nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng hay sức khỏe của người bệnh. 

Mặc dù vậy, cơn ngứa ở rốn nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt. Chưa kể việc thường xuyên cào gãi ở vùng rốn sẽ gây trầy xước, viêm loét và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng viêm nhiễm ở rốn có mức độ nghiêm trọng hơn so với người lớn. Bởi sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Bị ngứa rốn điều trị thế nào?

Ngứa ở rốn không phải bệnh lý, tuy nhiên nó lại gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một trong số các phương pháp dưới đây:

Điều trị bằng thuốc

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một số loại thuốc sau:

  • Ngứa rốn do nhiễm nấm candida: Bệnh nhân dùng các loại kem chống nấm miconazole nitrate (Micatin, Monistat-Derm) hoặc clotrimazole (Lotrimin, Mycelex). 
  • Rốn bị ngứa do nhiễm khuẩn: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh như penicillin hoặc cephalosporin (Keflex) dạng uống hoặc dạng bôi.
  • Ngứa rốn do trang sức: Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi như Neosporin hoặc Duospore. Trường hợp bị nhiễm trùng có thể dùng thêm thuốc kháng sinh dạng uống.
  • Ngứa quanh rốn do côn trùng cắn: Sử dụng kem chống ngứa OTC chứa 1% hydrocortisone. Kết hợp dùng thêm thuốc kháng sinh đường uống OTC như brompheniramine (Dimetane), fexofenadine (Allegra) và loratadine (Alavert, Claritin).
  • Bị ngứa rốn do viêm da tiếp xúc: Sử dụng thêm kem chống ngứa không kê đơn OTC hoặc dùng các loại thuốc kháng histamin đường uống như Cetirizine (Zyrtec), Chlorpheniramine (Clor-Trimeton), Diphenhydramine (Benadryl).

Không nên bỏ lỡ: Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Trường hợp bị ngứa rốn nghiêm trọng sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây
Trường hợp bị ngứa rốn nghiêm trọng sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây

Điều trị tại nhà

Trường hợp bị ngứa rốn ở mức độ nhẹ và chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp sau:

Mật ong và húng quế: Trong thành phần của mật ong có chứa chất chống oxy hóa flavonoid, axit hữu cơ và hợp chất phenolic. Những chất này có tác dụng giảm kích ứng da, chữa lành vết thương, ngăn ngừa hiện tượng khô da, bong tróc, sần sùi. Trong khi đó rau húng quế có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, diệt nấm rất tốt. Khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng của các bệnh da liễu như viêm da, chàm, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,…

Cách thực hiện:

  • Lá húng quế rửa sạch, giã nát.
  • Trộn đều húng quế với mật ong.
  • Đắp hỗn hợp mật ong húng quế lên vùng rốn bị ngứa.
  • Sau khoảng 15 phút rửa lại rốn với nước mát cho thật sạch.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần để giảm ngứa rốn.

Lá kinh giới: Lá kinh giới có chứa rất nhiều vitamin A, C, E cùng nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng  giúp bảo vệ da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da đang bị tổn thương. Bạn hoàn toàn có thể dùng lá kinh giới để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm ở rốn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá rau kinh giới, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cho kinh giới vào nồi đun cùng với 3 lít nước.
  • Tắt bếp sau 15 phút.
  • Dùng nước này để pha thêm với nước mát.
  • Bạn có thể tắm hoặc ngâm rửa vùng rốn bị ngứa.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi làn da lành lại.

Lá trà xanh: Trong thành phần của lá trà xanh có chứa nhiều hoạt chất tốt cho làn da như EGCG, Phenol, Tanin, Flavonol, Vitamin A, B2, B3, B5, C… Những chất này có tác dụng làm mát da, kháng khuẩn, giảm sưng viêm, đau nhức, giảm ngứa và làm dịu các nốt mẩn đỏ. Vì vậy người bệnh có thể dùng nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy ở vùng rốn.

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 100g lá trà xanh, rửa sạch rồi vò nát.
  • Cho trà xanh vào nồi đun với 2 lít nước lọc.
  • Khi nước sôi thì tắt bếp, đổ ra thau lớn.
  • Pha thêm nước lạnh để tắm mỗi ngày.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy giảm ngứa ngáy khó chịu ở vùng rốn.

Không nên bỏ qua: Bị Ngứa Quanh Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tắm nước lá trà xanh giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm ở rốn
Tắm nước lá trà xanh giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm ở rốn

Phòng ngừa hiện tượng ngứa lỗ rốn

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng ngứa ở rốn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Chú ý vệ sinh rốn thường xuyên, đúng cách mỗi ngày 1 lần trong lúc tắm. 
  • Những người xỏ khuyên, bị nhiễm trùng vùng vốn hoặc đang phẫu thuật ở bụng cần vệ sinh rốn bằng dung dịch sát khuẩn như cồn, thuốc tím, oxy già,…
  • Mặc quần áo rộng rãi với chất liệu thoáng mát, mềm mỏng, dễ thấm hút mồ hôi.
  • Tránh tắm với nước quá nóng sẽ khiến cho làn da bị khô và khiến tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng hơn.
  • Cần lựa chọn đúng loại mỹ phẩm, xà phòng, sữa tắm,… có thành phần dịu nhẹ, phù hợp với người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt giũ chăn, màn, ga giường,… để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm da.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được vệ sinh rốn hàng ngày do trẻ đổ nhiều mồ hôi và thường xuyên vui chơi dưới nền đất.

Trên đây là những thông tin về tình trạng rốn bị ngứa bạn có thể tham khảo. Trường hợp cơn ngứa ở rốn diễn biến nghiêm trọng hoặc thường xuyên tái phát khiến bạn khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Xem thêm: 

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Xanh Đặc Ở Người Lớn Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Thế...

Lưỡi trắng xuất hiện các mảng bám trắng dày là một những biểu hiện cơ bản của tình trạng này

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua