Nữ Đau Bụng Dưới Bên Trái Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Vùng bụng dưới bên trái của nữ giới là vị trí của rất nhiều cơ quan quan trọng như buồng trứng trái, một phần ruột non, đại tràng, niệu quản trái,… Vậy nữ đau bụng dưới bên trái có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và hướng điều trị như thế nào? Bài viết của Dominhtuan.com dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Nguyên nhân khiến nữ đau bụng dưới bên trái
Đau bụng là một hiện tượng bình thường mà ai cũng từng gặp phải. Tuy nhiên thời gian đau bụng dài hay ngắn, mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào vị trí gây đau bụng của người bệnh. Cụ thể ở phần bụng dưới bên trái của nữ giới là nơi tập trung của rất nhiều các cơ quan quan trọng như buồng trứng trái, một phần ruột non, đại tràng, niệu quản trái…
Vì vậy đau bụng dưới không chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi, đau đớn, khó chịu, mà đó còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó nữ giới không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nữ đau bụng dưới bên trái:
Nữ đau bụng dưới bên trái do bị viêm túi thừa cấp
Nữ đau bụng dưới có thể là biểu hiện của bệnh viêm túi thừa cấp. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau và sưng ở vùng bụng bên trái kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn, ăn không ngon, đầy hơi, dạ dày bị co thắt, táo bón,…. Thông thường cơn đau do viêm túi thừa cấp thường diễn ra nhanh, tái phát nhiều nhưng không quá đau nên người bệnh dễ chủ quan. Cách điều trị phù hợp bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng kháng sinh hoặc làm phẫu thuật đối với các trường hợp nghiêm trọng.
Viêm ruột thừa
Nếu nữ giới cảm thấy đau bụng dưới bên trái cách rốn khoảng 5cm cùng với các dấu hiệu như nôn mửa, sốt, rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón bất thường thì không nên chủ quan bởi đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Khi đó người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị vì nếu thời gian đau bị kéo dài sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm đại tràng
Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, người bệnh có thể gặp phải tình trạng viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn. Viêm đại tràng là bệnh mãn tính thường tái phát nhiều lần. Ngoài biểu hiện đau bụng dưới quằn quại các triệu chứng có thể xảy ra kèm theo như buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, tiêu ra nhầy máu,… khiến người bệnh sụt cân nhanh, xanh xao, mệt mỏi.
Nữ đau bụng dưới bên trái do bị tắc ruột
Ruột bị tắc nghẽn cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng dưới ở nữ. Tình trạng tắc nghẽn này có thể do khối u, do dính ruột, xoắn ruột gây ra. Nếu bị tắc ruột kéo dài sẽ gây chướng bụng, đau lan tỏa khắp vùng bụng, nôn ói và nhiễm trùng toàn thân.
Sỏi hoặc u trong niệu quản
Niệu quản có cấu trúc hình ống nối liền thận và bàng quang đóng vai trò dẫn nước tiểu. Vì cấu trúc hẹp và dài nên nếu niệu quản có sỏi hoặc u sẽ dễ gây tắc, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu. Cùng với đó là các triệu chứng đi kèm như nôn, buồn nôn, tiểu rắt, tiểu ra máu.
Khi viên sỏi hoặc khối u để lâu không được thải ra ngoài hay cắt bỏ sẽ khiến nước tiểu không xuống dưới được và ứ ở thận. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng thận ứ nước, cấu trúc bị hư hại, người bệnh sẽ bị sốt và nhiễm trùng.
Nữ đau bụng dưới bên trái do bị đau bụng kinh
Đây là một trong những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng đau bụng dưới ở nữ giới, thường xảy ra trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng mỗi người, mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng cùng với các triệu chứng đau lưng, đau đầu, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,…. Thông thường đau bụng do kinh nguyệt sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu cơn đau diễn ra dữ dội sẽ thì nên đến gặp bác sĩ để có các biện pháp cải thiện.
Lạc nội mạc tử cung
Bình thường niêm mạc tử cung sẽ nằm ở trong tử cung nhưng có trường hợp lại lạc qua các bộ phận khác như buồng trứng hoặc ruột khiến đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Một số triệu chứng đi kèm như đau vùng lưng dưới bên trái, tiêu chảy, táo bón, chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt, khô hạn, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Trong trường hợp này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có các phương pháp điều trị phù hợp.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là các túi chứa dịch nằm trong buồng trứng. Khi u nang quá lớn hoặc bị vỡ sẽ khiến bệnh nhân nữ đau bụng dưới kèm theo cảm giác đau khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu, khó tiểu, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, chảy máu âm đạo giữa chu kỳ, đau khi đi đại tiện,… Vì vậy khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên thì đau bụng dưới ở nữ giới còn có thể do một số tình trạng sau gây ra:
- Táo bón nặng: Nguyên nhân do người bệnh bổ sung thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc do sử dụng thuốc Tây y trong thời gian dài.
- Thoát vị bẹn: Do một phần ruột mắc kẹt trong túi thoát vị không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Các mạch máu bị tổn thương: Ở vùng bụng dưới 2 bên sẽ có các mạch máu lớn đi ra từ động tĩnh mạch chủ của cơ thể. Nếu mạch máu đó bị viêm tắc sẽ gây ra cơn đau bụng đột ngột.
- Mang thai ngoài tử cung: Trong những tháng đầu mang thai, nếu thấy đau bụng dưới rất có thể chị em đã chửa ngoài dạ con, tức là phôi thai nằm ngoài tử cung. Tình trạng này rất nguy hiểm, nên đến gặp bác sĩ để bỏ thai tránh biến chứng xảy ra.
Nữ bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Khi nào đến gặp bác sĩ?
Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy mức độ nguy hiểm của cơn đau sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể mà người bệnh đang gặp. Nữ đau bụng bên trái không gây nguy hiểm nếu trong trường hợp bị táo bón, đau ở kỳ kinh nguyệt… Khi đó người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học hoặc dùng thuốc giảm đau để cải thiện cảm giác khó chịu.
Còn nếu người bệnh thấy xuất hiện tình trạng đau dữ dội, đau bụng trong thời gian dài cùng với các dấu hiệu như:
- Nôn nhiều, nôn ra máu, ho ra máu.
- Đại tiện ra máu hoặc phân đen.
- Sốt, lạnh, đổ mồ hôi nhiều về đêm.
- Người xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh.
- Khó thở, choáng váng, mê sảng, ngất lịm.
Đây là những dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang gặp phải các bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột thừa, tắc ruột, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng… Khi gặp tình trạng này người bệnh không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Các cách làm giảm đau bụng dưới bên trái ở nữ giới
Như đã nói ở trên, khi bị đau bụng dưới người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra một số phương pháp dưới đây cũng có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu do đau bụng dưới bên trái ở nữ gây ra.
Áp dụng mẹo dân gian
Mẹo dân gian được người bệnh áp dụng khá phổ biến vì vừa đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả mang lại rất cao.
- Gừng tươi: Theo Đông y, gừng tươi có tính ấm, vị cay giúp lưu thông máu hiệu quả. Còn theo Y học hiện đại trong thành phần của gừng có chứa hoạt chất gingerol với đặc tính chống viêm và oxy hóa, từ đó làm dịu cơn đau bụng nhanh chóng. Mỗi ngày người bệnh có thể uống một cốc trà gừng vừa giúp giảm đau, vừa làm ấm cơ thể.
- Mật ong: Mật ong không chỉ mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong thành phần của mật ong chứa nhiều magie có tác dụng cân bằng tâm trạng, giảm đau bụng kinh đồng thời phòng chống viêm nhiễm. Người bệnh chỉ cần pha mật ong cùng với nước ấm, uống vào buổi sáng sẽ cải thiện tình trạng đau bụng hiệu quả.
- Lá ổi: Trong thành phần của lá ổi có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột đồng thời kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Bệnh nhân chỉ cần lấy búp ổi sao nóng với muối rồi đem đi sắc cùng một củ gừng nướng trong khoảng 15 phút. Chắt lấy nước uống hết trong ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.
- Lá bạc hà: Bạc hà có tính ấm, vị cay cùng khả năng kháng viêm tốt. Khi kết hợp với gừng và tỏi sẽ làm tăng tính hiệu quả của nguyên liệu. Vì vậy người bệnh chỉ cần xay nhuyễn 3 dược liệu trên cùng nước ấm, lấy uống trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Điều trị bằng Y học hiện đại
Trong trường hợp bệnh nhân nữ đau bụng không phải do táo bón hay đến chu kỳ kinh nguyệt thì nên đến cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như soi dạ dày đại tràng, siêu âm, xét nghiệm máu,… để có thể kê đơn phù hợp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau, bác sĩ sẽ kê thuốc để uống hoặc thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ. Khi đó bệnh nhân nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc được chỉ định, không tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình.
Một số loại thuốc giảm đau bụng dưới bên trái người bệnh có thể tham khảo như:
- Thuốc kháng axit: Được kê đơn cho những trường hợp bị ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng. Một số loại thuốc được dùng như Aluminum Hydroxide, Magie Hydroxide…
- Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết axit dạ dày: Được điều trị cho những trường hợp bị viêm thực quản, ợ nóng do trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa. Một số loại thuốc được dùng phổ biến đó là Esomeprazole, Pantoprazole, Dexlansoprazole…
- Thuốc giảm đau: Được sử dụng trong những trường hợp đau bụng kinh, đau cơ thành bụng như Paracetamol.
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp bị viêm ruột do vi khuẩn, nhiễm trùng, viêm phần phụ,…
- Thuốc chống co thắt cơ: Bao gồm các thuốc như Mebeverine, Drotaverin, được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích và co thắt đại tràng.
Phòng tránh đau bụng dưới ở nữ
Ngoài việc áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh khi bị đau bụng dưới vẫn cần tuân thủ những lưu ý dưới đây để phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng bệnh của mình.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Khi nữ bị đau bụng dưới nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc người bệnh có thể bổ sung thêm canh, nước trái cây để tăng sức đề kháng hoặc các loại trà gừng, trà bạc hà để giúp xoa dịu cơn đau.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ bằng việc đa dạng hóa các món ăn hằng ngày sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của cơ thể.
- Hạn chế các món ăn cay, nóng: Các món ăn khó tiêu hóa, chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, chua, thức ăn nhanh sẽ khiến cho tình trạng đau bụng dưới của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không dùng chất kích thích: Rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá,… có chứa các chất kích thích mà người bệnh cần tránh khi bị đau bụng dưới.
- Giữ ấm cơ thể: Khi nữ đau bụng dưới nên giữ ấm cơ thể bằng cách tắm nước ấm và dùng túi chườm nóng để xoa dịu cơn đau bụng.
- Chia nhỏ bữa ăn: Để tránh dạ dày làm việc quá tải, có thời gian nghỉ ngơi người bệnh hãy chia nhỏ các bữa ăn. Đồng thời không nên ăn quá no, không ăn quá khuya, không đi nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi: Khi bị đau bụng dưới, bệnh nhân không nên làm việc quá sức hay vận động mạnh mà hãy dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Đồng thời tránh lo âu, căng thẳng nếu không sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tập thể dục: Các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ sẽ giúp cơ thể dẻo dai, phòng tránh bệnh tật cũng là một trong những mẹo hay để cải thiện tình trạng đau bụng dưới hiệu quả.
- Quan hệ tình dục an toàn: Khi quan hệ tình dục, người bệnh nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh các bệnh lây nhiễm đồng thời không nên vận động quá sức khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin về vấn đề đau bụng dưới ở nữ, nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm do sự chủ quan gây ra.
Dinh dưỡng
Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?
Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!