Bị Đau Vành Tai Ngoài Có Phải Là Viêm Tai Không? Tìm Hiểu Ngay!
Bị đau vành tai ngoài là triệu chứng mà rất nhiều bà con gặp phải. Nhiều trường hợp thắc mắc đây có phải là viêm tai không? Thực chất rằng không phải ai cũng ai cũng biết được nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Nguyên nhân bà con bị đau vành tai ngoài
Khi bà con bị đau vành tai có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần phải nắm được nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Bệnh nhân có thể chịu các tác nhân bên ngoài hoặc nguyên nhân chủ quan là do viêm vành tai.
Cụ thể như sau:
- Viêm mô tế bào tai: Viêm mô tế bào dẫn đến tình trạng người bệnh bị đau vành tai ngoài. Thêm với đó là nhiều biểu hiện khác như sưng, nổi ban đỏ, nóng và đau rát. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng viêm mô này đó chính là chấn thương nhẹ ở tai.
- Viêm màng sụn: Nguyên nhân dẫn đến bệnh ký viêm màng sụn là tình trạng nhiễm khuẩn. Hiện tượng này gây ra tình trạng gián đoạn dòng máu chảy đến sụn. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời có thể gây ra dị dạng tai.
- Nhiều trường hợp người bệnh chịu chấn thương ở tai do xỏ lỗ tai. Đây là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh và vi khuẩn gây viêm sụn. Chúng ta có thể kể đến như Pseudomonas aeruginosa hay S.aureus.
- Bà con ngủ sai tư thế, nằm nghiêng một bên quá lâu, từ đó khiến cho tai chịu áp lực mạnh và bị đau.
- Nhiều trường hợp người bệnh đi bơi không cẩn thận bị nước vào tai hoặc ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo.
- Bà con có thói quen ngoáy tai bằng vật nhọn không đúng cách. Điều này dẫn đến tình trạng tổn thương tai, đây là điều kiện lý tưởng cho các loại khuẩn tấn công gây đau đớn.
- Côn trùng đốt hay cắn dẫn tới tổn thương nhẹ vùng vành tai.
- Xuất hiện khối u hoặc mụn nhọt ở tai cũng khiến bà con cảm thấy bị đau vành tai ngoài.
- Do tai phải chịu các tác động ngoại lực: va đập, bị vật nặng đè lên cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
- Dị ứng cũng gây ra tình trạng bà con bị đau vành tai ngoài.
Tình trạng đau vành tai ngoài có phải viêm tai không?
Rất nhiều bà con thắc mắc, tình trạng bị đau vành tai ngoài có phải viêm tai hay không? Đây cũng là câu hỏi gây hoang mang cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh của tôi, hiện tượng này không hẳn là viêm tai.
Bị đau vành tai ngoài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Viêm tai chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh mà thôi. Do đó, bà con không cần quá lo lắng về bệnh lý này.
Ngoài ra, đau vành tai ngoài còn xuất hiện ở rất nhiều vị trí đau khác nhau. Tùy theo vị trí mà sẽ có những triệu chứng đa dạng không giống nhau. Bà con có thể dễ phát hiện ra việc tai bị đau nhưng cũng có một số trường hợp triệu chứng mờ nhạt và không cụ thể.
Bị đau vành tai ngoài là do viêm tai sẽ có những biểu hiện rõ rệt. Có thể kể đến như tai bị bị viêm nhiễm, hiện tượng đau nhức, chảy mủ kéo dài và đặc biệt là có khả năng lây nhiễm sang các cơ quan khác.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và vô cùng khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nếu người bệnh bị đau vành tai do viêm thì có khả năng lớn hệ thống tiếp nhận âm thanh của tai bị ảnh hưởng.
Đau vành tai bên ngoài cũng có nhiều biểu hiện đau nhức đi kèm giống như các vị trí khác của tai. Đặc biệt, nếu bà con chạm mạnh vào tai sẽ rất đau và khó chịu. Những trường hợp nhạy cảm như vậy phải đến ngay bác sĩ để khám chữa.
Tuy nhiên, bà con cũng cần hết sức lưu ý trong vấn đề khám chữa bệnh. Bạn cần tìm đến những địa chỉ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy nên bà con cần lựa chọn kỹ càng cơ sở khám chữa bệnh cho mình và người thân.
Hướng điều trị phù hợp khi bị đau vành tai ngoài
Nhiều trường hợp bà con bị đau vành tai ngoài nhưng không biết mình nên điều trị sao cho phù hợp. Nếu không kịp thời khắc phục và chữa trị tận gốc, bệnh rất dễ gây nên tình trạng đau đớn kéo dài và dễ tái phát. Thậm chí, nếu nguyên nhân là do virus và vi khuẩn thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng khó lường.
Tuy nhiên, bà con cũng không cần quá lo lắng. Dưới đây là một vài lưu ý tôi xin giới thiệu để bạn có hướng điều trị hiệu quả, phù hợp:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Việc đầu tiên cần lưu ý trong quá trình điều trị đau vành tai đó là giữ gìn vệ sinh tai hàng ngày. Bà con có thể sử dụng cồn y tế, nước muối sinh lý để vệ sinh, phù hợp nhất là sử dụng bông gòn thấm dung dịch để lau vành tai.
Tuy nhiên, bà con cần lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng tránh khiến tổn thương vành tai. Tuyệt đối không dùng vật dụng sắc nhọn hoặc móng tay để ngoáy tai. Sau khi tắm rửa hay bơi lội thì nên dùng máy sấy thổi khô nước ở trong ống tai. Những trường hợp người bệnh đang bị viêm tai thì nên tránh bơi lội hoặc hoạt động dưới nước trong thời gian điều trị bệnh.
Tránh nằm ngủ đè lên tai
Khi bà con bị đau vành tai ngoài thì điều cần chú ý trong sinh hoạt đó là đổi tư thế khi ngủ. Tuyệt đối không được nằm nghiêng sang một bên quá lâu. Nếu nằm đè lên chỗ đau còn khiến tình trạng bệnh viêm nhiễm nặng hơn.
Việc thay đổi tư thế ngủ linh hoạt và không chỉ giúp vành tai giảm đau mà còn rất tốt cho sức khỏe. Lượng máu lưu thông trong tĩnh mạch sẽ linh hoạt hơn và các bó cơ cũng được thư giãn.
Không được tự ý dùng thuốc ngoài
Có rất nhiều trường hợp bà con chủ quan, nghĩ rằng bị đau vành tai ngoài là hiện tượng bình thường. Suy nghĩ sai lầm này dẫn đến việc người bệnh tự ý mua thuốc điều trị để dùng tại nhà.
Việc dùng thuốc mà không có sự chỉ định hay kê toa của bác sĩ chuyên khoa vô cùng nguy hiểm. Thậm chí nếu người bệnh dùng quá liều có thể xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên chú ý sử dụng thuốc bôi ngoài da ở vết sưng vành tai theo chỉ định của chuyên gia.
Thăm khám để được bác sĩ tư vấn
Nếu bà con bị đau vành tai nhưng không rõ nguyên nhân thì cần được thăm khám chuyên khoa để được theo dõi chi tiết. Đặc biệt là hiện tượng đau còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như sưng tấy, nóng, sốt, tiết dịch màu vàng,… thì vô cùng nguy hiểm.
Việc đến khám, xét nghiệm sẽ giúp bà con xác định được chính xác bệnh lý mà mình gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được những phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và dứt điểm. Người bệnh cũng sẽ không gặp phải những tình trạng bị đau vành tai ngoài tái phát nhiều lần.
Trên đây là những chia của tôi về hiện tượng bị đau vành tai ngoài. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bà con trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt là những trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng lạ trên cơ thể cần phải đi khám ngay để ngừa bệnh tiến triển nặng.
Nếu bà con còn thắc mắc cần được giải đáp hãy để lại tin nhắn cho tôi qua blog hoặc Facebook Đỗ Minh Tuấn. Ngoài ra, người bệnh có thể gọi vào số điện thoại 0984 650 816 hoặc đến địa chỉ số 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình HN để thăm khám trực tiếp, tôi sẽ giải đáp cụ thể chi tiết mọi thắc mắc. Cuối cùng, xin chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe.
Dinh dưỡng
Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?
Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!