Đau Bụng Dưới Bên Phải Nữ Cảnh Báo Bệnh Gì? Làm Sao Mau Khỏi?

Đau bụng dưới bên phải nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tiêu hoá hoặc nhóm bệnh lý phụ khoa, sinh sản. Điều này khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của bản thân. Tuy nhiên, nữ giới cần phân biệt rõ đau bụng dưới do các vấn đề sinh lý như kỳ kinh nguyệt, rụng trứng… với đau bụng dưới bên phải do bệnh lý, tránh hoang mang không cần thiết.

Dấu hiệu, nguyên nhân đau bụng dưới bên phải nữ

Ở nữ giới, vùng bụng dưới là bộ phận quan trọng, đặc biệt là phía bên phải. Bởi đây là khu vực chứa nhiều cơ quan quan trọng như ruột già, ruột non, đường tiết niệu. Đặc biệt nhất là cơ quan sinh sản – yếu tố quyết định tới thiên chức làm mẹ của mỗi người phụ nữ.

Cơn đau bụng dưới bên phải xuất hiện ở vùng bụng dưới, ngang với vị trí rốn. Thông thường những cơn đau này sẽ âm ỉ, đôi khi còn đau quặn từng cơn và chỉ thuyên giảm khi gập người. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà tính chất cơn đau, mức độ đau ở mỗi chị em có thể khác nhau.

Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải nữ
Nữ giới bị đau bụng dưới có thể do vấn đề sinh lý thông thường

Trong nhiều trường hợp, nữ giới bị đau bụng dưới bên phải chỉ do những vấn đề sinh lý hoàn toàn bình thường như:

  • Hội chứng tiền kinh nguyệt: Những thay đổi về nội tiết tố ở nữ giới khi chuẩn bị tới kỳ kinh có thể gây ra những cơn đau bụng dưới. Hội chứng này khiến nhiều chị em khó chịu, tâm trạng thay đổi, bị mụn trứng cá, xuất hiện thêm các cơn đau đầu…
  • Đau bụng do rụng trứng: Ở thời kỳ rụng trứng, khá nhiều chị em bị đau nhói vùng bụng dưới bên phải. Nguyên nhân là vì khi trứng rụng, các chất dịch và máu đồng thời sẽ được đẩy ra khiến niêm mạc buồng trứng gặp kích thích.
  • Đau bụng kinh: Trong thời kỳ kinh nguyệt cơn đau có thể xuất hiện ở phần bụng dưới trong 1-2 ngày khiến nữ giới mệt mỏi. Đa số các chị em khi “đến tháng” đều gặp phải cơn đau này với mức độ nặng – nhẹ khác nhau.

Đau bụng dưới bên phải nữ là dấu hiệu bệnh gì?

Như đã nói ở trên, vị trí bụng dưới bên phải ở nữ là nơi tập trung khá nhiều cơ quan quan trọng. Nếu không trong thời kỳ rụng trứng, không có kinh nguyệt nhưng các cơn đau thường xuyên xuất hiện và có xu hướng tăng lên về cường độ chị em cần tuyệt đối không được chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tiêu hoá, tiết niệu hoặc nghiêm trọng hơn là trục trặc ở hệ sinh sản.

Bệnh về tiêu hoá, tiết niệu

Khi cơn đau bụng dưới bên phải xuất hiện kéo dài trong vài ngày, gần như không thuyên giảm có thể nữ giới đang gặp các bệnh lý về tiêu hoá, tiết niệu như:

  • Viêm ruột thừa

Vùng bụng dưới bên phải đau nhói, kèm theo nôn và buồn nôn, thậm chí là sốt có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Đây là tình trạng khẩn cấp, đe dọa sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. Do vậy cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Đau bụng dưới bên phải nữ là dấu hiệu bệnh gì
Viêm ruột thừa có thể là nguyên nhân khiến chị em đau bụng dưới
  • Bệnh sỏi thận

Nếu bị đau bụng dưới kèm theo nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ thì nhiều khả năng nữ giới bị sỏi thận. Tình trạng này xảy ra bởi sự di chuyển của viên sỏi từ thận đến bàng quang gây nên các tổn thương ở niêm mạc, vì vậy mới gây đau bụng, nước tiểu lẫn máu nên chuyển hồng hoặc đỏ.

  • Sỏi niệu quản

Tương tự như sỏi thận, sỏi niệu quản cũng gây đau bụng bên phải ở nữ. Tuy nhiên, bệnh lý này thường kèm theo những cơn đau với tần suất dữ dội, nhất là khi bệnh nhân lao động nặng nhọc. Cơn đau của bệnh thường lan từ sườn phải xuống dưới, đôi khi gây sốt, toát nhiều mồ hôi, một số bệnh nhân còn bị tiểu ra máu.

  • Bệnh lý về gan gây đau bụng dưới bên phải nữ

Gan nằm ở bên phải ổ bụng nên cơn đau mà nữ giới đang gặp có thể xuất phát từ cơ quan này. Trường hợp nữ giới bị đau bụng dưới bên phải kèm theo ăn kém, ngủ kém, ăn không ngon miệng, đầy bụng khó tiêu, đau mạn sườn… thì nên sớm đi kiểm tra chức năng gan.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Với các triệu chứng như đau bụng dưới bên phải sau đó lan ra vùng lưng, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, buồn nôn,… có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý này thường xảy ra khi có sự tấn công của vi trùng vào đường tiết niệu. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện, can thiệp sớm nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm viêm nhiễm lan sang thận, gây ra nhiều tổn thương lâu dài.

  • Hội chứng (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn tiêu hoá mãn tính, gây đau bụng dưới bên phải nữ giới. Ngoài ra, cơn đau có thể lan tỏa ở nhiều vị trí khác nhau trên ổ bụng, khiến bệnh nhân thường xuyên đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, bị chuột rút… Những triệu chứng nói trên thường xuất hiện khi có sự thay đổi về chế độ ăn uống, tinh thần căng thẳng…

Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng dưới kèm đầy hơi, khó tiêu
Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng dưới kèm đầy hơi, khó tiêu
  • Tắc ruột, viêm đại tràng

Những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới bên phải có thể do viêm đại tràng, tắc ruột. Ngoài biểu hiện đau bụng, bệnh nhân có thể thấy cứng bụng, luôn muốn đi đại tiện, đại tiện phân lỏng khi ăn đồ lạnh.

  • Viêm bàng quang kẽ (IC)

Đây là bệnh viêm bàng quang thể mạn. Những người bị IC nặng thường đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, thậm chí đau khi quan hệ tình dục. Bệnh lý này thường phổ biến ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi 30-40.

  • Sa tạng

Chứng sa tạng cũng có thể gây ra cho nữ giới những cơn đau ở vùng bụng dưới bên phải. Chứng bệnh này làm tăng áp lực đối với thành âm đạo, luôn khiến nữ giới cảm thấy đầy bụng dưới, khó chịu vùng háng hoặc thắt lưng… khi quan hệ vợ chồng cảm thấy đau đớn. Vì vậy sa tạng luôn đi kèm với chứng đau vùng chậu.

  • Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Tình trạng giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân nhưng đôi khi cũng có thể phát sinh ở vùng chậu. Khi máu ngưng tụ ở tĩnh mạch vùng chậu sẽ gây sưng, đau, là nguyên nhân dẫn đến hội chứng xung huyết vùng chậu. Đặc biệt, những cơn đau này có thể gia tăng về cường độ khi bệnh nhân đứng lên ngồi xuống.

  • Đau do sẹo

Những vết sẹo hình thành sau phẫu thuật vùng bụng, vùng chậu, mổ ruột thừa hoặc phẫu thuật xử lý nhiễm trùng ở cơ quan nào đó thuộc bụng dưới đều có thể gây đau. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian ngắn sau phẫu thuật, nếu kéo dài bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ.

Vấn đề phụ khoa, sinh sản

Do vùng bụng dưới bên phải của nữ giới có chứa ruột non, ruột già, đường tiết niệu nên đôi khi nhiều người lầm tưởng khi bị đau vùng này đồng nghĩa với việc mắc các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến sinh sản:

  • Mang thai ngoài tử cung

Cơn đau dữ dội xuất hiện ở vùng bụng dưới, có thể đau ở cả bên phải và bên trái. Triệu chứng kèm theo là chảy máu âm đạo bất thường trước ngày kinh và rong kinh nhiều ngày.

Chửa ngoài dạ con có thể gây đau bụng âm ỉ, chảy máu âm đạo
Chửa ngoài dạ con có thể gây đau bụng âm ỉ, chảy máu âm đạo
  • Viêm ống dẫn trứng

Đau bụng dưới bên phải nữ do viêm ống dẫn trứng thường có mức độ nặng nề hơn khi quan hệ tình dục. Cùng với đó chị em có thể nhận thấy những biểu hiện kèm theo là: Đau lưng, khí hư nhiều, kinh nguyệt không đều, nôn và buồn nôn, sốt nhẹ, buốt…

  • U nang buồng trứng

U nang buồng trứng phải gây đau bụng dưới bên phải, u nang buồng trứng trái gây đau bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó nữ giới còn cảm thấy căng tức vùng bụng dưới, cơn đau mơ hồ lan tỏa ở thắt lưng, vùng chậu, đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường, ngực căng tức, tiểu khó, tăng cân bất thường,…

  • Lạc nội mạc tử cung

Trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu cơn đau bụng trở nên dữ dội, tăng mạnh về cường độ và không có dấu hiệu thuyên giảm rất có thể chị em đã bị lạc nội mạc tử cung. Ở một số người mắc bệnh lý này, kinh nguyệt có thể tới bất thường ngay cả khi chưa đến ngày, luôn đau tức vùng chậu, đau khi quan hệ tình dục…

Nguyên nhân là bởi các tế bào tử cung khi di chuyển đã “đi lạc” rồi bám bên ngoài thành tử cung. Chúng cứ như vậy phát triển làm cho máu kinh ra nhiều, gây nên những cơn đau bụng dữ dội.

  • U xơ tử cung

Cơn đau bụng dưới bên phải nữ kèm với máu kinh ra nhiều, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn… là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung. Đây thực chất là các u xơ lành tính và thường hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong tử cung.

  • Ung thư buồng trứng

Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe sinh sản và tính mạng của nữ giới. Bệnh không chỉ gây đau vùng bụng dưới bên phải hoặc trái mà còn kèm theo triệu chứng đầy bụng, đau vùng chậu, rối loạn tiêu hoá, đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi cáu gắt, chảy máu âm đạo bất thường,…

  • Bệnh về đường tình dục (STDs)

Nếu gặp triệu chứng tiểu đau, dịch âm đạo tiết bất thường, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng dưới bên phải,… rất có thể là dấu hiệu của nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Trong đó, phổ biến nhất là Chlamydia và lậu, đây là những bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và khả năng sinh sản.

  • Viêm vùng chậu

Đau bụng dưới bên phải, dịch âm đạo tiết bất thường là những biểu hiện của viêm vùng chậu. Bên cạnh đó, nữ giới có thể gặp tình trạng đau rát khi quan hệ, cảm thấy mót tiểu, kết quả thăm khám cho thấy tổn thương ở ống dẫn trứng, tử cung… 

Viêm nhiễm vùng chậu làm phát sinh cơn đau âm ỉ
Viêm nhiễm vùng chậu làm phát sinh cơn đau âm ỉ

Cơn đau bụng dưới bên phải ở nữ có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau bụng dưới bên phải nữ còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu triệu chứng này liên quan đến những vấn đề sinh lý thường gặp như hội chứng tiền kinh nguyệt, rụng trứng, đến tháng… thì không cần lo lắng. Bởi lẽ, cảm giác khó chịu, đau tức vùng bụng dưới này chỉ diễn ra trong vài ngày rồi tự biến mất.

Trái lại, nếu nữ giới bị đau bụng dưới bên phải do bệnh lý thì tuyệt đối không được chủ quan. Dù là nhóm bệnh nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chị em:

  • Với các bệnh về tiêu hoá, tiết niệu: Khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, những bệnh lý như sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm đường tiết niệu, sa tạng… sẽ gây đau nhiều khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt sức khoẻ. Nghiêm trọng hơn, khi viêm nhiễm lan rộng có thể gây nhiễm trùng toàn thân khó điều trị, bệnh nhân đối diện với nguy cơ tử vong.
  • Với các bệnh liên quan đến phụ khoa, sinh sản: Ở mức độ nhẹ, những bệnh lý này chỉ gây chút khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và khiến chịu em tự ti trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, với những viêm nhiễm nặng, thậm chí là ung thư vòi trứng, buồng trứng có thể khiến chị em vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ. Nghiêm trọng hơn, ung thư ở các cơ quan vùng chậu sẽ cướp đi tính mạng nữ giới nếu được phát hiện muộn.

Vì sự nguy hiểm này, nếu bị đau bụng dưới không rõ nguyên nhân chị em nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng đang gặp phải mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Điều trị đau bụng dưới bên phải nữ thế nào?

Tùy từng nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải nữ mà biện pháp điều trị phù hợp sẽ được áp dụng.

Xử lý cơn đau do sinh lý

Trường hợp cơn đau bụng dưới bên phải xuất hiện do tới tháng, rụng trứng… chị em hoàn toàn không cần lo lắng. Nếu cảm thấy mệt mỏi, cơn đau ảnh hưởng đến công việc, học tập hãy thử áp dụng những mẹo sau:

  • Dùng túi chườm ấm chườm nhẹ vùng bụng dưới.
  • Massage bụng nhẹ nhàng và nằm nghỉ ngơi.
  • Uống trà gừng ấm hoặc nước ấm để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc, hạn chế thức sau 11 giờ đêm.
  • Giảm bớt đồ ăn chiên rán, thức ăn có dầu mỡ để tránh chướng bụng, đầy hơi.
  • Ăn hoặc uống canh rau ngải cứu, có thể hầm với gà hoặc nấu canh trứng gà để giảm bớt vị đắng.
  • Sử dụng thuốc đau bụng kinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị đau bụng dưới bên phải nữ thế nào
Uống trà gừng có thể giảm bớt cơn đau bụng kinh

Điều trị đau bụng dưới bên phải nữ do bệnh lý

Trường hợp nữ giới bị đau bụng dưới bên phải do bệnh lý có thể can thiệp, điều trị như sau:

  • Nhiễm trùng, viêm nhiễm: Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào vị trí viêm nhiễm, mức độ viêm nhiễm mà mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ khác nhau.
  • Sỏi tiết niệu: Sỏi thận, bàng quang hay niệu quản cần được phẫu thuật loại bỏ. Trong đó 2 phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là mổ mở và mổ nội soi. Trong một số trường hợp sỏi tiết niệu gây viêm nhiễm bệnh nhân có thể phải dùng kháng sinh trước phẫu thuật.
  • Bệnh về tiêu hóa: Tắc ruột, viêm đại tràng… là những bệnh lý có liên quan đến triệu chứng đau bụng dưới bên phải nữ. Trong đó, các phương pháp như phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo, đặt stent đại tràng, điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, phẫu thuật cắt bỏ đại tràng… Mỗi bệnh nhân, tình trạng bệnh sẽ được áp dụng phác đồ khác nhau.
  • Viêm phụ khoa thông thường: Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được kiểm tra bằng siêu âm đầu dò kết hợp xét nghiệm dịch âm đạo. Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống kết hợp thuốc bôi hoặc thuốc đặt phụ khoa.
  • Thai ngoài tử cung: Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của túi thai. Nếu thai còn nhỏ bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc tiêm, một số trường hợp khác có thể áp dụng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở.
  • Ung thư buồng trứng, vòi trứng: Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng bị ung thư. Có thể kết hợp dùng thuốc điều trị sau phẫu thuật hoặc xạ trị, hóa trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch… Những chỉ định này không giống nhau ở mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi, tình trạng sức khỏe.

Lưu ý: Những thông tin về việc sử dụng thuốc, phương pháp điều trị phía trên không thay thế chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.

Phòng tránh đau bụng dưới bên phải ở nữ

Cần nhấn mạnh, cơn đau bụng dưới bên phải ở nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, trước hết chị em nên chủ động chăm sóc sức khỏe, ăn uống lành mạnh, duy trì tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, tăng cường vận động thể thao, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước…

Phòng tránh đau bụng dưới bên phải ở nữ
Nữ giới nên chăm sóc cơ thể thật tốt để luôn khỏe mạnh

Mặt khác, mỗi người nên chú ý lắng nghe cơ thể, nếu nhận thấy bất thường cần thăm khám ngay. Bên cạnh đó, hãy chủ động thăm khám sức khỏe phụ khoa, sức khỏe tổng quát 6 tháng 1 lần để bảo vệ cơ thể toàn diện.

Đau bụng dưới bên phải nữ không phải lúc nào cũng là biểu hiện bệnh lý. Tuy nhiên, chị em tuyệt đối không được chủ quan xem nhẹ nếu bản thân đang gặp tình trạng này. Trường hợp cơn đau xuất hiện bất thường, kéo dài, không trùng với kỳ kinh, kèm theo đau lưng, ra dịch âm đạo, sốt, nôn, buồn nôn… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Phương Pháp chữa khác

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay

Mẹo Chữa Rát Lưỡi

Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

đau nhức tai bên trái

Đau Nhức Tai Bên Trái: Cách Xử Trí Đơn Giản Và An Toàn Nhất

Đau Nhức Tai Bên Trái: Cách Xử Trí Đơn Giản Và An Toàn Nhất

Bị Nhức Đầu Thường Xuyên: Cách Khỏi Đau Nhanh, An Toàn, Hiệu Qủa

Bị Nhức Đầu Thường Xuyên: Cách Khỏi Đau Nhanh, An Toàn, Hiệu Qủa

Trẻ Em Đau Bụng Dưới Rốn: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Trẻ Em Đau Bụng Dưới Rốn: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Trẻ Em Đau Bụng Dưới Rốn: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Nữ Đau Bụng Dưới Bên Trái Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nữ Đau Bụng Dưới Bên Trái Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nữ Đau Bụng Dưới Bên Trái Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua