Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh: Sớm phát hiệu triệu chứng, truy tìm nguyên nhân và xử lí an toàn

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp khiến không ít mẹ bỉm lo lắng. Bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng tình trạng này sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản xoay quanh hiện tượng lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh, hi vọng sẽ giúp chị em có cái nhìn chính xác và tổng quan hơn về tình trạng này.

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện những đốm trắng đậm, bám trên mặt lưỡi của bé
Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện những đốm trắng đậm, bám trên mặt lưỡi của bé

Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, khỏe mạnh, lưỡi bé thường có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các căn nguyên gây bệnh, hệ miễn dịch vốn rất yếu ớt ở trẻ sơ sinh sẽ mất đi. Từ đó, hàng rào bảo vệ bị phá vỡ, để lại những đốm trắng đậm, màu trắng ngả giống như phô mai, rồi dần dần bám chặt thành từng mảng. Hiện tượng các mảng trắng bám vào lưỡi trẻ sơ sinh còn được gọi là tưa lưỡi. Điều này có thể gây khó chịu cũng như làm bé biếng bú trong thời gian mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn trẻ còn bú sữa mẹ hoặc chuyển sang thời kì ăn dặm.

Bệnh lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ nhưng lại gây nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. 

  • Trong một số trường hợp, khi tưa lưỡi trở nên nhiễm trùng nặng hơn sẽ khiến trẻ rất khó chịu, biếng ăn, sụt cân, bé sẽ bắt đầu khóc quấy khi bú sữa vì đau miệng. 
  • Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nấm sẽ mọc dày và có thể lây lan nhanh chóng xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây viêm phổi, tiêu chảy rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh và cách nhận biết

Tình trạng lưỡi bé sơ sinh trắng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, cơ bản phải kể đến 3 căn nguyên dưới đây:

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh do tưa miệng

Sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh
Sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh

Tưa miệng là một loại bệnh nhiễm trùng nấm men do sự sinh sôi và phát triển quá mức của vi nấm Candida (cũng là “thủ phạm” chính gây nhiễm trùng nấm âm đạo và hiện tượng hăm tã). Lúc này, hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện để chống lại nhiễm trùng, là môi trường lí tưởng để nấm men phát triển dễ dàng hơn. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều kháng sinh cũng là yếu tố khuyến khích sự sinh sôi và lây lan của vi nấm. Nhiễm trùng sẽ hình thành trên các cơ quan của miệng thông qua hành động hút, như môi, lưỡi và bên trong má.

Đôi lúc, đầu núm ti của người mẹ không sạch sẽ, chứa vi khuẩn gây hại nhưng chị em lại không biết điều này. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi khiến chúng có cơ hội lây sang miệng bé khi con bú mẹ.

Cách nhận biết: 

  • Không phải tất cả các trường hợp lưỡi trẻ sơ sinh bị đốm trắng đều do tưa miệng.
  • Bạn có thể thử bằng cách sau: Bạn dùng một miếng khăn vải mềm, quấn nhẹ vào đầu ngón tay và rơ nhẹ lên lưỡi bé. 
  • Nếu thấy một lớp sáp phủ màu trắng tựa phô mai thì có khả năng cao bé đang bị tưa lưỡi. Ngoài ra, lớp sáp này còn xuất hiện trên các khu vực khác bên trong khoang miệng của bé.

Trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh do sữa

Bên cạnh nguyên nhân lưỡi bé sơ sinh trắng do tưa miệng, cặn sữa cũng là yếu tố phổ biến gây nên tình trạng này. Đây là giai đoạn vàng để bé hấp thụ được tốt nhất sữa mẹ, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong vài tháng đầu sau khi chào đời, nước bọt của trẻ không được tiết ra quá nhiều. Do đó, lưỡi của bé vẫn sẽ đọng lại một lượng sữa nhất định và khiến bộ phận này có màu trắng. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng xảy ra nếu em bé mắc tật cứng lưỡi – lưỡi bị hạn chế chuyển động. Khi lưỡi bé không thể chạm vào vòm miệng và thiếu lực ma sát sẽ dễ gây ra sự tích tụ. Ngoài ra, mẹ không thường xuyên vệ sinh lưỡi của bé khiến cho cặn sữa không được lấy đi hàng ngày cũng là nguyên nhân gây trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. 

Cách nhận biết

  • Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh do tưa lưỡi và do cặn sữa có biểu hiện khá tương tự nhau. 
  • Một trong những cách đơn giản để phân biệt chúng là dùng một miếng vải mỏng, mềm đã nhúng qua nước ấm rồi thử lau nhẹ nhàng lưỡi của bé. 
  • Nếu các vệt trắng mờ dần, khả năng cao bé chỉ bị sót sữa trong miệng. 
  • Ngoài ra, hiện tượng lưỡi bé bị trắng chỉ xuất hiện sau khi bú mẹ và các mảng trắng không tồn tại ở bất kỳ khu vực nào khác trong khoang miệng.

Lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh do bị lây nấm từ vú mẹ

Nếu khi mang thai, người mẹ bị nấm candida có khả năng cao sẽ lây cho bé thông qua đường bú mẹ. Bởi vậy, để tránh trường hợp đó, mẹ nên vệ sinh đầu ti sạch sẽ, đặc biệt là trước khi cho con bú, tránh không để nứt cổ gà sẽ trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và lây lan nhanh nhất.

Cách nhận biết:

  • Lưỡi trắng do nấm thì khi quan sát kỹ lưỡi bé, mẹ sẽ thấy những đốm, mảng trắng như sữa đông, phô mai bám chặt trên mặt lưỡi. 
  • Sử dụng khăn lau nhưng vẫn không hết, thậm chí sau đó lưỡi có nguy cơ sẽ tấy đỏ, nặng hơn có thể khiến lưỡi bé chảy máu.

Lưỡi trẻ sơ sinh trắng phải làm sao?

Với những bé bú mẹ hoàn toàn thì khả năng bị mắc bệnh lưỡi trắng sẽ thấp hơn do độ đậm đặc trong sữa công thức cao hơn trong sữa mẹ. Do đó, việc vệ sinh lưỡi cũng đơn giản hơn, mẹ hãy rơ lưỡi cho bé thường xuyên, đều đặn 2 lần/ngày để đảm bảo khoang miệng luôn được thông thoáng và sạch sẽ.

Rơ lưỡi thường xuyên cho trẻ để đảm bảo khuôn miệng luôn sạch sẽ
Rơ lưỡi thường xuyên cho trẻ để đảm bảo khuôn miệng luôn sạch sẽ

Chị em có thể tham khảo một vài phương pháp dưới đây để trị lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Chữa bệnh lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh bằng thuốc kê đơn

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp được rất nhiều phụ huynh lựa chọn bởi độ tiện lợi, nhỏ gọn cũng như đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trị lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh:

  • Nystatin: Đây là loại thuốc thuộc nhóm polyen có tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi nấm và hại khuẩn ở niêm mạc miệng, lưỡi. Thuốc có tác dụng tại chỗ nên được dùng trong điều trị nấm miệng, nấm ngoài da khi bôi.
  • Miconazole: Đây là thuốc chống nấm miệng thuộc nhóm imidazole. Thuốc chứa hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Miconazole hoạt động theo cơ chế ức chế enzyme, ngăn được nấm phát triển và tiêu diệt nấm.
  • Fluconazol: Fluconazole là thuốc thuộc nhóm triazole. Thuốc thường được chỉ định điều trị lưỡi trắng bằng được uống trong trường hợp rơ lưỡi bằng hai thuốc trên mà không hiệu quả. 

Tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng trong điều trị lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh nhưng thuốc Tây dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu lạm dụng hoặc kết hợp các thành phần thuốc tùy ý, không dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, các mẹ cũng chỉ nên áp dụng thuốc tây khi tình trạng bé bị trắng lưỡi nặng, với tình trạng nhẹ, mẹ có thể áp dụng nhiều biện pháp an toàn khác. 

Điều trị lưỡi bé sơ sinh trắng bằng mẹo dân gian tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây theo bác sĩ kê đơn, các mẹ có thể chủ động kết hợp thêm phương pháp chữa bằng mẹo dân gian tại nhà để thúc đẩy nhanh quá trình cũng như tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh. Những bài thuốc này 100%  hoàn toàn tự nhiên và lành tính, phù hợp với cơ địa nhạy cảm, non nớt của trẻ sơ sinh. Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây:

Trị lưỡi trắng cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực

Cỏ mực đem lại tác dụng hiệu quả trong việc tiêu viêm, diệt nấm, kháng khuẩn… Ngoài ra, loại thảo dược này còn hỗ trợ phòng chống các bệnh liên quan đến miệng như nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, cỏ mực có vị ngọt sẽ giúp bé hợp tác hơn trong quá trình mẹ rơ lưỡi.

Nguyên liệu: 50g cỏ mực, 150ml nước ấm, muối trắng hạt 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng cỏ mực để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và để ráo nước.
  • Bước 2: Giã, nghiền nát hoặc xay cỏ mực với 150 ml nước ấm, sau đó chắt lấy nước cốt.
  • Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi, thấm vào dịch chiết trên rồi rơ lưỡi nhẹ nhàng cho trẻ.

Lưu ý: Nước cốt cỏ mực thường có màu đen gây cảm giác bẩn, không sạch sẽ. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống nước sau khi rơ khoảng 2 – 3 phút.

Lá rau ngót trị lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh

Rau ngót hiệu quả trong việc làm sạch, giảm viêm nhiễm và sát trùng, kháng khuẩn khoang miệng nên thường được áp dụng để điều trị nấm lưỡi. Bên cạnh đó, rau ngót có vị ngọt nên  sẽ dễ dàng hơn trong quá trình rơ lưỡi.

Nguyên liệu: 100g lá rau ngót, 250ml nước sạch, 1 ít muối trắng.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Rửa sạch lá rau ngót để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn. Sau đó, mang tất cả đi ngâm nước muối pha loãng và để ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi lá rau ngót đã rửa sạch cùng với lượng nước trên và một ít muối trắng đã chuẩn bị.
  • Bước 3: Đun trong vòng 10 phút. Sau đó, để nguội hỗn hợp, nghiền nát lá và vắt lấy dịch cất.
  • Bước 4: Đeo gạc rơ lưỡi, thấm vào dịch chiết rồi rơ nhẹ nhàng trên mặt lưỡi cho trẻ.

Chữa lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Lá hẹ là cây thuốc được tin dùng trong điêu trị lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh
Lá hẹ là cây thuốc được tin dùng trong điêu trị lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh

Lá hẹ cũng là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng hiệu quả trong việc diệt khuẩn, chống nấm, và các loại hại khuẩn gây bệnh. Vì thế, đây là một loại dược liệu được ưu tiên trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lưỡi bé bị trắng.

Nguyên liệu: 100g lá hẹ, 50ml nước, muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mang lá hẹ đi rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên lá và ngâm cùng nước muối pha loãng.
  • Bước 2: Đem lá hẹ đã được rửa sạch và để ráo đi giã nát hoặc xay cùng lượng nước trên.
  • Bước 3: Đun sôi hỗn hợp trên trong vòng 13-15 phút. Sau đó, để nguội bớt rồi lọc lấy nước cất.
  • Bước 4: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thấm vào dịch chiết lá hẹ và rơ lưỡi cho trẻ.

Trong quá trình tư vấn cho nhiều bố mẹ, tôi thấy các bậc phụ huynh còn bỡ ngỡ, gặp nhiều sai lầm khi thực hiện rơ lưỡi cho bé tại nhà bằng mẹo dân gian. Thế nên tôi chỉ ra một số lưu ý như sau:

  • Không nên rơ lưỡi khi trẻ mới ăn xong vì lúc này trẻ dễ bị nôn. Chị em nên thực hiện khi trẻ đang đói hoặc vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Hiện nay, các loại rau, lá thường bị phun thuốc trừ sâu khá nhiều. Vì vậy, chị em cần chọn nguồn rau đảm bảo hoặc ngâm nước muối loãng 15 phút trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn khi rơ cho trẻ sơ sinh tránh bị mốc lưỡi.
  • Một số loại lá có mùi vị khá khó chịu, bé sẽ khó hợp tác với mẹ trong quá trình rơ lưỡi. Vì thế, phụ huynh có thể pha loãng với chút nước để giảm vị.
  • Mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay gọn gàng để tránh làm trẻ bị trầy xước lưỡi.
  • Trẻ dưới 1 tuổi, mẹ tuyệt đối không được dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ.
  • Không được cạy các đốm hay mảng trắng trên lưỡi dễ gây chảy máu, nhiễm trùng.
  • Chỉ dùng khăn mềm, mỏng nhúng nước ấm hoặc các dung dịch nước cất lá để vệ sinh lưỡi.
  • Nếu đã cẩn thận vệ sinh khoang miệng cho trẻ đều đặn, hàng ngày mà con vẫn không khỏi hoặc tình trạng ngày càng nặng thì đưa trẻ đi khám trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và kê thuốc hợp lý.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh

Để hạn chế những triệu chứng khó chịu của bệnh, cũng như ngăn bé khỏi hiện tượng lưỡi đóng trắng, các mẹ có thể chủ động thực hiện một vài biện pháp dưới đây:

Vệ sinh sạch sẽ bình bú thường xuyên là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả
Vệ sinh sạch sẽ bình bú thường xuyên là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả
  • Vệ sinh sạch sẽ miệng của bé thường xuyên sau mỗi lần cho ăn bằng cách nhúng một miếng vải mỏng, mềm, sạch vào nước ấm và nhẹ nhàng lau miệng cho bé theo chuyển động tròn.
  • Massage nướu của bé sau khi bú để đảm bảo nướu luôn khỏe mạnh.
  • Nếu bé bú bình, hãy khử trùng thường xuyên tất cả các bộ phận của bình, đặc biệt là núm vú.
  • Giữ đầu ti của người mẹ luôn ở trạng thái sạch sẽ.
  • Khi mang thai, nếu người mẹ bị viêm nhiễm âm đạo phải nhanh chóng điều trị dứt điểm trước khi sinh để bảo vệ sức khỏe của bé.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh. Tùy vào căn nguyên gây bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn. Lưỡi trắng trẻ sơ sinh tuy không ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

Tôi hi vọng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích mọi người trong việc phát hiện và điều trị sớm. Nếu có bất kì thắc mắc nào hay cần đến sự tư vấn ngay, mọi người có thể chủ động gửi tin nhắn đến hòm thư cá nhân của tôi. Trong trường hợp phụ huynh mong muốn thăm khám trực tiếp, xin hãy để lại thông tin bên dưới hoặc đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường – nơi tôi đang công tác, tại địa chỉ số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Bạn đọc quan tâm:

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Viêm lưỡi bản đồ là một trong những bệnh về khoang miệng thường gặp ở trẻ em

Các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ thường gặp: Dấu hiệu và cách điều trị

Các bệnh về lưỡi ở trẻ nhỏ thường gặp: Dấu hiệu và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân khiến bà con bị đau vành tai ngoài

Bị Đau Vành Tai Ngoài Có Phải Là Viêm Tai Không? Tìm Hiểu Ngay!

Bị Đau Vành Tai Ngoài Có Phải Là Viêm Tai Không? Tìm Hiểu Ngay!

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt 10 ngày

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Ra Máu Màu Nâu Trước Kỳ Kinh Nguyệt 10 Ngày Không Được Chủ Quan!

Nước cam là một loại thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người

Uống nước cam buổi tối có tốt không? Đâu là thời điểm uống tốt nhất?

Uống nước cam buổi tối có tốt không? Đâu là thời điểm uống tốt nhất?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua