Lưỡi trắng và nhạt miệng CẢNH BÁO bệnh gì? Điều trị ra sao? 

Lưỡi trắng và nhạt miệng là các triệu chứng không hiếm gặp, nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là những bệnh nhân có sức đề kháng kém. Lưỡi trắng và nhạt miệng có thể là những dấu hiệu vô hại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy, bị nhạt miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bị nhạt miệng phải làm sao trong bài viết hôm nay. 

Lưỡi trắng và nhạt miệng là bị gì? Có nguy hiểm không?

Lưỡi trắng và nhạt miệng là hiện tượng ngày càng phổ biến hiện nay
Lưỡi trắng và nhạt miệng là hiện tượng ngày càng phổ biến hiện nay

Lưỡi trắng không còn là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Thông thường, khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, lưỡi sẽ có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, khi bị lưỡi trắng mất vị giác, lớp niêm mạc hồng sẽ bị phủ một lớp trắng xám bên trên hoặc các tảng trắng, đốm tròn, có màu trắng đục, hay vàng nhạt ngả giống như phô mai. Những đốm trắng này dần sẽ nổi cộm lên và bám thành từng mảng dày. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém như trẻ em và người cao tuổi. Ở một số người, dấu hiệu này có thể đi kèm với hàng loạt các biểu hiện khó chịu khác như đau rát vòm họng, hơi thở có mùi, đặc biệt là nhạt miệng, thậm chí mất vị giác.

Nhạt miệng có thể là triệu chứng đi kèm của tình trạng trắng miệng gây nên. Khi bệnh nhân mắc phải triệu chứng lưỡi trắng, khoang miệng sẽ mất dần vị giác do sự xuất hiện dày đặc của các mảng bám vi khuẩn trắng ngà. Bạn sẽ không có cảm giác ngon miệng khi ăn uống bất cứ thứ gì, hoặc khó nhận thấy sự khác nhau giữa các món ăn. Mức độ nhạy cảm vị giác còn tùy thuộc vào độ nặng nhẹ cũng như căn nguyên gây nên dấu hiệu này của từng người. 

Lưỡi trắng và nhạt miệng ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống tinh thần của người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

  • Giảm cảm giác thèm ăn: Khi bị nhạt miệng, người bệnh sẽ không còn thích thú với đồ ăn, và dần dần xuất hiện tình trạng chán ăn. Điều này có thể ảnh hưởng tới dạ dày khi bạn nạp không đủ các nhóm thức ăn cần thiết để cơ thể hoạt động.
  • Tình thần học tập, làm việc giảm sút: Ăn gì cũng không thấy ngon hoặc chán chẳng muốn ăn gì là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng tụt “mood” hiện nay.
  • Hiệu quả công việc kém: Không đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là tinh bột có thể khiến cho não bộ làm việc chậm chạp hơn, tinh thần tập trung không cao độ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu suất học tập cũng như công việc của bệnh nhân.

Vì thế, việc xác định sớm nguyên nhân gây bệnh và tìm ra cách điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. 

Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng?

Triệu chứng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Dưới đây, tôi sẽ liệt kê một vài căn nguyên cơ bản dẫn tới tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng:

Nguyên nhân chủ quan gây lưỡi trắng và nhạt miệng

Trong quá trình thăm khám, tư vấn cho nhiều bệnh nhân, tôi thấy rằng: Lưỡi trắng và nhạt miệng xuất hiện phần lớn là do yếu tố chủ quan đến từ bản thân người bệnh. Đó là:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ 

Đây là “thủ phạm” chính gây nên tình trạng này. Khi khoang miệng không được làm sạch thường xuyên và chăm sóc tốt, sẽ bắt đầu xuất hiện những nhú lưỡi (hay còn gọi là papillae). Những cục nhú lưỡi nhỏ xíu lâu dần sẽ sưng lên và bị viêm đỏ trong miệng. Khi ấy, các loại vi khuẩn, vi trùng, mảnh vụn thức ăn hay tế bào chết sẽ dễ dàng mắc kẹt giữa các nhú. Hiện tượng này sẽ khiến cho bề mặt lưỡi bắt đầu xuất hiện những mảng dày, màu trắng đục.

  • Do mất nước

Những người ít uống nước và không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể (khoảng 2l nước/ ngày) sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng lưỡi trắng, lâu dần sinh ra nhạt miệng.

  • Tác dụng phụ của thuốc
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài

Lưỡi trắng và nhạt miệng cũng có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc. Đặc biệt phải kể đến như kháng sinh, hóa chất trong quá trình xạ trị hoặc điều trị thần kinh. Khi ấy, người bệnh thường sẽ xuất hiện cảm giác khát nước và khô miệng, khô vòm họng. Khoang miệng xuất hiện mùi hôi, giảm vị giác và lưỡi có màu trắng. Đối với trường hợp này, người bệnh chỉ cần bổ sung thêm nước là có thể phòng ngừa và cải thiện.

  • Do rối loạn tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến lưỡi trắng và nhạt miệng là do vấn đề ăn uống. Bệnh nhân ăn quá nhiều, ăn không kiểm soát, quá no vào buổi tối có thể khiến cho dạ dày không tiêu hóa nổi do thời điểm này cơ thể ít vận động, cần nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, thói quen lười ăn sáng, để dạ dày trống rỗng…cũng là tác nhân gây hại. Miệng nhạt ăn không ngon nếu kéo dài có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp…

  • Sử dụng chất kích thích

Thói quen lạm dụng chất kích thích và sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, caffeine như rượu bia, cà phê, thuốc lá, pod… đặc biệt là vào buổi tối cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng và gây nên tình trạng lưỡi trắng,  khô nẻ và nhạt miệng vào buổi sáng.

Nguyên nhân khách quan gây lưỡi trắng, nhạt miệng

Không chỉ do những thói quen xấu, vấn đề từ bản thân người bệnh, lưỡi trắng và nhạt miệng còn xuất hiện do ảnh hưởng của nhiều bệnh lý khác, đặc biệt phải kể đến là:

  • Liken phẳng ở miệng

Liken phẳng ở miệng là tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Hiện tượng này có thể làm xuất hiện các mảng bám dày, trắng trong miệng và lưỡi. Những mảng trắng này có thể kéo theo cùng biểu hiện khác, bao gồm lở loét, đau má và nướu.

  • Bệnh bạch cầu
Người mắc bệnh bạch cầu có nguy cơ cao sẽ gặp phải tình trạng này
Người mắc bệnh bạch cầu có nguy cơ cao sẽ gặp phải tình trạng này

Bệnh bạch cầu (tên khoa học là Leukoplakia) thường do các chất kích thích như thuốc lá và rượu bia gây nên. Bên cạnh đó, bạch cầu có thể do tình trạng viêm nhiễm và kích ứng từ việc đeo răng giả. Bệnh sẽ gây ra các mảng trắng dày, bám chặt trên lưỡi và khoang miệng. Tuy nhiên, các mảng trắng này này thường không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe. Chỉ một vài trường hợp hiếm gặp mới có thể gây ra những các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh mắc bệnh bạch cầu nên có sự theo sát kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên môn. 

  • Nấm miệng

Nấm miệng là một trong những bệnh lý phổ biến làm xuất hiện tình trạng lưỡi trắng. Đây là bệnh nhiễm nấm do nấm men Candida. Nấm miệng thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu. Ngoài ra, bệnh còn có thể do đã dùng quá nhiều thuốc kháng sinh. Nấm miệng gây ra các mảng bám trong miệng và trên lưỡi, có màu trắng hoặc trắng nhạt và có thể gây mùi khó chịu.

  • Bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh lí liên quan đến nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục (STI). Theo nghiên cứu của khoa học, bệnh thường gây ra các triệu chứng bên trong miệng. Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hiện tượng các mảng trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi và vết lở loét quanh khoang miệng. Một số trường hợp nghiêm trọng, giang mai còn gây ra triệu chứng lưỡi trắng ở mức độ nguy hiểm bao gồm ung thư miệng, lưỡi hoặc rối loạn viêm mãn tính.

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Biểu hiện đặc trưng của trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn thường bị đẩy ngược lên thực quản và vòm họng. Điều này có thể gây đau rát và tổn thương niêm mạc hầu họng. Người bệnh sẽ gặp triệu chứng khó nuốt và khoang miệng, bao gồm cả lưỡi có mùi hôi rất khó chịu. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh này thì rất khó để cải thiện chứng hôi miệng, trắng miệng, vị giác giảm. 

Những nguyên nhân của chứng trắng lưỡi, nhạt miệng kể trên cũng được xem là cảnh báo dấu hiệu tổn thương từ cơ thể. Có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không biết, khi người bệnh bị trắng lưỡi, nhạt miệng, đi khám mới phát hiện. Vì thế, tôi luôn khuyên người bệnh của mình luôn quan tâm đến sức khỏe, chú ý những thay đổi bất thường dù là nhỏ nhất. 

Điều trị lưỡi trắng và nhạt miệng ra sao?

Tùy theo từng căn nguyên mà mỗi người sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các bạn có thể tham khảo một vài cách tôi liệt kê dưới đây:

Điều trị lưỡi trắng và nhạt miệng tại nhà

Nếu mức độ triệu chứng vẫn còn nhẹ hay đang ở giai đoạn mới chớm, bệnh nhân hoàn toàn có thể áp dụng những cách trị nhạt miệng đơn giản tại nhà sau đây:

Dùng baking soda

Baking soda (loại sử dụng trong nấu ăn) có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại thường gây nhiễm trùng khoang miệng, như Streptococcus và Candida. Không những thế, sử dụng loại bột này còn đem đến tác dụng làm trắng răng hữu hiệu.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít baking soda vào bàn chải đánh răng
  • Tiến hành chà lưỡi, răng và nướu trong khoảng 2 phút. 
  • Sau đó, súc miệng lại với nước ấm cho khoang miệng được thông thoáng và sạch sẽ.

Ăn tỏi sống

Tỏi sống có công dụng hữu hiệu trong việc chống viêm và điều trị nấm Candida hiệu quả
Tỏi sống có công dụng hữu hiệu trong việc chống viêm và điều trị nấm Candida hiệu quả

Tỏi sống có tác dụng giúp cơ thể chống viêm, nhiễm trùng do vi nấm Candida. Các nghiên cứu hiện nay cho biết rằng hợp chất allicin có trong tỏi mang lại công hiệu trong việc diệt khuẩn, kháng nấm. Bên cạnh đó, tỏi còn hỗ trợ chữa chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hiệu quả. Từ đó, kích thích vị giác thèm ăn dễ hơn.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh có thể ăn sống một tép tỏi nguyên mỗi ngày 
  • Hoặc cắt nhỏ tếp tỏi thành từng miếng dẹt và trộn với một ít dầu oliu để giảm triệu chứng lưỡi trắng và nhạt miệng

Nước muối ấm

Nước muối đem lại hiệu quả kháng khuẩn, sát trùng cao. Nó có khả năng loại bỏ các tế bào chết, vi khuẩn, vụn thức ăn bám trên bề mặt lưỡi một cách dễ dàng. Đây là một phương pháp vừa đơn giản, dễ làm lại không tốn nhiều chi phí.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng một ít nước muối với nước ấm
  • Ngậm dung dịch trên trong vòng từ 5 đến 10 phút
  • Thực hiện thường xuyên, đều đặn 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

Nước ép lô hội

Lô hội có tác dụng trong việc kháng khuẩn, diệt nấm. Đồng thời,  lô hội còn làm giảm tình trạng viêm nhiễm đáng kể và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng.

Cách thực hiện:

  • Lọc phần thịt của lá lô hội (nên rửa sạch lá lô hội trước). Sau đó, đem phần đã lọc được đi ép lấy nước.
  • Người bệnh ngậm dung dịch này trong khoảng 5 phút 
  • Thực hiện liên tục, đều đặn 2 lần/ngày cho tới khi thấy tác dụng rõ rệt.

Điều trị chuyên khoa

Nếu tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng kéo dài không khỏi, thậm chí chuyển biến nặng hơn, các bạn nên chủ động đi thăm khám trực tiếp bác sĩ chuyên khoa. Điều trị chứng nhạt miệng và trắng lưỡi bằng thuốc chuyên khoa còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra:

  • Do liken phẳng ở miệng: Bác sĩ có thể kê thuốc xịt steroid hoặc nước súc miệng làm từ thuốc steroid hòa tan trong nước để hỗ trợ giảm khuẩn, kháng viêm.
  • Do nấm miệng: Tình trạng này thường được chỉ định điều trị bằng thuốc có hoạt chất chống nấm. Thuốc thường được điều chế ở dưới dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp lên miệng, viên ngậm kháng khuẩn hoặc thuốc viên uống.
  • Do bệnh giang mai: Đối với tình trạng bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị. Những loại kháng sinh này có chức năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm triệu chứng lưỡi trắng.

Phải làm gì để phòng ngừa tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng?

Để hạn chế triệu chứng cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng này, mọi người có thể lưu ý một vài điểm sau đây:

  • Bổ sung thêm thực phẩm “xanh”: Rau xanh, hoa quả, … là những thực phẩm hữu cơ có chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể như vitnamin A, B, C, kẽm… Chúng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp kích thích vị giác. 
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Việc chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ trong ngày sẽ giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn, nhanh hơn, hạn chế việc ăn quá no và để quá nhiều vụn thức ăn lại trong miệng. Chia nhỏ bữa ăn cũng giúp bệnh nhân không cảm thấy đầy bụng, ợ hơi, kích thích vị giác.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bệnh nhân nên dùng bàn chải có lông mềm, chải cả răng trên và dưới, thậm chí nên chải cả hai bên lưỡi. Đặc biệt, không nên cạo lưỡi quá nhiều lần trong ngày và tuyệt đối không đưa bàn chải vào tận sâu bên trong vòm họng. 
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm: Chỉ nha khoa có thể nhẹ nhàng mà không gây tổn thương răng, nướu để loại bỏ sạch sẽ các vụn thức ăn kẹt giữa các kẽ răng. Khi dùng chỉ, lưu ý nên làm sạch phần chân răng trước, sau đó thực hiện lần lượt từng răng một rồi mới đến răng tiếp theo.
  • Phải uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tốt nhất là từ 2 đến 2,5 lít nước để cơ thể không bị khát, khô miệng.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: Điều này có thể giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng và duy trì sức khỏe răng miệng, để răng lưỡi nướu và miệng luôn trong tình trạng thơm tho, sạch sẽ.

    Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh chính là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng
    Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh chính là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng lưỡi trắng và nhạt miệng

Lưỡi trắng và nhạt miệng là tình trạng khá phổ biến và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này không ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe nhưng gây nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu hiện tượng lưỡi trắng và nhạt miệng ở mức độ nhẹ, các bạn có thể yên tâm áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài không khỏi hoặc có xu hướng nặng hơn, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để có nhận định chính xác và phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu mọi người có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp, có thể chủ động gửi tin nhắn đến hòm thư cá nhân của tôi hoặc theo tìm đến địa chỉ phòng khám nơi tôi đang công tác: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, hotline 0984 650 816 Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm: Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Đánh giá bài viết

3.6/5 - (5 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

nước bọt có màu nâu

Nước Bọt Có Màu Nâu Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nước Bọt Có Màu Nâu Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi Đốm Trắng Trên Môi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Lưỡi trắng xuất hiện các mảng bám trắng dày là một những biểu hiện cơ bản của tình trạng này

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Lưỡi trắng đau họng: Ảnh hưởng, nguyên nhân và cách điều trị AN TOÀN

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua