Móng Chân Có Sọc Đen: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa
Ở trạng thái bình thường, móng chân sẽ có màu trắng, tương đối hồng hào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp móng chân tối màu hơn và có sọc đen khiến nhiều người lo lắng. Vậy móng chân có sọc đen nguyên nhân do đâu, đây có phải dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm và làm sao để điều trị? Dưới đây bài viết sẽ tổng hợp thông tin, giúp bạn đọc giải đáp móng chân bị sọc đen là bệnh gì?
Nguyên nhân làm móng chân có sọc đen
Móng chân mọc trực tiếp từ biểu bì da ở ngón chân, được cấu tạo bởi nhiều lớp đạm cứng như sừng có tên Keratin. Bộ này này đảm nhận chức năng bảo vệ và chống lại chấn thương, giữ ẩm, ngăn vi khuẩn, tăng khả năng hoạt động, tăng tính thẩm mỹ cho ngón chân… và cũng là một trong những “tấm gương” phản chiếu tình trạng sức khỏe khi cơ thể ít nhiều có biến đổi.
Thông thường, móng chân sẽ có màu trắng và tương đối hồng hào. Tuy nhiên, khi bộ phận này đột nhiên xuất hiện các vệt đen có thể do những nguyên nhân sau gây nên:
- Cơ thể thiếu chất: Nếu thường xuyên ăn uống không đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… sẽ làm móng chân xuất hiện các đường kẻ đen.
- Thiếu máu: Đây là biểu hiện của rối loạn cơ thể, bên cạnh hiện tượng có sọc đen móng chân còn bị lõm xuống. Đa số những bệnh nhân bị thiếu máu bẩm sinh đều gặp tình trạng này.
- Cơ thể suy nhược: Khi cơ thể suy nhược, nhất là việc đường tiêu hoá gặp “trục trặc” do ăn uống thiếu chất, stress kéo dài cũng dễ dẫn đến sự thay đổi màu sắc của móng chân.
- Tụ máu/máu bầm do chấn thương: Khi không may va đập móng chân vào vật cứng hoặc móng chân bị đè/kẹp sẽ dễ bị tụ máu. Lúc này không chỉ có sọc đen mà rất có thể móng chân còn tím bầm và đổi màu hoàn toàn.
- Tác động của hóa chất: Một số sản phẩm như nước rửa gel, sơn, nhũ… dùng trong chăm sóc móng chân có thể chứa hóa chất cực mạnh. Khi sử dụng có thể khiến móng chân bị chuyển màu, thậm chí là tổn thương.
Trong một vài trường hợp, móng chân có sọc đen không xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý, tác động ngoại lực kể trên. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý có mức độ từ nhẹ đến nặng mà mỗi người không nên chủ quan.
Móng chân có sọc đen là biểu hiện bệnh gì?
Khi móng chân hiện đường sọc đen kéo dài, không biến mất có thể cho thấy bạn đang gặp phải bệnh lý nào đó. Đây đôi khi là dấu hiệu nấm móng hoặc nghiêm trọng hơn là các vấn đề liên quan đến ung thư hắc tố.
Bệnh nấm móng
Nấm móng dễ dàng phát triển ở môi trường tối, ẩm ướt. Do vậy nếu bạn thường xuyên đi giày kín mũi, các móng chân không thường xuyên được “hô hấp” thì tình trạng nấm móng có thể xảy ra. Lúc này, các vi nấm sẽ khu trú và phát triển mạnh mẽ dưới móng chân, tạo nên một lớp móng tối màu từ đó gây nên đường sọc đen trên móng.
Ung thư sắc tố khiến móng chân xuất hiện sọc đen
Khi móng chân xuất hiện các sọc đen có thể là dấu hiệu quả bệnh ung thư sắc tố dưới móng. Sự tập trung của các tế bào hắc sắc tố dưới gốc móng khiến cho móng chân hiện các sọc đen. Lâu dần, những sắc tố đó hiện rõ và trở thành khối u ác tính nên được gọi là “u hắc tố móng”. Bên cạnh triệu chứng này, bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng móng chân có sọc nâu hoặc nâu sẫm ở móng chân.
Tuy nhiên cần lưu ý, ung thư sắc tố móng chỉ xảy ra ở một vài trường hợp móng chân có sọc đen. Không phải tất cả những người có sọc đen ở móng chân đều bị ung thư sắc tố. Do vậy nếu nghi ngờ sức khỏe có vấn đề, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra và được tư vấn cụ thể từ bác sĩ có chuyên môn.
U hắc tố móng ác tính
Trong một số trường hợp, móng chân có sọc đen chính là biểu hiện của u hắc tố móng ác tính (Melanoma). Đây là bệnh lý có khối u ác tính dưới da, thường xuất hiện với những dấu hiệu sau:
- Đối tượng bị sọc đen ở móng chân là người trên 20 tuổi (từ 20-90 tuổi). Trong đó nhóm bệnh nhân dễ mắc nhất là từ 50-70 tuổi.
- Người châu Á có tỷ lệ mắc ung thư móng ác tính cao hơn.
- Móng tay, móng chân có sọc màu sẫm hoặc màu đen, dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng tụ máu do chấn thương/va đập thông thường.
- Các sọc đen ở móng chân, móng tay lớn hơn 3mm, chúng dần dần lan rộng sang các bộ phận khác.
Ngoài ra, u hắc tố móng ác tính dễ gặp hơn ở nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư da. Vì vậy, nếu đột nhiên móng chân có sọc đen và trước đó trong gia đình có người thân từng bị ung thư da thì bạn nên cẩn trọng.
Bị nổi sọc đen ở móng chân có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của các sọc đen trên móng chân tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu do chấn thương, suy nhược cơ thể, thiếu chất hoặc nấm móng thiếu máu thì hoàn toàn không nghiêm trọng và có thể xử lý được trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu móng chân có sọc đen thì không nên xem nhẹ. Việc không kịp thời phát hiện và áp dụng biện pháp chữa trị không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ khiến bàn chân tổn thương vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, vi nấm còn phát triển và lây lan sang những bộ phận khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe mỗi người.
Nguy hiểm hơn, nếu sọc đen do bệnh ung thư hoặc u hắc tố móng gây nên sẽ đe dọa tới sức khỏe, tính mạng người bệnh. Nhất là trong trường hợp phát hiện quá muộn, bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng do tâm lý chủ quan cho rằng đây chỉ là chấn thương thông thường và không đến bệnh viện kiểm tra.
Móng chân có sọc đen điều trị thế nào mau khỏi?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà phương pháp xử lý, điều trị các sọc đen ở móng chân sẽ khác nhau. Nếu do nguyên nhân sinh lý sẽ dễ dàng can thiệp hơn, trái lại nếu do bệnh lý gây nên thì cần thăm khám, sử dụng thuốc và điều trị theo phác đồ chuyên sâu của bác sĩ.
Do vấn đề suy nhược cơ thể
Nếu móng chân nổi sọc đen bất thường do các vấn đề liên quan đến suy nhược cơ thể như: Thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin và khoáng chất… thì hoàn toàn có thể khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng. Bệnh nhân nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giàu sắt như ngũ cốc, các loại hạt, rau quả xanh, trái cây tươi, thịt đỏ…
Bên cạnh đó, mỗi người nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng stress… Đây cũng là chìa khóa cho sức khỏe, loại bỏ hiệu quả những sọc đen bất thường trên móng chân, hỗ trợ nâng cao thể trạng.
Xem thêm: Ăn Gì Nhiều Sắt? Top 20+ Thực Phẩm Giàu Fe, Bổ Máu Nhất
Xử lý móng chân có sọc đen do chấn thương
Đa số các trường hợp móng chân bị sọc đen do bầm/tụ máu sẽ tự khỏi sau một thời gian khi móng dài lên. Lúc này, phần móng mới sẽ được thay thế vị trí móng tổn thương. Trong suốt thời gian móng phục hồi, mỗi người cần lưu ý những điểm sau:
- Vệ sinh móng chân hằng ngày bằng nước ấm, dung dịch sát khuẩn. Cần đặc biệt rửa kỹ vùng móng tổn thương cũng như vị trí da xung quanh.
- Không tự ý cắt bỏ phần móng có sọc đen vì điều này có thể làm gia tăng chấn thương, đe doạ nhiễm trùng.
Ngoài ra, mỗi người cần thường xuyên kiểm tra móng chân để sớm phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Trong trường hợp có viêm nhiễm xảy ra cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định thuốc uống/kem bôi phù hợp, tránh tình trạng tiến triển nặng gây những vấn đề xấu hơn.
Do chấn thương nghiêm trọng
Nếu các chấn thương nghiêm trọng làm phát sinh sọc đen ở móng chân và kèm theo dấu hiệu sưng, đau, chảy mủ… bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Điều này giúp kiểm tra kịp thời vấn đề đang gặp phải, ngăn chặn các tình trạng nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp có chấn thương nghiêm trọng ở móng chân, bác sĩ có thể chỉ định:
- Chụp X-Quang để kiểm tra mức độ tổn thương, tình trạng tổn thương móng.
- Phẫu thuật hoặc kết hợp điều trị nội ngoại khoa khi chấn thương quá nghiêm trọng.
- Nếu các sọc đen vừa do chấn thương, vừa do bệnh lý thì cần tìm ra bệnh lý tiềm ẩn, điều trị triệt để tránh gây hại cho sức khỏe.
Với những bệnh nhân phải điều trị ngoại khoa, phẫu thuật thì ngay sau khi quá trình này kết thúc bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc dùng thuốc, chăm sóc móng chân. Người bệnh nên tuân thủ chủ dẫn này để tránh tái phát chấn thương, hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Trường hợp do nấm móng
Trường hợp móng chân có sọc đen được chẩn đoán do vi nấm gây nên bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp chăm sóc tại nhà. Nếu không đáp ứng thuốc, biện pháp điều trị cao hơn có thể được áp dụng.
- Chăm sóc tại nhà: Vệ sinh sạch sẽ móng chân hằng ngày, cắt móng đúng cách, thay tất thường xuyên để chân được “hô hấp”, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
- Sử dụng thuốc chống nấm: Thuốc thường được sử dụng theo đơn của bác sĩ, có thể là thuốc dạng uống hoặc bôi. Ví dụ như: Clotrimazole 1%, Fluconazole 150, Itraconazole, Lamisil Cream, Fito Clear, Fango – B…
- Điều trị nâng cao: Nếu bị nấm móng chân ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bỏ móng. Một số trường hợp khác có thể dùng tia laser để tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
Do bệnh ung thư, u hắc tố móng
Ung thư, u hắc tố móng là bệnh lý nguy hiểm nhất liên quan đến tình trạng móng chân có sọc đen. Do vậy, bệnh nhân nên chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán, loại trừ nguyên nhân.
Trong trường hợp đã xác định chắc chắn sọc đen ở móng chân do ung thư, u hắc tố gây nên, biện pháp điều trị sẽ được áp dụng phù hợp với mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Phẫu thuật: Mục đích là cắt bỏ vùng bị ảnh hưởng, có thể là một phần hoặc toàn bộ móng chân bị bệnh.
- Điều trị bằng thuốc: Khi ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết, thậm chí là khắp cơ thể thì việc phẫu thuật cắt bỏ vùng ảnh hưởng là chưa đủ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số biện pháp điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự tiến triển của tế bào ung thư.
- Hoá, xạ trị: Đây là biện pháp cuối cùng trong điều trị ung thư, u hắc tố móng. Tùy thuộc vào tình trạng lan rộng của ung thư, cơ địa bệnh nhân cũng như giai đoạn phát hiện bệnh mà hoá – xạ trị sẽ cho tiên lượng sống ít nhất 5 năm hoặc lâu hơn.
Phòng tránh móng chân xuất hiện sọc đen
Không phải lúc nào những sọc đen ở móng chân cũng là lời cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế những ảnh hưởng xấu tới công việc, khả năng vận động, sinh hoạt hằng ngày… mỗi người nên áp dụng những biện pháp sau:
- Cắt tỉa móng chân đúng cách, tránh cắt quá sâu vào phần thịt làm tổn thương móng dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Lựa chọn giày phù hợp với hoạt động hằng ngày, hoạt động tập thể để không gây tổn thương cho móng chân. Cân nhắc đến tính chất công việc để chọn mua giày: Giày bảo hộ, giày đá bóng, giày chạy,…
- Nếu thường xuyên đi giày hãy lựa chọn loại tất thấm hút mồ hôi tốt, vệ sinh chân sạch sẽ vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Cẩn trọng trước những loại hoá chất làm đẹp móng chân, chúng không chỉ khiến móng chuyển màu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh.
- Ăn uống đủ chất, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất tránh tình trạng suy nhược cơ thể.
- Di chuyển chậm dãi, chú ý tới các vật dụng cứng như cạnh bàn, cạnh ghế, góc tủ… để không bị va đập, gây tổn thương móng chân và xuất hiện cục máu bầm.
- Nghỉ ngơi và ăn uống điều độ tránh căng thẳng, stress gây ra những vấn đề liên quan đến suy nhược cơ thể.
Móng chân có sọc đen đôi khi chỉ là tình trạng sinh lý bình thường và có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do vậy, mỗi người tuyệt đối không nên vì chủ quan mà ngại đến bệnh viện thăm khám, hãy tìm đến bác sĩ sớm để được chẩn đoán và can thiệp phù hợp (nếu có bệnh).
Xem thêm: Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Mưng Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!