[Tìm Hiểu Ngay] Ngứa Mi Mắt Có Phải Là Bệnh? Cách Phòng Ngừa?

Ngứa mi mắt có thể do bất kỳ tác động nào gây kích ứng, viêm hoặc nhiễm trùng mí mắt. Các triệu chứng của tình trạng này thường là đỏ, sưng, cộm ở mắt, kích ứng, tăng tiết nước mắt hoặc tiết dịch. Để có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân cũng như cách chữa trị, mời bạn theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Mi mắt là các nếp gấp của da dùng để che mắt và bảo vệ chúng khỏi bụi, các mảng vụn và tổn thương từ bên ngoài. Mi mắt sẽ bao gồm các nang lông ngắn và cong ở rìa mi cùng với hàng mi. Các nang này chứa các tuyến dầu nên nếu không được bảo vệ và vệ sinh đúng cách chúng rất dễ bị viêm, từ đó gây ra tình trạng ngứa mi mắt.

Bệnh ngứa mi mắt ngày càng phổ biến
Bệnh ngứa mi mắt ngày càng phổ biến

Vì sao bạn bị ngứa mi mắt?

Mi mắt của bạn bị ngứa xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi xảy ra tình trạng này, điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là không được gãi vì điều này có thể gây kích ứng thêm hoặc có thể làm nhiễm trùng vùng mi mắt. Nguyên nhân cơ bản của ngứa mi mắt thường là do một số loại chất kích ứng bên ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là sự cảnh báo các vấn đề sức khỏe của cơ thể bạn. Việc điều trị bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trước khi đi sâu vào tìm hiểu các triệu chứng và phương pháp điều trị, tôi xin chia sẻ chi tiết những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa mi mắt. Tình trạng này có thể xảy ra ở một mí mắt hoặc đồng thời cả hai mí mắt. Nguyên nhân có thể do bạn bị dị ứng với các thành phần có trong các loại mỹ phẩm hoặc thuốc đang sử dụng, tiếp xúc gần hoặc trực tiếp lên mi mắt của bạn. Ví dụ như các loại phấn trang điểm mặt và mắt, dầu gội đầu hay thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, cũng có thể do bạn sử dụng các sản phẩm khác, dù không bôi trực tiếp lên nhưng bạn lại dùng tay chạm vào sau đó lại chạm nên mi mắt.

Dị ứng rất dễ chuyển biến phức tạp. Bệnh này dễ quan sát cũng như dễ tìm ra nguyên nhân, đặc biệt là do dị ứng với các mỹ phẩm lần đầu bạn sử dụng. Tuy nhiên đôi khi, cũng sẽ có một số loại mỹ phẩm khi thử không có phản ứng gì, nhưng sử dụng một thời gian lại bắt đầu có triệu chứng gây ngứa ở lông mi và rìa mi mắt của bạn (khu vực nơi các nang lông mi của bạn phát triển). Tình trạng di ứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn tiếp xúc càng nhiều, kể cả thuốc nhỏ mắt. Vì vậy mọi người nên chú ý.

  • Viêm kết mạc dị ứng

Ngoài dị ứng với các sản phẩm, mắt và mi của bạn còn có thể do nguyên nhân thời tiết theo mùa hoặc lặp lại nhiều lần trong năm. Dị ứng theo mùa thường do các chất như cỏ phấn hương và phấn hoa. Còn là dị ứng quanh năm là nấm mốc, bụi, mạt bụi. Khi đó cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách sản sinh ra histamine tại các mô mắt gây đỏ, ngứa và sưng lên tại các mô mắt..

  • Viêm bờ mi
Nguyên nhân ngứa mi mắt có thể do một số bệnh
Nguyên nhân ngứa mi mắt có thể do một số bệnh như viêm bờ mi

Viêm bờ mi là tình trạng mi mắt bị viêm và xuất hiện do các tuyến nhờn nằm ở chân lông mi bị tắc dẫn đến mắt của bạn bị kích thích rất khó chịu và gây ngứa. Đây là tình trạng mạn tính rất khó điều trị và cũng rất khó phát hiện chính xác bệnh. Nó ảnh hưởng đến vùng mí mắt nơi lông mi của bạn mọc và thường xảy ra đồng thời ở cả hai mắt. Viêm bờ mi được chia thành hai loại là viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau. Viêm bờ mi trước làm ảnh hưởng đến mép ngoài của mí mắt, nơi lông mi mọc. Còn viêm bờ mi sau sẽ ảnh hưởng đến mép trong của mí mắt, nơi nhãn cầu của bạn tiếp xúc với mí mắt.

Mọi người bị viêm bờ mi có thể do rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường là do nhiễm khuẩn, viêm lông mi hoặc chấy, dị ứng , viêm da tiết nhờn hay tắc nghẽn tuyến dầu,…

  • Mắt lẹo (Hay còn gọi là stye)

Lẹo hay mắt lẹo là một tình trạng nhiễm trùng tuyến nhờn ở mi mắt tạo ra một vùng lồi đỏ ấn đau ở vùng rìa của mi mắt. Lẹo chia thành hai loại là là lẹo trong và lẹo ngoài. Nguyên nhân của nó là do bị nhiễm vi trùng Staphylococcus aureus gây ra bệnh. Mụt lẹo ở mí mắt thường được gọi là hordeolum. Các nốt ban có thể ngứa và đau hoặc có thể nhìn thấy đơn giản mà không đau, chỉ ngứa ở mi mắt.

  • Hội chứng khô mắt

Tình trạng này xảy ra khi mắt bạn không tiết đủ nước mắt để giữ cho chúng được bôi trơn. Điều này sẽ gây ra ngứa. Việc tiết nước mắt không đủ cũng có thể dẫn đến tích tụ chất lạ trong mắt, có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng thêm và gây ngứa thêm.

  • Phthriasis palpebrarum

Tình trạng mắt này rất hiếm gặp, nguyên nhân gây ra có thể là do sự xâm nhập của chấy rận, thường được tìm thấy ở vùng mu hoặc các vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên nếu xảy ra ở lông mi nó sẽ làm vùng này ngứa dữ dội. Biểu hiện của bệnh này cũng rất dễ bị nhầm với viêm bờ mi.

  • Viêm kết mạc

Viêm kết mạc chính là bệnh do nhiễm trùng mắt hay thường được chúng ta gọi là đau mắt đó và rất dễ lây lan. Và có thể xảy ra ở cả hai mắt hoặc chỉ một mắt. Còn đau mắt đỏ xuất hiện là do mắt bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Nó gây hiện tượng ngứa, cảm giác cộm cộm dưới mi mắt, đỏ và sưng.

Ngứa mi mắt triệu chứng như thế nào?

Biểu hiện của tình trạng này cũng khác nhau dựa vào các nguyên nhân gây nên. Với nguyên nhân ngứa mi mắt do dị ứng, sẽ có biểu hiện như sau:

  • Ngứa mi mắt và lông mi
  • Đỏ
  • Da có vảy
  • Sưng tấy
Biểu hiện của tình trạng này nhiều khi không được thể hiện rõ ràng
Biểu hiện của tình trạng này nhiều khi không được thể hiện rõ ràng

Với nguyên nhân do viêm bờ mi, biểu hiện của bệnh cũng là gây ngứa, rát và sưng tấy. Viêm bờ mi có thể phân biệt với các loại bệnh khác là nó sẽ khiến lông mi của chúng ta bị rụng hoặc mọc theo hướng xếch lên, ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên khuôn mặt bạn.

Các triệu chứng ngứa mi khác:

Ngứa ở vùng mắt có thể chỉ xảy ra cục bộ, hoặc chỉ xảy ra ở bờ mi, gây ra cảm giác kéo dài đến toàn bộ mắt hoặc mí mắt của bạn. Dựa trên nguyên nhân, các triệu chứng khác cũng có thể liên quan đến ngứa mi mắt. Bao gồm dưới đây như:

  • Thay đổi đột ngột hoặc mất thị lực
  • Tiết dịch mắt
  • Đau mắt
  • Da nhờn trên mí mắt
  • Sạn hoặc cảm giác nóng bỏng trong hoặc xung quanh mắt
  • Da đỏ trên và quanh mắt
  • Da có vảy hoặc bong tróc
  • Sưng mí mắt và vùng dưới mắt

Cách điều trị ngứa mi mắt hiệu quả

Hầu hết các tình trạng ảnh hưởng đến mi mắt không đe dọa đến tính mạng hoặc tầm nhìn của bạn. Ngứa mi mắt thường cũng có thể tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, bệnh này vẫn có khả năng xảy ra những chuyển biến xấu.

Liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Với các cơn ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm và trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng lặp lại nhiều lần, bạn nên hỏi hỏi ý kiến hoặc đi khám ​​bác sĩ. Đặc biệt là trường hợp cơn ngứa không kiểm soát được và nó bắt đầu có triệu chứng đau rát. Và một số triệu chứng khác có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, bạn cần lưu ý để đi khám và điều trị sớm như đau ở vùng mắt, tầm nhìn bị mờ di hay đỏ và sưng tấy kéo dài.

Mọi người nên thăm khám sớm khi các triệu chứng kéo dài
Mọi người nên thăm khám sớm khi các triệu chứng kéo dài

Trong tình huống này, bác sĩ có thể giúp đỡ bạn:

  • Khi những phương pháp tự điều trị tại nhà không hiệu quả, các bác sĩ sẽ đánh giá và chẩn đoán từ dấu hiệu mi mắt của bạn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Điều này sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm nhanh hơn.
  • Cách xác định nguyên nhân dẫn đến ngứa là bác sĩ sẽ cố gắng tìm ra các sản phẩm gây dị ứng hoặc yếu tố từ môi trường có thể gây ra tình trạng ngứa mi mắt.
  • Bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm để tìm các chất dị ứng nếu cần, ví dụ như thử bằng miếng dán. Xét nghiệm đơn giản này sẽ giúp tìm ra các chất có thể gây ảnh hưởng cho da mi mắt của bạn. Thông qua đó sẽ biết được bạn bị kích ứng với chất nào.
  • Chúng tôi cũng sẽ xem mắt của bạn có các dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng hay không. Nếu nghi ngờ bị viêm bờ mi, chúng tôi sẽ cho bạn kiểm tra mi mắt bằng tăm bông. Điều này sẽ loại bỏ vảy và dầu trên mi mắt để chúng có thể được phân tích để tìm chất gây dị ứng, nấm hoặc vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
  • Đối với một số tình trạng khác, chẳng hạn như viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh.

Điều trị ngứa mi mắt bằng thuốc

Thường với các bệnh nhân ngứa mi mắt không có chuyển biến nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Loại thuốc này sẽ hỗ trợgiảm lượng histamine trong mắt. Bạn có thể thử sử dụng chúng hoặc kết hợp chúng với thuốc kháng histamine dạng uống.

  • Các loại kem corticosteroid

Một số loại kem corticosteroid, chẳng hạn như 0,5 đến 1% hydrocortisone, lượng nhẹ cho phép để sử dụng trên mí mắt của bạn. Thuốc này có thể giúp giảm ngứa do viêm da mi mắt. Lưu ý không sử dụng các sản phẩm mạnh vì chúng có thể làm mỏng da mí mắt. Đảm bảo không để kem dính vào mắt.

  • Thuốc nhỏ mắt

Những loại thuốc nhỏ mắt này có thể giúp làm giảm ngứa do viêm kết mạc và triệu chứng khô mắt. Nhiều trường hợp ngứa mi mắt nhẹ, bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh dùng nước rửa mắt bằng muối để sát trùng, khử khuẩn.

Điều trị ngứa mi mắt tại nhà

Một số phương pháp điều trị sẽ cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ, còn đâu đơn giản hơn thì bạn có thể tự điều trị tại nhà. Dưới đây, tôi sẽ  hướng dẫn mọi người một số phương pháp xử lý tại nhà:

  • Dưỡng ẩm cho cho mí mắt

Chúng ta có thể sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để làm dịu và nuôi dưỡng vùng da mí mắt, đặc biệt nếu bạn bị viêm da.

  • Chườm ấm

Còn nếu bạn bị lẹo mắt hoặc viêm kết mạc do vi rút, chườm ấm có thể giúp làm dịu khu vực này, giúp vết thương mau lành. Chườm ấm cũng có thể có tác dụng để loại bỏ bất kỳ lớp vảy nào do viêm bờ mi gây ra. Chườm ấm có thể giúp khuyến khích chất lỏng dư thừa lưu thông ra khỏi vùng mi mắt của bạn.

  • Vệ sinh sạch sẽ

Giữ mi mắt của bạn sạch sẽ luôn luôn tốt cho bạn dù bạn có đang bị ngứa mi mắt hay không. Không sử dụng các loại xà phòng có tác dụng làm khô da, đặc biệt nếu bạn đang bị viêm da. Nếu bạn bị viêm bờ mi, hãy mát-xa mi mắt nhẹ nhàng bằng vải để ngăn dầu tích tụ trong tuyến mi mắt. Bạn cũng có thể thử rửa nhẹ mi bằng dầu gội trẻ em pha loãng hoặc chất tẩy rửa mi mắt được thiết kế riêng.

Cách phòng ngừa ngứa mi mắt

Không nên dụi mắt trong lúc bị viêm hoặc ngứa sẽ làm hiện tượng này nặng thêm
Không nên dụi mắt trong lúc bị viêm hoặc ngứa sẽ làm hiện tượng này nặng thêm

Có nhiều cách để tự phòng ngừa tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thường xuyên vệ sinh bộ ga giường và khăn tắm.
  • Bỏ trang điểm mắt và các sản phẩm dành cho mắt đã sử dụng quá sáu tháng.
  • Không dùng chung đồ trang điểm hoặc dùng dụng cụ trang điểm trên mặt hoặc mắt của bạn.
  • Nếu bạn thường xuyên đeo kính áp tròng, hãy để cho mắt nghỉ ngơi trong vài ngày và thay chúng bằng cách đeo kính. Nếu không bạn hãy đảm bảo rằng mình đã làm sạch ống kính của bạn thường xuyên hoặc chuyển sang loại ống kính đeo hàng ngày và thay hộp kính áp tròng đúng định kỳ.
  • Giữ mi mắt và vùng xung quanh sạch sẽ, nếu được ngừng cả việc không trang điểm trong vài ngày.
  • Tránh dụi hoặc dùng tay chạm vào mắt để ngăn ngừa việc đưa các chất gây dị ứng vào vùng đó.
  • Hãy thử chuyển loại trang điểm hiện tại của bạn sang các loại ít gây dị ứng.
  • Cố gắng xác định các sản phẩm có thể gây ngứa mi mắt của bạn. Thử loại bỏ một vài sản phẩm hoặc thành phần có trong nó một vài ngày hoặc có thể loại bỏ tất cả các sản phẩm và từ từ thử lại từng sản phẩm một.

Ngứa mi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm các chất gây dị ứng và kích ứng trong môi trường. Ngứa và khó chịu cũng có thể được điều trị tại nhà. Nhưng khi tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, không dễ dàng giải quyết, đặc biệt là đi kèm với các triệu chứng khác như đau mắt thì bạn nên đi khám.

Trên đây là phần tổng hợp của tôi về nguyên nhân cũng như hướng dẫn bạn cách khắc phục hiện tượng ngứa mi mắt. Nếu các bạn có thêm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ cho tôi theo số điện thoại 0984 650 816, qua fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn để nhận tư vấn hoặc đến trực tiếp nhà thuốc nơi tôi công tác tại số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, HN. Chúc các bạn sức khỏe!

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Phương Pháp chữa khác

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay

TOP 6 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong Cực Đơn Giản, Hiệu Quả

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Cho đôi chân nghỉ ngơi để giảm đau nhức nhanh chóng

Đau Mu Bàn Chân Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả

Đau Mu Bàn Chân Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào Hiệu...

Nước cam là một loại thức uống chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người

Uống nước cam buổi tối có tốt không? Đâu là thời điểm uống tốt nhất?

Uống nước cam buổi tối có tốt không? Đâu là thời điểm uống tốt nhất?

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Xử Lý Hiệu Quả

Đau tức hạ sườn trái là bệnh gì đang là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc

Đau tức hạ sườn trái là bệnh gì? Chữa ra sao cho hiệu quả?

Đau tức hạ sườn trái là bệnh gì? Chữa ra sao cho hiệu quả?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua