Bé Bị Tưa Lưỡi Trắng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tại Nhà

Tưa lưỡi trắng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy bé bị tưa lưỡi trắng có nguy hiểm không? Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết mời bạn đọc cùng tìm hiểu nội dung qua bài viết dưới đây.

Bé bị tưa lưỡi trắng là gì?

Tưa lưỡi trắng hay còn gọi là nấm miệng, thường gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi đó niêm mạc miệng của trẻ sẽ xuất hiện những mảng bám màu trắng. Vào thời gian đầu khi bệnh mới khởi phát, lưỡi của trẻ chỉ xuất hiện những chấm trắng nhỏ. Theo thời gian chúng sẽ lan rộng ăn sâu vào niêm mạc lưỡi và vòm họng. Từ đó hình thành nên các mảng bám màu trắng trên diện rộng, khó bóc và dễ chảy máu.

Tưa lưỡi trắng là một bệnh lý phổ biến ở khoang miệng, không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện sớm và áp dụng đúng cách chữa sẽ khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú,… lâu dần gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Bé bị tưa lưỡi trắng là gì
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tưa lưỡi trắng

Nguyên nhân trẻ bị tưa lưỡi trắng

Một số nguyên nhân phổ biến khiến bé bị tưa lưỡi trắng, bao gồm:

  • Vệ sinh khoang miệng cho trẻ không đúng cách: Thông thường sau khi uống sữa hay ăn dặm xong cha mẹ đều phải vệ sinh khoang miệng cho trẻ. Nếu để cặn sữa hay thức ăn lưu lại quá lâu sẽ hình thành mảng bám, lâu dần thành nấm lưỡi.
  • Do nhiễm nấm hoặc virus gây bệnh: Trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ bị nấm men, vi khuẩn hoặc virus tấn công. Chúng có thể gây ra bệnh tưa lưỡi trắng, kèm theo triệu chứng như sốt cao, hơi thở có mùi hôi,…
  • Lây bệnh từ mẹ trong quá trình sinh thường: Nếu thai phụ bị nhiễm nấm âm đạo, trong quá trình sinh thường sẽ khiến nấm men bị lây nhiễm sang trẻ. Đồng thời ở những người bị nấm vú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ khiến trẻ bị lây.
  • Nguyên nhân khác: Nếu cho trẻ nhỏ sử dụng nhiều corticoid đường hít để hỗ trợ điều trị hen suyễn hoặc những bệnh lý miễn dịch khác cũng là các nguyên nhân khiến trẻ bị nấm lưỡi.

Biểu hiện của bệnh

Giai đoạn đầu khi trẻ mới bị tưa lưỡi trắng, cha mẹ sẽ thấy trên bề mặt lưỡi của con xuất hiện những đốm trắng nhỏ hình tròn. Theo thời gian những đốm trắng này sẽ lan rộng thành từng mảng, thậm chí là toàn bộ lưỡi khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn có những dấu hiệu khác như:

  • Bị mất vị giác.
  • Bỏ bú, bỏ ăn.
  • Quấy khóc.
  • Cáu kỉnh.
  • Sốt.
  • Miệng có mùi hôi.

Bé bị tưa lưỡi trắng có nguy hiểm không?

Bệnh tưa lưỡi trắng ở trẻ nếu không được phát hiện để điều trị sớm sẽ khiến các đốm trắng dày lên, lan vào thường thở gây ho, viêm phổi, viêm phế quản thậm chí là nấm phổi. Còn nếu đi xuống đường tiêu hóa như dạ dày có thể làm cho trẻ bị tiêu chảy, mất nước, mất sức.

Ngoài ra, nếu để quá lâu các mảng bám màu trắng trên lưỡi của trẻ sẽ khó bong, khi cọ xát hoặc cậy sẽ gây đau đớn, chảy máu hoặc nhiễm trùng gây nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi trắng.

Bé bị tưa lưỡi trắng có nguy hiểm không
Tưa lưỡi trắng nếu không được điều trị từ sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Cách khắc phục tình trạng bé bị tưa lưỡi trắng

Cha mẹ nên quan sát các triệu chứng của trẻ xem tình trạng của con ở mức độ nặng hay nhẹ để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.

Áp dụng mẹo dân gian trị tưa lưỡi trắng ở trẻ

Một số mẹo dân gian cha mẹ có thể áp dụng thực hiện giúp trị nấm lưỡi ở trẻ như sau:

Nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối (dung dịch muối Natri Clorua 0.9%) là một trong những phương pháp phổ biến nhất được dùng trong điều trị nấm lưỡi ở trẻ với mức độ nhẹ. Bởi nước muối có khả năng làm sạch, loại bỏ những đốm trắng trên lưới của trẻ.

Nguyên liệu chuẩn bị: Nước muối sinh lý, gạc.

Cách thực hiện:

  • Cha mẹ rửa sạch tay rồi dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay.
  • Sau đó nhúng vào chén nước muối sinh lý đã chuẩn bị và trà nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi của trẻ.
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng của con được cải thiện.

Rau ngót

Trong Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính ôn giúp thanh nhiệt giải độc, diệt khuẩn, tái tạo các tế bào bị tổn thương trên da do viêm nhiễm, lở loét. Còn theo y học hiện đại trong thành phần của rau ngót có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, photpho, canxi, protein hay các acid amin,…. Vì vậy sử rau ngót trong điều trị tưa lưỡi trắng ở trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao, vừa làm sạch, tiêu viêm lại có thể sát trùng lưỡi và toàn bộ khoang miệng.

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm rau ngót tươi, muối hạt, nước lọc, gạc, cối giã.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau ngót và ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
  • Cho rau vào cối giã cùng vài hạt muối.
  • Chắt lấy nước cốt, nếu đặc có thể thêm 1 chút nước lọc cho loãng ra.
  • Che mẹ rửa sạch tay rồi đeo gạc lưỡi vào đầu ngón tay.
  • Nhúng ngón tay vào chén nước cốt rau ngót và chà nhẹ nhàng lên lưỡi của trẻ.
  • Thực hiện ngày 3 – 4 lần cho đến khi tình trạng nấm lưỡi của trẻ được cải thiện.

Cha mẹ cũng có thể thay thế rau ngót bằng lá hẹ hoặc lá trà xanh để tưa lưỡi trắng cho trẻ. Các phương pháp dân gian này vừa an toàn, vừa dễ kiếm nguyên liệu mà hiệu quả mang lại rất cao.

Dùng thuốc Tây y điều trị tưa lưỡi trắng cho trẻ

Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định trong điều trị tưa lưỡi trắng cho trẻ như:

Nystatin

Nystatin là thuốc kháng sinh chống nấm phổ biến nhất được bác sĩ chỉ định vì vừa an toàn lại hiệu quả đối với trẻ. Thuốc ở dạng viên nén bao đường 500.000 đơn vị. Nên dùng thuốc liên tục trong 7 ngày để đạt được hiệu quả tối đa.

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần dùng 1/5 viên pha với 1ml nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Cha mẹ vệ sinh sạch ngón trỏ rồi quấn gạc quanh.
  • Thấm vào dung dịch trên rồi trà nhẹ nhàng lên lưỡi cho trẻ.
Cách khắc phục tình trạng bé bị tưa lưỡi trắng
Nystatin là thuốc rơ miệng cho trẻ được bác sĩ khuyên dùng

Miconazol

Miconazol thuộc nhóm thuốc imidazol tổng hợp, có tác dụng chống lại nhiều loại nấm khác nhau. Thuốc ở dạng gel bôi rơ miệng nồng độ 2% nên rất tiện lợi và dễ sử dụng. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa,… Đặc biệt không dùng Miconazol cho trẻ bị bệnh về gan, hay dị ứng với thành phần của thuốc.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch ngón tay.
  • Lấy 1 ít gel bôi lên các mảng bám trắng trong lưỡi của trẻ.
  • Dùng mỗi ngày 4 lần.
  • Nên bôi thuốc sau bữa ăn.

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ cha mẹ cũng cần phải tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, sử dụng đúng liều lượng quy định, không tự ý tăng giảm hay thay đổi loại thuốc trong quá trình điều trị để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Những lưu ý khi bé bị tưa lưỡi trắng

Ngoài các phương pháp trên cha mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình điều trị cho trẻ được suôn sẻ và hiệu quả nhất.

  • Khi tưa lưỡi không để các tưa rơi vào trong cổ họng trẻ.
  • Không đưa ngón tay vào quá sâu sẽ kích thích cổ họng dễ làm bé nôn trớ.
  • Nên rơ lưỡi cho trẻ trước bữa ăn 30 phút để trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Không sử dụng mật ong để tưa lưỡi cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì rất dễ gây ngộ độc.
  • Không cậy các mảng trắng trên lưỡi của trẻ dễ gây đau rát, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Không tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Khi thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường nên đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
  • Kể cả không bị nấm lưỡi vẫn nên rơ lưỡi thường xuyên để phòng ngừa cho trẻ.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề bé bị tưa lưỡi trắng cùng với đó là các phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên bạn đã có những kiến thức hữu ích giúp bảo vệ và chăm sóc tốt cho bé yêu của mình.

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Bé Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bé Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

Bé Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

Đau Bụng Kinh Ra Máu Đen Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau Bụng Kinh Ra Máu Đen Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau Bụng Kinh Ra Máu Đen Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Dấu Hiệu Có Thai Tim Đập Nhanh Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết

Dấu Hiệu Có Thai Tim Đập Nhanh Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết

Dấu Hiệu Có Thai Tim Đập Nhanh Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua