Lỗ Tai Bị Ù Một Bên: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Lỗ tai bị ù một bên không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh thì cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp khắc phục khi gặp phải triệu chứng này.
Lỗ tai bị ù một bên là hiện tượng gì?
Lỗ tai bị ù một bên là tình trạng người bệnh không nghe rõ âm thanh truyền tới tai. Các âm thanh sẽ giống như tiếng muỗi, tiếng trống, tiếng sóng biển hoặc tiếng dế kêu. Đi kèm với đó, người bệnh còn có thể bị đau ở tai, ngứa tai và giảm thính giác.
Ù một bên tai có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên người trung niên và người cao tuổi sẽ dễ gặp phải hiện tượng này hơn những người trẻ tuổi.
Nhìn chung, tình trạng ù tai 1 bên không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh bệnh lý nào đó. Để làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến lỗ tai bị ù một bên
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗ tai bị ù một bên, cụ thể như sau:
- Chấn thương: Người bệnh bị ù tai do chấn thương ở vùng đầu, não hoặc một bên cổ.
- Bệnh lý: Người bệnh bị ù tai do gặp phải các bệnh lý như viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, viêm tắc vòi tai.
- Thường xuyên nghe âm thanh lớn: Người bệnh thường xuyên dùng tai nghe với âm lượng lớn hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn lớn như nổ mìn, nổ đá, tiếng pháo, tiếng hoạt động máy móc.
- Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao, càng đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể. Điều này khiến các tế bào lông trong hốc tai bị suy giảm theo.
- Tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, có thể dẫn đến hiện tượng ù tai. Vì vậy người bệnh nên dùng thuốc trong thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Ngoáy tai không đúng cách: Ngoáy tai là cách giúp giảm ngứa và loại bỏ ráy tai hiệu quả. Tuy nhiên ngoáy tai quá nhiều hoặc ngoáy không đúng cách sẽ tạo ra tiếng ồn trong hốc tai.
- Dùng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và đồ uống có cồn khác cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lỗ tai bị ù một bên hoặc cả hai bên.
- Bẩm sinh: Một số người có cấu trúc tai bất thường từ khi sinh ra sẽ dễ cảm thấy bị ù ở một hoặc hai bên tai.
- Khối u: Một số bệnh lý như ung thư hàm, u dây thần kinh âm thanh, các khối u não,… cũng sẽ gây chèn ép và làm mất cân bằng thính giác, khiến người bệnh bị ù tai.
- Yếu tố khác: Thiếu máu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, áp lực công việc, suy nghĩ tiêu cực, cảm lạnh, mắc bệnh tự miễn,…. cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị ù tai.
Bị ù tai là bệnh gì?
Nếu người bệnh chỉ bị ù tai một vài lần rồi khỏi hẳn thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều ngày thì có thể đây là dấu hiệu của những căn bệnh sau:
- U dây thần kinh thính giác: Khi xuất hiện khối u trong tai sẽ chèn ép lên dây thần kinh thính giác, khiến khả năng nghe bị suy giảm. Nếu khối u nằm ở bên trái sẽ gây ù tai trái và ngược lại.
- Thủng màng nhĩ: Tai bị thủng màng nhĩ không chỉ xuất hiện tình trạng ù tai mà còn khiến khả năng tiếp nhận âm thanh bị suy giảm. Trường hợp nghiêm trọng còn khiến người bệnh không thể nghe được nữa.
- Bệnh thận: Bị ù tai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Bởi theo quan điểm của Đông y, thận khai khiếu ra tai. Điều này có nghĩa là thận có ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của thính giác.
- Chấn thương: Não gặp chấn thương sẽ khiến vùng xử lý âm thanh gặp vấn đề. Từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh, giảm lượng máu đến tai, xuất hiện triệu chứng ù tai.
- Viêm tai giữa: Bị viêm tai giữa nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra hiện tượng ù tai, chảy dịch vàng, giảm thính giác.
- Bệnh xơ cứng tai: Xơ cứng tai là bệnh lý về rối loạn di truyền. Khi đó người bệnh sẽ có biểu hiện như ù tai, thậm chí là có thể bị điếc dẫn truyền.
- Bệnh Meniere: Bệnh Meniere là chứng rối loạn ở tai, gây ra các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, mất thính lực, đầy tai…. Căn bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Các loại thuốc được dùng chủ yếu nhằm kiểm soát triệu chứng.
Tai bị ù 1 bên có gây nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp tai bị ù một bên đều không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng ù tai kéo dài lại gây cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chưa kể, người bệnh còn gặp phải những vấn đề khác đi kèm như mất ngủ, lo lắng, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến thính lực.
Một số trường hợp bị ù tai 1 bên kèm theo những triệu chứng dưới đây thì người bệnh cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời:
- Chóng mặt, đau đầu.
- Tai bị chảy mủ viêm.
- Nghe kém đột ngột.
- Triệu chứng ù tai kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mà không thuyên giảm.
Nếu gặp phải những dấu hiệu này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.
Điều trị tình trạng lỗ tai bị ù một bên
Để biết được chính xác phương pháp điều trị là gì, người bệnh cần đến khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc Tây y
Tình trạng lỗ tai bị ù một bên thường được điều trị bằng thuốc. Sau đây là một số loại thuốc Tây được dùng phổ biến:
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn là những loại thuốc cần phải có sự kê đơn của bác sĩ trước khi sử dụng. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể:
- Betaserc: Thành phần chính của thuốc là Betahistine Dihydrochloride không chỉ giúp tăng cường lưu thông máu đến não và ốc tai mà còn cải thiện được tình trạng ù tai và chóng mặt.
- Piracetam: Thuốc giúp điều hướng tâm thần, làm ổn định khả năng tiêu hao glucose của não bộ, phóng thích dopamine. Ngoài ra, thuốc cũng giúp cân bằng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng ù tai, chóng mặt.
- Stugeron: Thành phần chính là Cinarizin, giúp ổn định tiền đình, hỗ trợ các cơ trơn của mạch máu co bóp nhẹ nhàng, giảm thiểu các ion calci. Từ đó giúp cải thiện tình trạng ù tai, chóng mặt, hoa mắt, mất trí nhớ,…
Thuốc trầm cảm, lo âu
Nếu hiện tượng ù tai xuất phát do trầm cảm lo âu, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc đặc trị phù hợp. Điển hình như: Clomipramine, Imipramine, Desipramine, Nortriptyline, Protriptylin, Alprazolam, Diazepam, Clonazepam.
Sử dụng các loại thuốc này có tác dụng cải thiện tình trạng ù tai, giảm bớt gánh nặng về tâm lý, hỗ trợ sự hoạt động của các dây thần kinh thính giác. Từ đó, làm giảm đáng kể tình trạng ù tai.
Chăm sóc tại nhà
Nếu bị ù tai không phải do bệnh lý gây nên, người bệnh có thể cải thiện tình trạng này bằng một số mẹo tại nhà như sau:
- Tinh dầu tràm: Người bệnh đổ một ít tinh dầu tràm ra bàn tay, massage trước và sau tai thật nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ giúp giảm ù tai một cách nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Tỏi: Tỏi giúp tăng cường lưu thông máu và kiểm soát lượng đường trong máu. Để làm giảm ù tai, người bệnh dùng ½ muỗng rượu tỏi trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để tăng cường sức khỏe.
- Hành tây: Để chữa ù tai một bên, người bệnh dùng khoảng 300g hành tây, thái nhỏ và ngâm cùng với 1 lít nước trong vòng nửa ngày. Sử dụng nước này để uống hàng ngày, mỗi ngày 3 ly để bệnh được cải thiện.
- Kinh giới: Kinh giới rất hữu ích trong trường hợp lỗ tai bị ù một bên do tuần hoàn máu kém lưu thông. Để dùng kinh giới chữa ù, bạn lấy 1 muỗng cà phê kinh giới khô đem hãm cùng một tách nước nóng trong khoảng 5 phút. Sử dụng mỗi ngày 2 ly trà kinh giới. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực.
- Bí ngô: Lỗ tai bị ù một bên cũng có thể do cơ thể thiếu vitamin A và kẽm. Trong khi đó bí ngô có nhiều vitamin và khoáng chất. Từ đó sẽ giúp cải thiện chứng ù tai hiệu quả.
Lời khuyên của bác sĩ cho người bị ù tai
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng lỗ tai bị ù một bên, người bệnh nên áp dụng một số lời khuyên từ chuyên gia dưới đây:
- Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất bao gồm vitamin C, vitamin E, kali, folate,… Không ăn thực phẩm quá mặn, nhiều dầu mỡ vì ảnh hưởng tới huyết áp, làm giảm khả năng lưu thông máu đến tai.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập như yoga, thiền, dưỡng sinh, chạy bộ,…
- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn hoặc âm thanh quá lớn. Nếu phải làm việc trong các môi trường có nhiều tiếng ồn thì nên sử dụng các biện pháp bảo vệ tai.
- Căng thẳng, mất ngủ kéo dài có thể khiến tình trạng lỗ tai bị ù một bên trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và hạn chế stress kéo dài.
- Không nên vệ sinh lỗ tai bằng tăm bông vì chúng có thể khiến cho ráy tai bị đẩy vào trong, cọ vào màng nhĩ. Thay vào đó người bệnh nên vệ sinh tai tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên sử dụng tai nghe trong thời gian dài đồng thời không bật âm lượng tai nghe quá to. Nên vệ sinh tai nghe sạch sẽ để tránh vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập vào tai.
- Những người bị ù tai nên hạn chế đi bơi, khi tắm tránh để nước vào tai khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm. Sau khi tiếp xúc với nước nên lau khô tai bằng khăn bông mềm. Nếu nước vào tai bạn hãy nghiêng đầu qua bên tai đó và kéo dái tai để nước thoát ra ngoài.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, hút thuốc lá, hạn chế ngửi phải khói thuốc. Bởi chúng sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến dây thần kinh ở tai.
- Nên đi khám sức khỏe bộ phận tai mũi họng định kỳ. Việc thăm khám không chỉ giúp bạn kiểm soát được tình hình sức khỏe mà còn giúp phát hiện những mầm bệnh tiềm ẩn. Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra cho bạn phương án điều trị kịp thời.
Lỗ tai bị ù một bên có thể không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này lại làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, tốt nhất khi gặp phải tình trạng ù tai kéo dài mà chưa xác định rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng.
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!