Đau Nhức Tai Bên Trái: Cách Xử Trí Đơn Giản Và An Toàn Nhất

Đau nhức tai bên trái, đôi khi kèm theo ù tai, chóng mặt, mệt mỏi… là những triệu chứng thường gặp. Tình trạng này làm nhiều người lo lắng sức khoẻ đang có vấn đề nghiêm trọng liên quan đến khối u, dây thần kinh hộp sọ… Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến vùng tai trái bị đau nhức và cách xử trí khi mắc phải, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau nhức tai bên trái

Tai là một trong những cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể, được chia thành 3 bộ phận chính: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Mỗi bộ phận chịu trách nhiệm đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ khác nhau:

  • Tai ngoài: Được tính từ vành tai, ống tai tới màng nhĩ.
  • Tai giữa: Bao gồm các dãy xương nhỏ, vòi nhĩ.
  • Tai trong: Là phần trong cùng và chứa ốc tai.

Trong đó, vành tai là bộ phận đầu tiên tiếp nhận âm thanh, hứng rồi đưa âm thanh theo ống tai đập vào màng nhĩ làm bộ phận này rung lên. Đây là hình thức chuyển đổi âm thanh thành các rung động, chúng theo chuỗi xương con đưa các tín hiệu thu nhận được đến tai trong và tác động vào ốc tai khiến cho chất dịch cùng hệ thống lông nhung trong ốc tai chuyển động theo.

Những chuyển động kể trên tạo ra các xung điện kích thích dây thần kinh thính giác giúp cho các tín hiệu âm thanh đã tiếp nhận được đưa lên não. Do vậy mà chúng ta có thể nghe và phân biệt được các loại âm thanh một cách dễ dàng. Khi có bất cứ tác động nào sẽ đều gây đau nhói tai, làm gián đoạn hoặc hạn chế hoạt động dẫn truyền âm thanh tới não bộ.

Về tình trạng đau nhức tai bên trái, có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Ráy tai tích tụ quá nhiều: Ráy tai được xem là “hàng rào” giúp bảo vệ tai khỏi bụi bẩn, vi trùng từ ngoài môi trường. Tuy nhiên, nếu lượng ráy tai tiết ra quá lớn, bị tích tụ quá nhiều sẽ gây ngứa ngáy, ù tai, hạn chế chức năng nghe, thậm chí là gây đau nhức.
  • Tư thế ngủ nghiêng trái: Thói quen ngủ nghiêng bên trái quá nhiều, nằm ngủ thời gian dài chỉ với một tư thế có thể khiến tai trái đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là cơn đau bên ngoài tai do tác động cơ học, hoàn toàn không đáng lo ngại.
  • Chấn thương, tác động ngoại lực: Việc bị va đập vật cứng vô tình có thể khiến tai trái tổn thương dẫn đến đau nhức trong vài ngày sau đó thuyên giảm và khỏi hẳn.
đau nhức tai bên trái có thể do những nguyên nhân sinh lý, chấn thương
Khi tai trái bị đau nhức có thể do những nguyên nhân sinh lý, chấn thương

Đau nhức tai bên trái là bị bệnh gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai – mũi – họng, nếu tai trái hoặc cả 2 tai bị đau nhức kéo dài, kèm theo ù tai, chóng mặt, thị lực suy giảm, cơ thể mệt mỏi… thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Dù là bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ thì mỗi người tuyệt đối không được chủ quan:

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng cực phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh lý này thường gây nên các triệu chứng như ù tai, đau nhức trong tai.

Nếu viêm tai giữa xuất hiện ở tai trái sẽ gây đau nhức tai trái và cũng tương tự đối với tai phải. Khi không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây suy giảm thính lực nghiêm trọng, thậm chí làm thủng màng nhĩ, gây viêm não hoặc viêm màng não.

Thủng màng nhĩ

Khi màng nhĩ trái bị tổn thương sẽ gây đau nhức tai bên trái, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến thính lực khi không được điều trị sớm. Tình trạng thủng màng nhĩ có thể do vật nhọn tác động từ bên ngoài, tay, móng tay hoặc do thay đổi áp suất đột ngột, tai phải chịu tác động của âm thanh có cường độ lớn như tiếng nổ bom mìn…

đau nhức tai bên trái có thể là do thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ trái sẽ gây đau nhức tai trái, giảm thính lực

Nhiễm trùng tai trong

Nhiễm trùng tai trong thực chất là hiện tượng viêm tai gây đau tai trong. Ngoài triệu chứng đau nhức, bệnh còn kèm theo hiện tượng mủ ứ đọng trong tai, mờ mắt, mất thăng bằng, nôn và buồn nôn, thậm chí tạm mất thính giác trong một thời gian.

Tuy nhiễm trùng tai trong không gây ra tổn thương vĩnh viễn nhưng nếu nặng có thể gây tổn thương các bộ phận trong tai trong thời gian dài. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân, giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.

Khối u ở tai trái

Nếu tai trái có khối u sẽ gây áp lực lớn cho tai, làm tổn thương cấu trúc tai và gây nên tình trạng đau nhức. Nghiêm trọng hơn, những tổn thương ở vị trí này nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nhiễm trùng sau đó lây lan đến các vùng lân cận trong hộp sọ làm phát sinh nhiều biến chứng: Viêm màng não, áp xe trong não, tổn thương dây thần kinh sọ… 

đau nhức tai bên trái do khối u hình thành
Khối u hình thành ở tai trái cũng có thể phát sinh đau nhức

Đau nhức tai bên trái có nguy hiểm không?

Thực tế, nếu tai trái bị đau nhức do ráy ứ đọng, ngủ sai tư thế hoặc chấn thương va đập thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu do nguyên nhân bệnh lý và không được can thiệp sớm có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Sa sút sức khỏe, ảnh hưởng đến cấu trúc tai, điếc tai, ù tai, giảm thính lực… thậm chí là điếc vĩnh viễn.

Ngoài ra, nếu đau nhức tai bên trái do nhiễm trùng khi không được điều trị sẽ lây lan sang những mô lân cận. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng xương chũm, tổn thương xương, hình thành nang có mủ…

Trong trường hợp tai trái bị đau dữ dội, cơn đau diễn biến tồi tệ hơn trong 24 đến 38 giờ kèm theo chóng mặt, đau đầu, xung quanh tai sưng, máu hoặc mủ chảy ra từ tai… thì người bệnh cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám. Căn cứ vào mức độ tổn thương ở tai trái mà bác sĩ sẽ cho chỉ định dùng thuốc, phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa khác.

Cách xử trí khi bị đau nhức tai bên trái

Dù do bệnh lý hay vì nguyên nhân nào khác, đau tai trái ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do vậy, nếu gặp tình trạng này bạn nên sớm áp dụng một số biện pháp xử trí dưới đây:

Làm sạch tai, lấy ráy tai thường xuyên

Ráy tai ứ đọng, tích tụ trong ốc tai có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức. Chính vì vậy mà nếu nhận thấy có nhiều ráy tai bạn hãy vệ sinh tai sạch sẽ, lấy hết phần ráy để tai được “thông thoáng” và loại bỏ triệu chứng đau nhức.

Trong trường hợp lượng ráy tích tụ quá lớn, không thể lấy hết tại nhà hãy đến cơ sở chuyên khoa, địa chỉ chăm sóc Tai – mũi – họng uy tín để được hỗ trợ. Tránh việc cố lấy ráy, vệ sinh tai sai cách mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách xử trí khi bị đau nhức tai bên trái
Nên chú ý vệ sinh tai thường xuyên để loại bỏ ráy tích tụ

Điều chỉnh tư thế ngủ

Chính thói quen nằm nghiêng bên trái có thể gây nên những áp lực cho tai. Thời gian đầu sẽ gây đau nhức tai trái, lâu dần làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của mỗi người.

Do vậy, nếu bị đau tai trái bạn nên điều chỉnh, thay đổi sang tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng phải. Điều này sẽ ít nhiều làm giảm áp lực cho tai trái, hạn chế gây đau đáng kể.

Tăng cường bổ sung vitamin

Các nhóm vitamin có tác dụng chống oxy hóa như vitamin A, C, E sẽ giúp giảm đau tai do viêm tai gây nên. Đồng thời, vitamin cũng có tác dụng củng cố miễn dịch, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh.

Mỗi người có thể bổ sung vitamin bằng cách tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn hằng ngày như: Rau cải, súp lơ, rau bina, cam, bưởi, ổi,… hoặc uống nước ép, sinh tố để bớt nhàm chán và dễ tiêu hoá hơn.

Chườm lạnh/chườm nóng

Đây là biện pháp giảm đau được sử dụng tương đối phổ biến. Tuỳ vào mức độ đau nhức tai bên trái mà mỗi người có thể lựa chọn hình thức chườm nóng hoặc chườm lạnh phù hợp.

  • Chườm lạnh: Giảm đau, giảm viêm. Nên bọc đá vào túi chườm hoặc khăn bông mềm, tránh chườm đá trực tiếp lên tai vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Chườm nóng: Cải thiện lưu thông máu, giảm đau tạm thời. 
đau nhức tai bên trái cần chườm lạnh
Chườm ngoài cũng là cách hỗ trợ giảm đau tai tái hiệu quả

Xoa bóp ngoài tai

Để giảm bớt triệu chứng đau tai trái, người bệnh có thể tham khảo các động tác massage ngoài tai. Hãy xoa bóp nhẹ nhàng từ sau tai tới cổ, cơ hàm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm một vài bài tập vùng cổ để giảm bớt đau mỏi.

Dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật ngoại khoa

Trong trường hợp nghi ngờ đau tai bên trái do bệnh lý viêm tai, nhiễm trùng hay có khối u gây nên mỗi người nên chủ động thăm khám. Lúc này tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật cho phù hợp.

  • Viêm tai giữa: Can thiệp nội khoa bằng kháng sinh đường uống, thuốc nhỏ tai, vệ sinh bằng nước muối sinh lý/oxy già hoặc thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ. Trường hợp không đáp ứng có thể can thiệp chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo, phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.
  • Thủng màng nhĩ: Giữ tai luôn khô ráo kết hợp sử dụng kháng sinh tại chỗ, nếu có nhiễm trùng sẽ dùng Amoxicillin 500mg. Nếu màng nhĩ không tự lành có thể tiến hành vá màng nhĩ hoặc làm phẫu thuật tạo hình màng nhĩ.
  • Nhiễm trùng tai: Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng kháng sinh đường uống, có thể kết hợp thuốc giảm đau hạ sốt nếu cần thiết. Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng, kéo dài không khỏi có thể tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ, tiệt căn xương chũm hoặc đặt ống thông khí màng nhĩ.
  • Khối u ở tai trái: Nếu là khối u lành tính sẽ được chỉ định điều trị bằng cách cắt bỏ. Trường hợp khối u ung thư ở ngoài tai sẽ phải kết hợp phẫu thuật cắt bỏ và phẫu thuật ghép da. Với khối u ung thư ở ống tai hoặc xương thái xương bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ sau đó tiến hành xạ trị.
đau nhức tai bên trái có thể cần dùng  thuốc thậm chí phẫu thuật
Trong một vài trường hợp, bệnh nhân cần dùng thuốc thậm chí phẫu thuật

Phòng tránh đau nhức tai bên trái hiệu quả

Đau nhức, tổn thương ở tai trái nói riêng và cả 2 tai nói chung là điều không ai mong muốn. Để phòng tránh tình trạng này mỗi người có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, lau khô trong tai sau khi tắm gội/bơi, lấy ráy tai 2-3 lần/tuần. 
  • Đa dạng hơn tư thế ngủ, tránh ngủ nghiêng bên trái quá lâu trong thời gian dài.
  • Cẩn trọng khi vệ sinh tai hoặc khi cầm vật nhọn để tránh gây ra các tổn thương ngoài tai cũng như màng nhĩ.
  • Điều trị dứt điểm viêm amidan kéo dài để không gây viêm tai giữa cùng nhiều triệu chứng liên quan đến Tai – mũi – họng khác.

Đau nhức tai bên trái tuy chưa đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng ít nhiều cũng tác động, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do vậy, nếu bị đau tai kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm theo một số triệu chứng ở mắt, họng… cần sớm đến bệnh viện thăm khám để được hỗ trợ. Bệnh nhân tuyệt đối không nên vì chủ quan mà gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Vết thương hở kiêng ăn gì? Những lời khuyên từ chuyên gia [ĐỪNG BỎ LỠ]

Phương Pháp chữa khác

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Ngón Tay

Mẹo Chữa Rát Lưỡi

Trị Hôi Miệng Bằng Mật Ong

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bị Nhức Đầu Thường Xuyên: Cách Khỏi Đau Nhanh, An Toàn, Hiệu Qủa

Bị Nhức Đầu Thường Xuyên: Cách Khỏi Đau Nhanh, An Toàn, Hiệu Qủa

Dấu Hiệu Có Thai Tim Đập Nhanh Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết

Dấu Hiệu Có Thai Tim Đập Nhanh Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết

Dấu Hiệu Có Thai Tim Đập Nhanh Và Những Điều Thai Phụ Cần Biết

đau bụng dưới bên phải nữ

Đau Bụng Dưới Bên Phải Nữ Cảnh Báo Bệnh Gì? Làm Sao Mau Khỏi?

Đau Bụng Dưới Bên Phải Nữ Cảnh Báo Bệnh Gì? Làm Sao Mau Khỏi?

Trẻ Em Đau Bụng Dưới Rốn: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Trẻ Em Đau Bụng Dưới Rốn: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Trẻ Em Đau Bụng Dưới Rốn: Nguyên Nhân Do Đâu Và Điều Trị Thế Nào?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua