Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng như dị ứng, mề đay, sốt phát ban hoặc viêm da. Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ gặp phải tình trạng này mà cần cho trẻ đi khám sớm để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các biện pháp điều trị bệnh, hãy cùng tham khảo nội dung sau đây của Dominhtuan.com.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng là một hiện tượng khá phổ biến. Đây có thể là một triệu chứng của bệnh hoặc là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. 

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng đều không đáng lo ngại. Bệnh cũng sẽ được cải thiện sau vài tuần nếu được điều trị và chăm sóc cẩn thận. 

Nhìn chung, hiện tượng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có biểu hiện rất đa dạng với nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà cho trẻ khi chưa nắm rõ nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời. 

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng là một hiện tượng khá phổ biến
Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng là một hiện tượng khá phổ biến

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở bụng

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng:

  • Những nốt mụn nhỏ màu đỏ mọc rải rác hoặc mọc thành từng đám trên da bụng.
  • Mẩn đỏ có thể xuất hiện ở một vùng da sau đó lan rộng sang những vùng da bên cạnh khác.
  • Các nốt mẩn đỏ có hiện tượng ngứa.
  • Có thể kèm theo tình trạng sốt trên 38 độ.
  • Trẻ khó chịu, bỏ bú, quấy khóc, khó ngủ.
  • Trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện mủ trắng li ti trên bề mặt da.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng, bao gồm:

Dị ứng

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn rôm, sữa tắm, lông thú nuôi, phấn hoa, bụi bẩn, lông quần áo,… Khi đó, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, gãi hoặc quấy khóc.

Nổi mề đay

Nổi mề đay là một căn bệnh da liễu thường gặp xảy ra do phản ứng miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Trẻ bị nổi mề đay sẽ có những dấu hiệu như nổi sần đỏ trên da khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát, châm chích khó chịu. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Thời tiết thay đổi

Cơ thể của trẻ sơ sinh cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Chỉ cần thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc đột ngột chuyển mùa cũng sẽ khiến trẻ dễ bị nổi mẩn đỏ ở bụng hoặc toàn thân.  

Nhiễm khuẩn

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu nên dễ bị vi khuẩn và virus tấn công, gây viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ. Nếu cha mẹ không vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, đúng cách, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Sốt phát ban

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng có thể là do sốt phát ban gây ra. Khi đó, trẻ sẽ có hiện tượng nổi mẩn đỏ trên da, sốt cao nhưng không kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Chỉ cần giúp trẻ hạ sốt thì những nốt mẩn đỏ trên da sẽ hoàn toàn biến mất mà không để lại di chứng gì.

Viêm da

Trẻ sơ sinh có thể bị viêm da do nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hoặc do bị di truyền bệnh từ ông bà cha mẹ. Thông thường những trẻ từ 6-9 tháng tuổi sẽ gặp phải các vấn đề về da liễu như chàm eczema, viêm da mủ, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da thể tạng… Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng viêm nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng có thể do các bệnh viêm da gây nên
Hiện tưởng nổi mẩn đỏ có thể do các bệnh viêm da gây nên

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng có nguy hiểm không?

Đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng đều KHÔNG đáng lo ngại. Những nốt mẩn đỏ này sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị.

Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên quá chủ quan. Cần quan sát các triệu chứng đi kèm và biết được nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ là gì. Từ đó có thể được phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Ngoài ra, hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở bụng cũng cho thấy hệ miễn dịch của trẻ không tốt. Trẻ có thể dễ bị mắc các bệnh khác do virus và vi khuẩn gây nên. Vì vậy nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt, khó thở, sưng tấy nặng, nôn trớ, ngủ li bì, bỏ bú, quấy khóc,… thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

Điều trị nổi mẩn đỏ ở bụng cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng, cha mẹ có thể áp dụng điều trị theo một số phương pháp dưới đây.

Áp dụng mẹo dân gian

Khi trẻ bị mẩn ngứa ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng điều trị bằng một số mẹo dân gian như sau:

Mướp đắng

Mướp đắng là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh da liễu. Trong thành phần của mướp đắng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm và phục hồi những tổn thương trên da. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1/2 trái mướp đắng, rửa sạch, loại bỏ ruột.
  • Cho mướp đắng vào xay nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị nổi mẩn đỏ của trẻ.
  • Đắp mướp đắng lên vùng bụng của trẻ.
  • Đợi khoảng 15 phút thì rửa mặt lại thật sạch với nước ấm.
  • Thực hiện mỗi tuần 3 lần cho đến khi trẻ khỏi hẳn.

Lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất như Estragol, Hydroxychavicol, Chavicol, Betel Phenol, Diastase,… Những chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng, viêm da cơ địa cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng.
  • Vớt lá trầu không ra, cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước.
  • Khi nước sôi pha thêm với nước lạnh để tắm cho trẻ.
  • Thực hiện đều đặn phương pháp này khoảng 3-4 lần/tuần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Nha đam

Nha đam là một nguyên liệu tự nhiên rất an toàn, lành tính cho làn da. Trong thành phần của nha đam có chứa hoạt chất glycoprotein, polysaccharide và monosaccharide, có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và nấm men trên da. Ngoài ra, nha đam còn chứa một lượng lớn acid gamma linolenic, vitamin E, vitamin C giúp làm giảm tình trạng dị ứng và chữa lành những tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 lá nha đam kích thước vừa đủ.
  • Rửa sạch nha đam, cạo lấy phần gel bên trong.
  • Cho gel nha đam vào ngâm với nước muối loãng 10 phút.
  • Thoa gel nha đam lên vùng da bị nổi mẩn đỏ ở trẻ nhỏ.
  • Sau khoảng 20 phút thì lau khô lại cho trẻ bằng khăn bông mềm.

Lá khế tươi

Lá khế tươi là nguyên liệu tự nhiên có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin C, kẽm, sắt, magie, chất chống oxy hoá,… Những hoạt chất này có tác dụng cải thiện tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ. Đồng thời hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn giúp bảo vệ làn da của trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng có nguy hiểm không
Trẻ sơ sinh tắm lá khế tươi giúp cải thiện nổi mẩn đỏ

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế.
  • Rửa sạch và ngâm lá khế với nước muối loãng 10 phút.
  • Đem lá khế nấu cùng với 1,5 lít nước.
  • Khi nước sôi thì đem pha với nước lạnh để tắm cho trẻ.
  • Phần bã lá khế có thể chà nhẹ lên da trẻ để tăng hiệu quả điều trị.
  • Áp dụng mỗi tuần 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Dùng thuốc Tây y

Trường hợp cha mẹ đã áp dụng các cách điều trị tại nhà nhưng trẻ vẫn bị nổi mẩn ngứa, bệnh tình kéo dài dai dẳng và có dấu hiệu chuyển nặng. Lúc này, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc Tây y như sau:

  • Thuốc uống: Một số loại thuốc uống như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng histamin H1,… được chỉ định sử dụng cho trẻ khi bị mẩn ngứa ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên khi cho trẻ dùng thuốc, cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Kem dưỡng ẩm: Kem bôi da sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da, cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở trẻ. Mỗi ngày bôi từ 1-2 lần sẽ giúp làm giảm ngứa nhanh, dịu mẩn đỏ và không để lại sẹo thâm trên người trẻ. Tuy nhiên cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm an toàn, lành tính và phù hợp với cơ địa của trẻ.
  • Thuốc bôi da: Một số loại thuốc bôi da trị mẩn đỏ cha mẹ có thể sử dụng cho trẻ như Eumovate Cream, Axcel Hydrocortisone, Eucerin, Atopiclair,… Những loại thuốc này có chứa các thành phần vitamin C, E, acid glycyrrhetinic, acid hyaluronic,… có tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, dị ứng, viêm nhiễm trên da.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị khi trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở bụng, cha mẹ cần chú ý những vấn đề sau để bệnh nhanh chóng được cải thiện:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ cẩn thận bằng cách tắm nước ấm và lau khô người cho trẻ.
  • Nên dùng loại sữa tắm dịu nhẹ, có thành phần tự nhiên để tránh gây hiện tượng kích ứng.
  • Vệ sinh miệng, lưỡi của trẻ sau khi cho trẻ ăn hoặc bú.
  • Giữ cho không gian ngủ và sinh hoạt của trẻ được thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, tránh tình trạng quá ẩm ướt, nóng bức, ngột ngạt.
  • Không để bé cào gãi lên da, tránh làm trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào da.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh những bộ trang phục bó sát, cọ vào cơ thể gây khó chịu.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước ép, sinh tố để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 
  • Để trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng mẩn ngứa như phấn hoa, lông vật nuôi, khói bụi, mỹ phẩm,…
  • Khi thời tiết chuyển lạnh nên chú ý giữ ấm cơ thể và dưỡng ẩm da của trẻ. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thành phần là dược liệu an toàn, không corticoid, paraben, chất bảo quản gây hại.

Trên đây là những thông tin giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở bụng. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ được tốt hơn.

Không nên bỏ lỡ:

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bé Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bé Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

Bé Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Qủa

Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Miệng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Phòng Ngừa

Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Miệng? Cách Phòng Ngừa

Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Miệng? Cách Phòng Ngừa

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?

Bé Bị Tưa Lưỡi Trắng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tại Nhà

Bé Bị Tưa Lưỡi Trắng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tại Nhà

Bé Bị Tưa Lưỡi Trắng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tại Nhà

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua