Mang Thai Nhưng Không Có Dấu Hiệu Gì Có Bị Làm Sao Không?
Thông thường khi mang thai phụ nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nhạy cảm với mùi,… Tuy nhiên trong một số trường hợp nữ giới mang thai nhưng không có dấu hiệu gì. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu, liệu có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây Dominhtuan.com sẽ cùng bạn đọc giải đáp vấn đề này.
Mang thai nhưng không có dấu hiệu gì nguyên nhân do đâu?
Trong thời gian đầu khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi như buồn nôn, nhạy cảm với mùi, chán ăn, đau ngực, mệt mỏi, cáu gắt… Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ có những biểu hiện trên mà còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trong một số trường hợp, những sự thay đổi này không quá rõ ràng nên khiến chị em nhầm lẫn với dấu hiệu của tình trạng sức khỏe khác.
Những lý do chủ yếu gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
- Người mới được thụ thai: Khi vừa thụ thai, cơ thể của nữ giới cũng không có biểu hiện mang thai rõ ràng. Trong trường hợp này bạn sẽ nhận thấy mình bị chậm kinh từ 1 – 2 tuần do trứng được thụ tinh mới vừa làm tổ và bào thai bắt đầu phát triển.
- Người có sức khỏe ổn định: Một số chị em phụ nữ có sức khỏe tốt, không gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu nên không nhận ra rằng mình đã có thai.
- Dấu hiệu mang thai không rõ ràng: Khi mang thai, một số mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, đau lưng, da nổi mụn,… Nhưng vì biểu hiện không rõ ràng nên dễ nhầm lẫn sang dấu hiệu của bệnh lý khác.
- Dấu hiệu mang thai đến muộn: Có nhiều trường hợp sau khi thai nhi đã phát triển được một thời gian dài, có thể chuyển động trong tử cung, mẹ bầu mới cảm nhận các dấu hiệu của việc mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài sự nhạy cảm của cơ thể mẹ bầu thì còn có thể do người mẹ có thói quen hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải nhiều khói thuốc lá, dẫn tới độc tố xâm nhập cơ thể. Điều này khiến cho các dấu hiệu mang thai xuất hiện muộn.
Mang thai nhưng không có dấu hiệu gì – Liệu có phải bệnh lý?
Phần lớn trường hợp mang thai nhưng không có dấu hiệu gì là hết sức bình thường. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý mà chị em không nên chủ quan.
Buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai nhưng lại không thấy xuất hiện dấu hiệu nào hoặc các triệu chứng chỉ lướt thoáng qua trong thời gian ngắn và không biểu hiện rõ ràng. Chính điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng của mẹ và thai nhi.
Sảy thai
Các triệu chứng khi mang thai như ốm nghén, nhạy cảm với mùi, chán ăn,… mặc dù có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy em bé đã đến bên cạnh. Nhưng nếu mang thai mà không xuất hiện một trong số các dấu hiệu trên thì lại khiến mẹ bầu lo lắng vì không cảm nhận được sự liên kết với thai nhi.
Vì vậy nếu có em bé mà mẹ bầu không cảm nhận được các triệu chứng của thai kỳ hoặc các triệu chứng đó đột ngột biến mất thì hãy cẩn thận bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, nếu thấy xuất hiện tình trạng như đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo bất thường thì mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
Lưu ý quan trọng khi mang thai mẹ bầu cần biết
Mang thai là một trong những điều thiêng liêng và tuyệt vời nhất đối với bất cứ người phụ nữ nào. Vì vậy nếu có bầu, chị em nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
- Thường xuyên đi siêu âm, xét nghiệm định kỳ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, đủ chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ có thai kỳ an toàn.
- Không ăn cay, nóng, chua, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn.
- Không uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga, chất kích thích, thuốc lá.
- Uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây để tăng sức đề kháng và giúp nước ối dồi dào để em bé phát triển tốt nhất.
- Không ăn những đồ dễ làm tăng nguy cơ sảy thai như dứa, rau ngót, rau dăm…
- Chia thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no hoặc quá đói để dạ dày không bị quá tải.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tuyệt đối không làm việc nặng, quá sức.
- Tham gia các khóa học hoặc đọc thêm sách để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, không thức muộn quá 22h đêm.
- Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu trong thời gian dài.
- Tập yoga, đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để duy trì thể lực dẻo dai, đảm bảo sức khỏe.
- Nếu thấy dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao mang thai nhưng không có dấu hiệu gì? Bên cạnh đó là những lưu ý trong quá trình mang bầu để cả mẹ và thai nhi có được một sức khỏe tốt nhất. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ giúp ích một phần nào đó cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!