Nước Bọt Có Màu Vàng Là Bệnh Gì? Làm Sao Để Khỏi Ngay?
Nước bọt có màu vàng là bệnh gì, nguyên nhân do đâu là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bởi lẽ, ở trạng thái khỏe mạnh nước bọt nhờn, trong, có bọt, nên khi chất tiết này có sự thay đổi về màu sắc khiến không ít người lo lắng là điều dễ hiểu. Nếu cũng đang gặp tình trạng này và có nhiều băn khoăn, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến nước bọt màu vàng
Nước bọt hay nước miếng, nước dãi là chất tiết có dạng nhờn, trong được tiết ra từ các tuyến nước bọt ở khoang miệng. Bao gồm các tuyến là mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.
Theo Chuyên trang sức khỏe Healthline của Mỹ, nước bọt không chỉ có vai trò duy trì độ ẩm khoang miệng mà còn thực hiện chức năng của chất hỗ trợ tiêu hoá (hoạt động nhai, nuốt). Đồng thời chất tiết này tham gia điều hòa độ acid trong miệng, kiểm soát vi khuẩn tại đây, hạn chế tình trạng răng bị sâu mòn.
Không phải lúc nào nước bọt chuyển sang màu vàng cũng là biểu hiện của bệnh lý. Đôi khi, tình trạng này chỉ là kết quả của việc ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách:
- Thực phẩm còn sót lại ở miệng: Một số loại thực phẩm có màu vàng như kẹo chanh, bánh kem, nước ép dứa… đôi khi sẽ khiến phần lưỡi, nước bọt của chúng ta chuyển sang màu vàng. Nhất là nếu như bạn sử dụng những thực phẩm này trước khi đi ngủ nhưng không đánh răng, vệ sinh miệng thì rất có thể nước bọt sẽ có màu vàng, thậm chí là nâu khi thức giấc vào buổi sáng.
- Tư thế ngủ không đúng: Nếu nằm ngủ với gối quá cao sẽ khiến đầu và cổ ngửa ra, khiến miệng bị mở suốt thời gian dài. Điều này không chỉ khiến miệng khô mà còn gây nên cảm giác khó chịu, tăng nguy cơ khô họng, viêm họng, làm cho nước bọt có màu vàng khi thức dậy.
Tuy vậy, nếu không do ăn uống hay tư thế ngủ sai, việc nước bọt đột nhiên có màu vàng sẽ là cảnh báo vấn đề sức khỏe. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà cơ thể mắc phải. Để trả lời câu hỏi: “Nước bọt có màu vàng là bệnh gì”, hãy cùng theo dõi nội dung tiếp theo.
Tình trạng nước bọt có màu vàng là bệnh gì?
Những thay đổi về màu sắc, kết cấu của nước bọt nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, thói quen ăn ngủ sẽ được cải thiện ngay sau 1-2 ngày điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thay đổi ngay cả khi đã vệ sinh răng miệng đúng cách, lựa chọn tư thế ngủ phù hợp thì rất có thể là cảnh báo bất thường về sức khỏe.
Vậy nước bọt có màu vàng là bệnh gì? Thực tế, tình trạng này có thể do các bệnh lý sau gây nên:
Hoạt động bài tiết nước bọt bị rối loạn
Khi hoạt động bài tiết nước bọt bị cản trở, tuyến nước bọt chỉ bài tiết lượng nhỏ nước bọt do cơ thể mất nước/thiếu nước sẽ gây cảm giác khô miệng. Lúc này, người bệnh sẽ nhận thấy nước bọt trở nên đặc quánh, chuyển sang màu vàng và thậm chí có mùi hôi.
Xem thêm: Nước Bọt Có Màu Nâu Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Ở chiều ngược lại, nước bọt tiết quá nhiều khi họng viêm sưng sẽ khiến mỗi người không dám tiết nước bọt do cảm giác đau. Khi đó, nước bọt cũng sẽ bị tồn ứ tại khoang miệng, lâu dần cũng có sự thay đổi về màu sắc.
Khi nước bọt có màu vàng là bệnh gì? – Khoang miệng viêm nhiễm
Hoạt động bài tiết nước bọt ở khoang miệng diễn ra 24/24, ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi, các cơ quan trong trạng thái tĩnh thì nước bọt vẫn được bài tiết. Tuy nhiên, lượng nước bọt được tiết ra lúc chúng ta ngủ sẽ ít hơn.
Quá trình này khiến cho mỗi người luôn có cảm giác miệng khô, hơi thở có mùi khi thức dậy. Nếu một hoặc một số cơ quan tại khoang miệng gặp tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn thì nước bọt và hơi thở sẽ có mùi nặng hơn, buổi sáng ngủ dậy nước bọt cũng sẽ có màu vàng.
Nhiễm trùng mạn, bệnh lý tiêu hoá ở gan – mật
Ở một số bệnh nhân, kèm với tình trạng nước bọt màu vàng còn có các biểu hiện lưỡi vàng, nước bọt nhầy, cơ thể mệt mỏi… Đây có thể là triệu chứng cho thấy cơ thể đang bị nhiễm trùng mạn ở vị trí nào đó hoặc do bệnh lý về tiêu hoá ở gan, mật gây nên.
Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu nghi ngờ, chưa khẳng định chắc chắn. Bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ hỗ trợ chính xác nhất.
Nước bọt có màu vàng là bệnh gì? – Trào ngược dạ dày, thực quản
Hiện tượng nước bọt chuyển sang màu vàng – nâu, kèm theo cảm giác chát miệng rất có thể là biểu hiện của trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng này sẽ rõ rệt hơn khi bệnh nhân thức dậy vào buổi sáng sau khi đã ngủ một giấc dài.
Thực tế, trào ngược dạ dày – thực quản là bệnh lý phổ biến, là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng thanh quản mãn tính. Cả 2 trường hợp này đều khiến cho nước bọt có màu vàng khác thường. Do vậy để xác định chính xác bệnh lý đang gặp phải, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám tại chuyên khoa tiêu hoá.
Hiện tượng nước bọt màu vàng có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, hiện tượng nước bọt màu vàng có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Nếu xuất phát từ màu của đồ ăn còn sót lại, tư thế ngủ sai hoặc do uống không đủ nước thì tình trạng này sẽ được cải thiện ngay sau khi mỗi người điều chỉnh lối sống sinh hoạt. Vì vậy nó hoàn toàn không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trong trường hợp nước bọt đột nhiên có màu vàng kèm theo triệu chứng miệng đắng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Cùng với đó, chẩn đoán cho thấy bệnh nhân mắc một trong số những bệnh lý phía trên thì rất đáng quan ngại, tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Lúc này, mỗi người cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn, điều chỉnh lối sống để cải thiện dần tình trạng đang gặp phải, ngăn chặn diễn biến nặng hơn.
Nước bọt có màu vàng nên làm gì nhanh khỏi?
Như vậy, qua nội dung phía trên bạn đọc đã phần nào giải đáp được thắc mắc: “Nước bọt có màu vàng là bệnh gì”. Vậy làm sao để khắc phục nhanh chóng tình trạng này, bảo vệ sức khoẻ?
Dưới đây là những việc nên làm nếu nhận thấy nước bọt có màu vàng:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
Đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ bạn nên đánh răng, súc miệng bằng nước muối để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám, hạn chế nguy cơ sâu răng và bệnh răng miệng khác. Trong đó, hãy lưu ý thêm những vấn đề sau khi vệ sinh răng:
- Không sử dụng tăm xỉa vì chúng có thể làm rỗng chân răng, tổn thương lợi. Thay vào đó hãy ưu tiên chỉ nha khoa, tăm nước.
- Đánh răng nhẹ nhàng, chà kỹ mặt trong – mặt ngoài của răng, vệ sinh nướu và lưỡi sạch sẽ.
- Sau khi đánh răng buổi sáng và tối nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng, hỗ trợ điều trị bệnh răng miệng. Thói quen này sẽ giúp khắc phục khá hiệu quả tình trạng nước bọt màu vàng khi ngủ dậy.
- Sử dụng loại kem đánh răng phù hợp, ưu tiên dòng sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm lợi, bệnh nha chu… Tuyệt đối không dùng kem đánh răng giá rẻ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ… Bởi điều này không chỉ làm hại men răng, ảnh hưởng đến răng miệng mà còn đe doạ sức khoẻ tổng thể.
Thăm khám tai mũi họng và tiêu hoá
Nếu nước bọt có màu vàng, cơ thể mệt mỏi bạn nên thăm khám chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa tiêu hóa tại bệnh viện uy tín. Thông qua các xét nghiệm, thăm khám, chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bác sĩ sẽ xác định tình trạng đang gặp phải, từ đó đó đưa ra kết luận và lên phác đồ điều trị (nếu cần thiết).
Việc chủ động thăm khám tại cơ sở chuyên khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy nếu nghi ngờ sức khoẻ hoặc nhận thấy bất thường hãy chủ động thăm khám, tránh chủ quan mà làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
Sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định
Trong một vài trường hợp, bệnh nhân được chẩn đoán có viêm nhiễm ở khoang miệng, mắc bệnh lý gan – mật hoặc bị trào ngược dạ dày – thực quản sẽ cần can thiệp bằng thuốc. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý khiến nước bọt có màu vàng bất thường, cơ địa bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.
Trong đó, một số loại thuốc thường được dùng cho từng tình huống gồm:
- Viêm nhiễm khoang miệng do viêm lợi, nướu,…: Syndent Plus Dental Gel, Naphacogyl, Emofluor Gel, Clindamycin, Amoxicillin…
- Bệnh lý nhiễm trùng mạn, bệnh về gan – mật: Kháng sinh nhóm Cephalosporin, nhóm Penicillin, nhóm Quinolon,… Nếu kèm theo đau bụng dữ dội có thể dùng thêm thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Sucralfate, Metoclopramide, Domperidone,… Nếu điều trị nội khoa bằng thuốc không hiệu quả, các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số phẫu thuật, điển hình như Nissen hay Linx.
Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý mua và sử dụng tại nhà khi không được hướng dẫn.
Với nội dung được tổng hợp, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi: “Nước bọt có màu vàng là bệnh gì”. Tuy màu sắc của nước bọt thay đổi đôi khi xuất phát từ thói quen vệ sinh hoặc sinh hoạt, sẽ tự hết sau 1-2 ngày nhưng trong nhiều trường hợp đây lại là biểu hiện bệnh lý. Do vậy, mỗi người không nên chủ quan, hãy theo dõi sức khoẻ và chủ động thăm khám khi cần thiết.
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!