Mặt Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Nên Xử Lý Như Thế Nào?

Chảy mồ hôi là một trạng thái bình thường của cơ thể. Tuy nhiên mặt bị đổ mồ hôi quá nhiều lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, khiến họ cảm thấy tự ti trong giao tiếp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Dominhtuan.com để tìm ra lời giải đáp hợp lý nhất.

Ra mồ hôi nhiều ở mặt là hiện tượng gì?

Đổ mồ hôi nhiều ở mặt là tình trạng mồ hôi tăng tiết quá mức, thường xảy ra khi người bệnh bị hồi hộp, căng thẳng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn chức năng khiến nhánh thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi ở các bộ phận như mặt, trán, đầu, bàn tay, bàn chân, nách, lưng, ngực,… dù thời tiết không nóng bức.

Đổ mồ hôi nhiều ở mặt là tình trạng mồ hôi tăng tiết quá mức
Đổ mồ hôi nhiều ở mặt là tình trạng mồ hôi tăng tiết quá mức

Căn bệnh này có tỷ lệ di truyền từ bố mẹ sang con cái là 28%. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng việc tăng tiết mồ hôi quá mức ở trên mặt lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong giao tiếp và rất khó để trang điểm khi mặt lúc nào cũng bị bết dính mồ hôi.

Đừng Bỏ Lỡ: Không Sốt Nhưng Toát Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?

Đổ mồ hôi nhiều ở mặt nguyên nhân do đâu?

Một số nguyên nhân có thể khiến người bệnh bị đổ mồ hôi nhiều ở mặt như:

  • Tăng tiết mồ hôi nguyên phát: Tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Người bệnh sẽ bị đổ mồ hôi tại một bộ phận nhất định trên cơ thể, chẳng hạn như vùng mặt và đầu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh hoặc viên uống bổ sung có thể gây ra tác dụng phụ đó là tăng tiết mồ hôi trên mặt.
  • Nội tiết tố bị thay đổi: Khi phụ nữ mang thai hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể thường bị bốc hỏa dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở mặt và các bộ phận khác.
  • Bị bệnh tim: Các bệnh lý về tim mạch khiến người bệnh dễ bị căng thẳng, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra người bệnh còn có các dấu hiệu đi kèm như chóng mặt, khó thở, đau ngực, điều này làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Xem Ngay: Mồ Hôi Ra Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế Mồ Hôi

Mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không?

Với thắc mắc “mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không” thì câu trả lời là không. Việc tiết mồ hôi quá nhiều trên mặt không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bạn mắc một trong số các bệnh lý sau:

  • Các bệnh nhiễm trùng: Nhiễm trùng lao phổi, viêm phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS.
  • Bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, thiếu máu cơ tim.
  • Thiếu canxi: Thiếu canxi và vitamin D ở trẻ sẽ gây ra tình trạng ra mồ hôi trộm ở đầu và lưng.
  • Các bệnh nội tiết: Cường giáp, tiểu đường, hạ đường huyết, tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Bệnh lý khác: Parkinson, gout, béo phì, rối loạn lo âu.
  • Ung thư: U lympho, u tế bào ưa crom, ung thư bạch cầu,…
Mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không là băn khoăn của nhiều người
Mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không là băn khoăn của nhiều người

Xử lý tình trạng ra mồ hôi nhiều ở mặt

Tình trạng mặt ra nhiều mồ hôi sẽ không thể điều trị khỏi dứt điểm được. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát nó bằng một số phương pháp sau:

Dùng thuốc

Người bệnh sử dụng các loại thuốc ức chế hệ thần kinh giao cảm như thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta. Thuốc có tác dụng trong vòng 4-6 tiếng giúp giảm tình trạng đổ mồ hôi đáng kể. Tuy nhiên thuốc dễ gây ra các tác dụng phụ như: Nhịp tim chậm, chóng mặt, bí tiểu, táo bón, mờ mắt,…

Tiêm Botox

Mục đích của việc tiêm botox đó là làm ức chế hoạt động của dây thần kinh bài tiết mồ hôi. Sau khi tiêm botox, tình trạng đổ mồ hôi ở mặt sẽ được thuyên giảm một cách đáng kể. Đây là phương pháp điều trị bệnh được đánh giá là an toàn, hiệu quả, lâu dài. Tuy nhiên cần được thực hiện bởi bác sĩ tay nghệ cao.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm được áp dụng khi thuốc uống và thuốc tiêm không mang lại hiệu quả. Khi hạch giao cảm bị cắt bỏ, mồ hôi đầu, mặt sẽ không thể tiết ra được nữa. Tuy nhiên, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn tại các bộ phận khác trên cơ thể để bù trừ. Người bệnh cũng sẽ gặp phải nhiều biến chứng khác như: Dị ứng thuốc mê, nhiễm trùng vết mổ, sụp mí mắt,…

Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm giúp giảm tiết mồ hôi mặt
Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm giúp giảm tiết mồ hôi mặt

Phương pháp ngăn đổ mồ hôi nhiều ở mặt

Người bệnh có thể làm giảm tiết mồ hôi ở mặt bằng các biện pháp sau:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng, lo lắng, áp lực.
  • Uống nhiều nước, không dùng rượu bia và cà phê.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Tránh sử dụng những loại đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Luôn mang theo khăn mềm để lau mồ hôi trên mặt.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Vào mùa hè nên ngồi trong phòng điều hòa để giúp cơ thể không đổ nhiều mồ hôi.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp người bệnh có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra bạn cũng nên chủ động đi thăm khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Câu hỏi liên quan

“Lương y Tuấn ơi, hôm trước em đọc được bài trên mạng là viêm xoang có uống nước đá được không? Phía dưới rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, người thì...
Đổ mồ hôi là cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp điều chỉnh thân nhiệt thông qua việc bài tiết ra muối và nước. Nhiều người khi tập luyện thể dục thường bị đổ...
Viêm mũi dị ứng có lây không là thắc mắc của nhiều bà con. Viêm mũi dị ứng đang ngày càng trở thành vấn đề gây khó chịu cho những người không may mắc phải....
Sổ mũi là một trong những biểu hiện thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi khó...
Lưỡi của trẻ xuất hiện màu trắng có thể do thức ăn thừa tích tụ hình thành nên các mảng bám, nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh nấm lưỡi. Mặc dù điều...

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Bé Bị Sổ Mũi Kéo Dài Có Sao Không? Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế Nào?

Sổ Mũi Ra Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị Thế...

Bị Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? 14 Đồ Uống Giúp Thanh Nhiệt Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? 14 Đồ Uống Giúp Thanh Nhiệt Hiệu Quả

Nhiệt Miệng Nên Uống Gì? 14 Đồ Uống Giúp Thanh Nhiệt Hiệu Quả

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Đau Trên Đỉnh Đầu Là Bệnh Gì? Bệnh Có Gây Nguy Hiểm Không?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua