Nữ Giới Bị Đau Bụng Kinh Mấy Ngày Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp khi phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tần suất và thời gian đau còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vậy thông thường nữ giới bị đau bụng kinh mấy ngày? Làm cách nào để giảm đau bụng hiệu quả? Bài viết sau sẽ cùng chị em tìm hiểu về vấn đề này.

Đau bụng kinh mấy ngày?

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường trước khi nữ giới bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết phụ nữ đều sẽ trải qua cảm giác này. Tuy nhiên biểu hiện cơn đau ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Có người bị đau râm ran, thoáng qua, nhưng cũng có những người bị đau bụng quằn quại, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày.

Nhiều trường hợp nữ giới còn bị đau bụng kinh kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, căng tức ngực, đau lưng,… gây ảnh hưởng tới học tập, làm việc. Vậy phụ nữ thường bị đau bụng kinh mấy ngày?

Thông thường cơn đau bụng kinh ở nữ giới sẽ kéo dài trong vòng 2-3 ngày, cụ thể, đó là từ ngày đầu tiên đến ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên con số này cũng có thể thay đổi tùy vào cơ địa của từng người. Một số trường hợp chỉ bị đau trong vài giờ hoặc kéo dài 1 ngày là khỏi, nhưng cũng có những người sẽ bị đau bụng tới hết kỳ kinh.

Đau bụng kinh mấy ngày là nỗi băn khoăn của nhiều nữ giới
Đau bụng kinh mấy ngày là nỗi băn khoăn của nhiều nữ giới

Cách làm giảm đau bụng kinh

Để giảm bớt hiện tượng khó chịu do đau bụng kinh gây ra, nữ giới có thể tham khảo một số biện pháp làm giảm đau như sau:

Áp dụng mẹo dân gian

Một số mẹo giúp giảm đau bụng khi đến tháng được rất nhiều chị em áp dụng:

  • Uống nước ấm: Việc uống nước ấm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước trong cơ thể, hạn chế cảm giác đầy hơi, chướng bụng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài việc uống nước ấm, bạn có thể uống trà gừng, trà quế, trà hoa cúc hoặc trà mật ong cũng sẽ có tác dụng tương tự.
  • Sử dụng nghệ: Nghệ vàng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt. Từ đó giúp làm giảm đau bụng kinh cho nữ giới hiệu quả. Nữ giới chỉ cần pha một cốc nước mật ong nghệ và uống mỗi ngày 1 ly cho đến khi khỏi đau bụng.
  • Dùng ngải cứu: Ngải cứu có công dụng rất tốt đối với nữ giới, nhất là chị em đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Bạn chỉ cần bổ sung ngải cứu vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp sẽ giúp tình trạng đau bụng kinh được cải thiện dần.
  • Chườm ấm: Chườm ấm giúp tăng cường lưu thông máu dưới vùng bụng. Từ đó làm giảm đau bụng khi đến tháng. Nếu không có túi chườm ấm chuyên dụng, bạn có thể sử dụng chai nước nóng hoặc xoa dầu gió để giữ ấm vùng bụng.

Dùng thuốc Tây y

Dưới đây là một số nhóm thuốc giảm đau bụng kinh được bác sĩ chỉ định sử dụng:

  • Thuốc giảm đau đơn thuần: Nhóm thuốc này chủ yếu sử dụng Paracetamol với mục đích làm giảm cơn đau và khó chịu ở vùng bụng. Có thể phối hợp Paracetamol với Cafein để tăng hiệu quả điều trị nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị buồn nôn hoặc có vấn đề về dạ dày.
  • Thuốc kháng viêm NSAIDs: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế chất trung gian gây co bóp tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc bao gồm các loại như Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Acid mefenamic. Nữ giới uống trước khi có kinh từ 1-2 ngày hoặc dùng khi cơn đau bắt đầu xuất hiện. Dùng thuốc sau bữa ăn để giảm tác động tới dạ dày.
  • Thuốc chống co thắt: Bao gồm 2 loại thuốc chủ yếu là Hyoscine và Alverin, có tác dụng làm nhanh cơn đau quặn thắt do đau bụng kinh gây ra. Tuy nhiên thuốc có thể ra những tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, giảm tầm nhìn, hạ huyết áp,…
  • Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có tác dụng giữ ổn định nội tiết tố trong cơ thể, giảm kích thích niêm mạc ở tử cung và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng dài ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như đau ngực, đau đầu, buồn nôn, tâm trạng thay đổi.
Dùng thuốc Tây y giảm đau bụng kinh
Dùng thuốc Tây y giảm đau bụng kinh

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đau bụng kinh cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng. Vì thế, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, chị em nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra và can thiệp điều trị kịp thời.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chị em nên đi khám nếu có các dấu hiệu sau đây:  

  • Thường xuyên bị đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
  • Triệu chứng đau bụng kinh không thuyên giảm dù đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. 
  • Bị đau bụng kinh dữ dội, cơn đau quặn thắt, quằn quại kèm theo hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn.
  • Cơn đau kéo dài từ trước khi có kinh từ 1 – 2 tuần.

Phòng ngừa và hỗ trợ giảm đau bụng kinh cho nữ giới

Để giảm bớt những tác động tiêu cực của cơn đau bụng kinh hàng tháng, chị em cần tuân thủ thực hiện theo các biện pháp sau:

  • Một chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp nữ giới giảm đau bụng kinh khi đến tháng xuống mức tối thiểu. 
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chua, nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, rượu, caffeine, đồ uống có ga….
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, duy trì mỗi ngày từ 30-60 phút với các bộ môn như yoga, gym, chạy bộ, đi bộ, bơi lội,…
  • Kiểm soát tốt tâm trạng và cảm xúc của mình, hạn chế căng thẳng, stress, thức khuya, ngủ thiếu giấc. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trong những ngày “đèn đỏ”, thường xuyên thay băng vệ sinh khoảng 3-4 tiếng một lần.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng khi đến tháng, không được chạy nhảy hoặc làm việc quá sức vào chu kỳ kinh nguyệt.
  • Không quá lạm dụng vào thuốc giảm đau, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và phải có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh trả lời câu hỏi nữ giới bị đau bụng kinh mấy ngày. Đồng thời nêu ra được một số biện pháp giúp chị em có thể cải thiện tình trạng đau bụng khi đến tháng. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích từ đó giúp cải thiện sức khỏe được tốt hơn.

Bài viết hấp dẫn:

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ?

Ăn Gì Nhiều Sữa ?

Ăn Gì Có Nhiều Collagen?

Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng gì

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc

Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé

Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt

Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em

Đánh giá bài viết

4.7/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Cuống lưỡi nổi mụn trắng

Cuống Lưỡi Nổi Mụn Trắng: Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất?

Cuống Lưỡi Nổi Mụn Trắng: Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất?

Dấu hiệu mang thai có đau bụng dưới không

Dấu Hiệu Mang Thai Có Đau Bụng Dưới Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Dấu Hiệu Mang Thai Có Đau Bụng Dưới Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua