Trẻ Đổ Mồ Hôi Đầu Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đổ mồ hôi đầu không phải là hiện tượng hiếm gặp, có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, nhất là khi thời tiết oi nóng. Tuy nhiên nếu trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ quá thường xuyên thì cha mẹ cũng cần lưu ý. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề. Bài viết dưới đây cùng Đỗ Minh Tuấn tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này.

Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ

Theo các nghiên cứu y học, cơ chế đổ mồ hôi thông qua lỗ chân lông để nhằm mục đích làm mát cơ thể. Thông thường nếu trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ do những nguyên nhân khách quan như: Thời tiết nóng, trẻ mặc nhiều quần áo, phòng ngủ bí bách,… sẽ không gây nguy hiểm. Bởi khi đó, cơ thể của trẻ đang tự điều chỉnh thân nhiệt để hoạt động tốt nhất. 

Cụ thể dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ, bao gồm:

  • Hệ thần kinh của trẻ chưa được hoàn thiện: Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh vẫn còn non yếu và chưa được hoàn thiện. Vì vậy khả năng cơ thể tự điều chỉnh thân nhiệt cũng chưa được tốt như người trưởng thành. Đây là lý do vì sao khi trẻ ngủ hay bị đổ mồ hôi đầu.
  • Do phân bố của tuyến mồ hôi: Ở người trưởng thành tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mẽ là vùng nách, còn đối với trẻ nhỏ thì đó là vùng đầu. Do vậy, trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi ở vùng đầu hơn.
  • Do nhiệt độ phòng và không khí môi trường xung quanh trẻ: Trẻ ngủ tại nơi nóng bức, thiếu gió, bí bách sẽ dễ đổ mồ hôi đầu hơn. Ngoài ra, nếu mẹ mặc cho trẻ quá nhiều quần áo, đội mũ ấm ngay cả khi thời tiết không lạnh cũng sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều hơn. 
  • Khi trẻ bú mẹ: Khi cho con bú mẹ thường giữ đầu của trẻ ở cùng một tư thế trong thời gian dài, lúc này nhiệt từ mẹ cũng sẽ truyền sang cho trẻ, điều này cũng là nguyên nhân khiến bé bị đổ mồ hôi đầu nhiều.
  • Trẻ sinh non: Đối với những trẻ sinh thiếu tháng, hệ thần kinh cũng như cơ thể chưa phát triển toàn diện như những trẻ khác nên tỉ lệ đổ mồ hôi đầu cũng sẽ nhiều hơn.

Click Ngay: Mồ Hôi Ra Nhiều Có Tốt Không? Nguyên Nhân Và Cách Hạn Chế Mồ Hôi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầy khi ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi đầy khi ngủ

Trẻ đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có đáng lo ngại không?

Ngoài các nguyên nhân khách quan đã liệt kê ở trên, việc bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ cũng có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý quan trọng mà cha mẹ không nên chủ quan như: 

  • Trẻ bị bệnh tim mạch: Khi trẻ ngủ hoặc vận động nhẹ nhàng ki thức mà vẫn đổ mồ hôi đầu liên tục thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Bởi tim phải làm việc vất vả hơn để thực hiện vai trò bơm máu của mình.
  • Trẻ bị tăng tiết tuyến mồ hôi: Việc trẻ bị đổ mồ hôi đầu ngay cả khi thời tiết mát mẻ có thể là do tăng tiết của tuyến mồ hôi. Tình trạng này có thể tự hết khi trẻ trưởng thành, tuy nhiên cha mẹ cũng cần hướng dẫn cho con cách vệ sinh cơ thể, giảm tiết mồ hôi để không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Nếu trẻ bị đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ kèm theo các triệu chứng như da xanh xao, thở khò khè, khó thở,… thì đó rất có thể là biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Trẻ bị còi xương, thiếu hụt dinh dưỡng: Đối với những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng cũng rất dễ bắt gặp hiện tượng đổ mồ hôi đầu khi ngủ.
  • Trẻ mắc lao sơ nhiễm: Biểu hiện của bệnh lao sơ nhiễm là trẻ ho kéo dài, lười ăn, chụp X – quang phổi có tổn thương, ngoài ra còn bị đổ mồ hôi đầu nhiều.

Việc đổ nhiều mồ hôi đầu sẽ lấy đi một lượng nước và muối của cơ thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc và mệt mỏi. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài sẽ hình thành môi trường ẩm ướt, thiếu thông thoáng từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển dễ gây các bệnh ngoài da như rôm sảy, mẩn ngứa hay viêm da… 

Cách khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ

Đối với tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ ở trẻ, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng cha mẹ cần quan sát và có những biện pháp phù hợp giúp trẻ khắc phục giảm đổ mồ hôi. Cụ thể như sau:

Cha mẹ nên tham khảo các cách khắc phục trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
Cha mẹ nên tham khảo các cách khắc phục trẻ đổ mồ hôi khi ngủ
  • Tăng cường bổ sung vitamin D: Vitamin D được biết đến là dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển về xương khớp và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài việc nhỏ vitamin D cha mẹ có thể cho con tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời buổi sáng từ 20 – 30 phút để tăng thêm hiệu quả. Lưu ý không để ánh nắng rọi trực tiếp vào đầu và mắt con.
  • Cho trẻ mặc đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi khi đi ngủ: Cha mẹ nên mặc cho con quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt để trẻ được thoải mái khi đi ngủ. Kể cả khi trời lạnh, hãy dùng chăn ấm đắp cho trẻ chứ không nên mặc quần áo quá dày hoặc quá bí sẽ khiến con đổ mồ hôi đầu nhiều hơn.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày: Dù thời tiết nóng hay lạnh, cha mẹ vẫn phải vệ sinh cơ thể cho trẻ thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp con luôn trong tư thế thoải mái, không bị ngứa ngáy, khó chịu, đồng thời phòng tránh các bệnh ngoài da.
  • Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng đãng: Việc làm này cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn, từ đó tránh tình trạng bí bách, đổ mồ hôi đầu.
  • Sử dụng chăn, ga, gối chất liệu thoáng mát, phù hợp với thời tiết: Đây sẽ là môi trường lý tưởng giúp trẻ có được giấc ngủ ngon, hạn chế đổ mồ hôi đầu.
  • Không nên cho trẻ ăn tối quá muộn hoặc quá no: Khi đó dạ dày của trẻ phải làm việc quá công suất, làm cho trẻ cảm thấy bứt rứt, khó ngủ và cũng sẽ gây nên tình trạng đổ mồ hôi đầu. 
  • Không để trẻ sợ hãi, lo lắng khi đi ngủ: Điều này sẽ khiến trẻ hay ngủ mơ, giật mình khi ngủ, cảm thấy bất an nên dễ đổ mồ hôi đầu.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để trẻ có sức đề kháng tốt nhất. Đồng thời chế độ dinh dưỡng cân bằng cũng sẽ giúp trẻ tự điều hòa thân nhiệt, hạn chế tình trạng đổ mồ hôi đầu khi ngủ.
  • Quản lý cân nặng cho trẻ: Không chỉ những trẻ còi xương mà những trẻ thừa cân, béo phì cũng sẽ bị đổ mồ hôi đầu nhiều. Vì vậy cha mẹ nên kiểm soát cân nặng của con, không để trẻ ăn quá nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp,…
  • Thường xuyên lau mồ hôi đầu và lưng cho trẻ: Nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi ở đầu và lưng thì cha mẹ nên chú ý và dùng khăn mềm lau thường xuyên để tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh, cảm, viêm phổi, viêm phế quản,…

Nếu thấy trẻ đồ mồ hôi đầu nhiều kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác như nhẹ cân, biếng ăn, tóc bị rụng, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đi,… cha mẹ hãy đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám. Vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi trẻ đổ mồ hôi đầu khi ngủ. Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để giúp bé yêu của mình có được sức khỏe tốt nhất.

Xem Thêm:

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ?

Ăn Gì Nhiều Sữa ?

Ăn Gì Có Nhiều Collagen?

Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng gì

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc

Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé

Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt

Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nữ Giới Bị Đau Bụng Kinh Mấy Ngày Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Nữ Giới Bị Đau Bụng Kinh Mấy Ngày Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Nữ Giới Bị Đau Bụng Kinh Mấy Ngày Và Cách Giảm Đau Hiệu Quả

Cuống lưỡi nổi mụn trắng

Cuống Lưỡi Nổi Mụn Trắng: Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất?

Cuống Lưỡi Nổi Mụn Trắng: Điều Trị Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất?

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Mu Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bị Gì? Cách Xử Lý Và Phòng...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua