Top 21 Mẹo Chữa Buồn Tiểu Nhiều Lần Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Đi tiểu là nhu cầu sinh lý rất bình thường, nhưng nếu xảy ra quá nhiều lần trong ngày thì lại là 1 tín hiệu báo động sức khỏe đang gặp vấn đề. Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Đông – Tây y thì 21 mẹo chữa buồn tiểu, tiểu rắt dưới đây được nhiều người lựa chọn bởi tính hiệu quả cao, an toàn sức khỏe lại có thể thực hiện ngay tại nhà mà không tốn nhiều chi phí.

Giới thiệu 21 mẹo chữa buồn tiểu nhiều lần ngay tại nhà

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt như do sinh lý (uống quá nhiều nước, tâm lý stress, áp lực bàng quang tăng) hoặc bệnh lý (nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu). Đối với tình trạng tiểu nhiều do nguyên nhân sinh lý không quá nguy hiểm, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa buồn tiểu dưới đây.

Dùng lá mồng tơi

Theo Đông y, lá mồng tơi mang tính hàn, có thể giải nhiệt thúc đẩy lợi tiểu. Bên cạnh đó, trong thành phần lá mồng tơi có chứa nhiều vitamin như: Vitamin A, vitamin C và khoáng chất sắt. Do đó, loại lá này giúp nâng cao đề kháng, tăng cường chức năng gan thận và bàng quang.

Tuy nhiên, vì có tính hàn nên phương pháp này không sử dụng cho những người có cơ địa dễ lạnh bụng, đang cảm lạnh hoặc mới ốm dậy.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 100g lá mồng tơi tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút để diệt sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Sau khi lá ráo nước, đem giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Đem nước cốt vừa lọc được đun sôi, đợi khi nguội có thể sử dụng.
  • Nên uống 1 – 2 cốc lá mồng tơi mỗi ngày, đều đặn thực hiện trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Xem thêm: 18 Mẹo Chữa Vướng Cổ Họng Tại Nhà, Hiệu Quả Sau 5 Phút

Dùng lá mồng tơi
Dùng lá mồng tơi

Mẹo chữa buồn tiểu nhiều với bí đao

Bí đao cũng có tính hàn, vị ngọt, có tính thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu nên rất tốt trong quá trình chữa tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt. Hiện nay, có 2 cách chế biến bí đao giúp giữ trọn dưỡng chất, mang đến hiệu quả cao nhất.

Cách thực hiện 1: 

  • Chuẩn bị 500g bí đao, rửa sạch và gọt hết vỏ và ruột.
  • Thái bí đao thành các miếng nhỏ, sau đó cho vào máy ép lấy nước.
  • Cho thêm 1 ít muối vào nước bí đao rồi uống.

Cách thực hiện 2:

  • Chuẩn bị 500g bí đao, sau khi rửa sạch tiến hành gọt vỏ và ruột.
  • Cắt bí đao thành miếng nhỏ vừa ăn rồi luộc chín.
  • Với cách này, bạn có thể ăn cả nước và cái, giữ trọn vitamin và chất xơ từ bí đao.

Râu ngô

Râu ngô là các sợi màu trắng hoặc nâu nằm trong bắp ngô. Theo Y học cổ truyền, râu ngô có tính bình, được sử dụng phổ biến để nấu nước giải khát thanh nhiệt cho cơ thể. Theo Y học hiện đại, râu ngô có chứa nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2), vitamin K và một số khoáng chất thiết yếu rất tốt cho quá trình trao đổi chất. Nhờ đó, giúp đào thải độc tố, đảm bảo hệ tiết niệu hoạt động ổn định.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g râu ngô tươi, đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho râu ngô vào nồi nước lọc, đun sôi trong 10 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước uống, có thể uống ấm hoặc bảo quản trên ngăn mát tủ lạnh để uống ngon hơn.

Cây mã đề

Mẹo chữa buồn tiểu với cây mã đề mang đến hiệu quả cao nhờ loại dược liệu này có tính lạnh, lợi tiểu, tốt cho hệ bài tiết. Đồng thời, mã đề cũng là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y giúp điều trị bệnh viêm phế quản, ho đờm,… Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng cây mã đề cho phụ nữ đang mang bầu bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 60g lá mã đề khô, đem rửa sạch với nước.
  • Sắc lá má đề khô trong 1.5 lít nước lọc hoặc có thể hãm với nước sôi tương tự hãm trà.
  • Sau đó chắt lấy nước uống sau bữa ăn 20 phút.
  • Đều đặn uống trà mã đề 3 lần/ngày, sau khoảng 3 – 4 ngày triệu chứng tiểu nhiều, tiểu buốt sẽ giảm đáng kể.
Cây mã đề
Cây mã đề

Mẹo chữa buồn tiểu bằng hạt bí ngô

Các chất trong hạt bí ngô có khả năng làm tăng hoạt tính của enzyme tổng hợp nitric oxide – một chất vô cùng quan trọng trong quá trình giãn cơ ở bàng quang. Nhờ điều này mà sức chứa ở bàng quang sẽ được cải thiện, đồng nghĩa giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100g bí ngô, rửa sạch rồi phơi khô.
  • Rang hạt bí trên lửa nhỏ, đến khi hạt chín, có mùi thơm và vỏ chuyển màu vàng thì tắt bếp.
  • Đem hạt bí xay thành bột, pha với nước ấm sử dụng mỗi ngày.

Sử dụng giá đỗ

Giá đỗ có tính mát, vị ngọt, có khả năng giải độc nên được sử dụng trong mẹo chữa buồn tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Ngoài ra, nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh và đa dạng vitamin như vitamin B, vitamin C, vitamin E cùng các khoáng chất khác kẽm, đồng, magie, sắt,… Vậy nên, giá đỗ còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, ổn định khí huyết và hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương ở phái mạnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 500g giá đỗ tươi ngon đem rửa sạch.
  • Cho giá đỗ vào nồi nước, luộc cùng 1.5 lít nước.
  • Khi nước sôi, cho thêm 50g đường vào và khuấy đều.
  • Rót nước ra cốc, chia ra uống khoảng 4 – 5 lần/ngày để cải thiện tình trạng buồn tiểu.

Kỷ tử

Kỷ tử (hay câu khởi, khởi tử) là loại dược liệu có vị ngọt, tính bình, nằm trong danh sách các vị thuốc nhuận phế, bổ can thận, bổ tinh huyết. Ngoài ra, các vitamin, sắt, protein cùng các vi chất khác trong kỷ tử giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn chặn các căn bệnh suy giảm miễn dịch hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 30g kỷ tử tươi hoặc 20g kỷ tử đã sấy khô.
  • Rửa sạch và cho vào ấm đun với 500ml nước.
  • Khi đã sôi, bạn vặn nhỏ lửa rồi đun thêm 15 phút thì tắt bếp.
  • Chắt nước kỷ tử ra cốc, uống 2 lần/ngày để làm giảm tình trạng tiểu nhiều lần.
Mẹo chữa buồn tiểu với kỷ tử
Mẹo chữa buồn tiểu với kỷ tử

Lá kim tiền thảo

Trong Y học cổ truyền, lá kim tiền thảo có tác dụng hỗ trợ lợi tiểu, điều trị sỏi thận. Đặc biệt, hiệu quả chữa buồn tiểu từ loại lá này được tăng lên khi kết hợp cùng râu ngô.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 30g lá kim tiền thảo, 30g râu ngô và rửa sạch.
  • Đem lá kim tiền thảo và râu ngô đun trong 1.5 lít nước lọc.
  • Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phút nữa thì tắt bếp.

Ích trí nhân

Ích trí nhân là cây thuốc Nam có tính ôn, vị ca, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc bổ tỳ thận, cải thiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g ích trí nhân, 35g tang phiêu tiêu, 35g hoài sơn và rửa sạch.
  • Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước.
  • Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 cốc để điều hòa tần suất trị bệnh buồn tiểu.

Mẹo chữa buồn tiểu nhiều lần với quả bưởi

Trong thành phần quả bưởi chứa detoxes – hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, thanh lọc cơ thể  và cải thiện tuần hoàn tốt hơn. Hoạt chất này cũng có công dụng điều hòa ổn định hệ bài tiết, giúp khắc phục nhanh tình trạng đi tiểu nhiều lần. Bên cạnh cách ăn trực tiếp, bạn có thể làm nước ép thanh mát, dễ uống mà hiệu quả điều trị bệnh vẫn được giữ nguyên.

Cách thực hiện:

  • Chọn 3 – 5 múi bưởi ngọt, mọng nước, bóc vỏ và bỏ hạt.
  • Cho thịt bưởi vào máy ép lấy nước, có thể cho thêm 1 thìa đường nếu bưởi quá chua.
Mẹo chữa buồn tiểu với quả bưởi
Mẹo chữa buồn tiểu với quả bưởi

Mẹo chữa buồn tiểu bằng rau má

Mẹo chữa buồn tiểu với rau má mang lại hiệu quả rất cao nhờ đặc tính hàn, vị đắng mà loại rau này đang sở hữu. Uống đều đặn 1 cốc rau má/ngày không chỉ điều trị chứng đi tiểu nhiều lần mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, điều trị rôm sảy táo bón hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 500g rau má tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong 15 phút.
  • Cắt nhỏ rau má, cho vào máy xay cùng 1 ít nước lọc, sau đó lọc bỏ bã, lấy phần nước.
  • Khi uống có thể cho thêm một chút muối và bảo quản trên ngăn mát tủ lạnh để uống ngon hơn.

Cây bòng bong

Cây bòng bong còn có tên gọi khác là hải kim xa, được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh liên quan đến hệ bài tiết như: Tiểu nhiều, tiểu rắt, viêm thận, sỏi thận, tiểu buốt, viêm bàng quang,…

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 100g bòng bong và 45g trà xanh, để ráo nước.
  • Đem phơi khô rồi tán nhuyễn thành bột, sau đó đem sắc với nước rồi uống.
  • Để tăng hiệu quả, bạn có thể có thêm 1 – 2 lát gừng và cam thảo vào hỗn hợp.

Sử dụng cây ngải cứu

Với tính ẩm, vị đắng và có nhiều hoạt chất thiết yếu cho sức khỏe nên ngải cứu mang đến nhiều công dụng như chữa buồn tiểu, giảm đau bụng, điều hòa kinh nguyệt, trị đau nhức xương khớp, an thai,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 50g ngải cứu, 15g cỏ seo gà, 15g rễ cỏ tranh.
  • Rửa sạch và cho vào nồi đun cùng 1 lít nước.
  • Sau khi sôi, chắt nước ra cốc và uống đều đặn 2 lần sáng – tối.
Sử dụng cây ngải cứu trị buồn tiểu
Sử dụng cây ngải cứu trị buồn tiểu

Mật ong và giấm táo

Cả mật ong và giấm táo đều có chứa nhiều khoáng chất mang công dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn. Nhờ đó, tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang được cải thiện rõ rệt sau khi sử dụng thức uống này.

Cách thực hiện:

  • Trộn 1 thìa giấm táo và 3 thìa mật ong với nhau, có thể uống luôn hoặc pha thêm 150ml nước ấm.
  • Nên uống mỗi ngày 1 cốc vào sáng sớm sẽ giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Bột sắn dây

Bột sắn dây có tính mát, giúp điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt do nóng trong. Bên cạnh đó, bột sắn dây còn được dùng phổ biến trong trị nhiệt miệng, táo bón kéo dài.

Cách thực hiện: 

  • Pha 15g bột sắn dây với nước nguội.
  • Sau đó cho lên bếp, bật lửa nhỏ và khuấy đều tay đến khi hỗn hợp trở nên trong suốt sẽ tắt bếp.
  • Cho thêm 1 ít đường vào hỗn hợp để dễ ăn hơn, nên ăn khi còn ấm nóng.

Sử dụng mướp đắng

Y học hiện đại khám phá được trong thành phần của mướp đắng có chứa nhiều chất xơ, vitamin và hoạt chất caroten rất tốt cho đường tiết niệu. Vậy nên, trà mướp đắng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh buồn tiểu, tiểu dắt nhiều lần trong ngày,….

Cách thực hiện:

  • Mướp đắng đem rửa sạch, cắt mỏng rồi phơi ở nắng to đến khi khô hoàn toàn.
  • Mỗi lần pha trà sẽ lấy 1 ít, hãm cùng nước sôi, khoảng 15 phút sau có thể thưởng thức.
Sử dụng mướp đắng
Sử dụng mướp đắng

Dùng phượng vĩ thảo

Phượng vĩ thảo là loại thảo dược có tính lạnh, vị ngọt, được sử dụng trong điều trị kiết lỵ, tiểu rắt và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Bên cạnh đó, loại thảo dược này cũng được sử dụng để làm mát cơ thể, điều trị nóng trong bằng cách kết hợp cùng nước vo gạo.

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch 50g phượng vĩ thảo rồi để ráo nước.
  • Sắc phượng vĩ thảo cùng nước vo gạo.
  • Rót phần nước thu được ra cốc, uống 2 lần/ngày trước mỗi bữa ăn.

Bộ đôi đậu đỏ và mề gà

Mẹo chữa buồn tiểu với đậu đỏ và mề gà được sử dụng rất nhiều nhờ tác dụng điều trị nhanh, lại rất đơn giản. Hiệu quả này có được nhờ trong đậu đỏ có khả năng tăng cường chức năng thận, còn mề gà giúp hỗ trợ tán sỏi bàng quan, thông tiểu vô cùng tốt. Chình vì vậy, bộ đôi đậu đỏ – mề gà giúp hỗ trợ cải thiện chức năng hệ bài tiết vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 chiếc mề gà, 50g đậu đỏ.
  • Mề gà đem rửa sạch và thái nhỏ, xào chín thơm.
  • Ninh nhừ đậu đỏ, sau đó cho mề gà vào tiếp túc ninh đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Ăn món mề gà ninh đậu đỏ trong bữa chính mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Mẹo chữa buồn tiểu bằng rau mùi tây

Mẹo chữa buồn tiểu với rau mùi tây Omega-3 và Omega-6 giúp bảo vệ hệ bài tiết khỏi tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời trong rau cũng chứa Apiozit giúp lợi tiểu, rất tốt cho những ai đang bị bệnh về đường tiết niệu.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch 100g lá mùi tây rồi đem đun 0.5 lít nước.
  • Đợi khi sôi sẽ tắt bếp, chắt nước và uống sau khi ăn.
Mẹo chữa buồn tiểu bằng rau mùi tây
Mẹo chữa buồn tiểu bằng rau mùi tây

Sử dụng cây đinh lăng

Các bộ phận của cây định năng như rễ, thân, lá đều là thảo dược quý mang nhiều công dụng trị bệnh, trong đó có bệnh tiểu buốt, tiểu nhiều. Sử dụng đều đặn trà đinh lăng trong khoảng 2 tuần có thể điều trị dứt điểm các căn bệnh này.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g đinh lăng (có thể sử dụng rễ, thân hoặc lá đều được).
  • Rửa sạch và cho vào nồi nước, bắc lên bếp rồi đun sôi trong 10 phút.
  • Sau đó rót nước trà đinh lăng ra cốc, uống mỗi ngày 2 lần sáng – tối.

Rau diếp cá

Mẹo sử dụng rau diếp cá để chữa buồn tiểu được các bác sĩ đánh giá cao với hiệu quả điều trị và đảm bảo lành tính, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, uống nước rau diếp cá thường xuyên còn giúp bạn thanh nhiệt, đẹp da, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Cách thực hiện: Có thể ăn trực tiếp rau diếp cá hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước uống đều được.

Nước ép rau húng quế

Rau húng quế có tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, do đó giúp giảm hiện tượng đi tiểu nhiều, đi tiểu buốt, tiểu dắt và cũng giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá húng quế rửa sạch, cho vào máy ép lấy nước.
  • Cho thêm 1 thìa mật ong vào nước ép húng quế, khuấy đều và thưởng thức.
Rau húng quế giảm hiện tượng đi tiểu nhiều
Rau húng quế giảm hiện tượng đi tiểu nhiều

Lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa buồn tiểu nhiều lần

Khi áp dụng các mẹo chữa buồn tiểu trên, bạn cần đảm bảo một số vấn đề sau để phát huy tốt nhất công dụng điều trị bệnh cũng như giữ an toàn sức khỏe tổng quan của cơ thể.

  • Tuyệt đối không kết hợp nhiều mẹo trong cùng 1 lúc để tránh tình trạng gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ bài tiết nói riêng và sức khỏe toàn cơ thể nói chung.
  • Vì là nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên cần đảm bảo lựa chọn nguồn cung cấp uy tín, an toàn, sạch sẽ.
  • Những đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú, những người mắc bệnh lý mãn tính không tự ý sử dụng các mẹo này, nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ.
  • Kết hợp một lối sống lành mạnh từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để chế độ thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất.

TOP 21 mẹo chữa buồn tiểu trên chắc chắn sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng của bạn. Tuy nhiên, tiểu nhiều, tiểu dắt do nhiều nguyên nhân và chắc chắn rằng đây là biểu hiện của sức khỏe không ổn định. Vì vậy, nếu áp dụng các mẹo trên không cải thiện nhiều, bạn nên đến ngay phòng khám chuyên khoa để được điều trị theo phác đồ chuẩn y khoa.

Xem thêm:

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ?

Ăn Gì Nhiều Sữa ?

Ăn Gì Có Nhiều Collagen?

Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng gì

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc

Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé

Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt

Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em

Đánh giá bài viết

4.7/5 - (6 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

12 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Không Cần Dùng Thuốc

12 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Không Cần Dùng Thuốc

12 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Không Cần Dùng Thuốc

13 Mẹo Làm Hết Tê Chân Tay Đơn Giản, Hiệu Quả Tức Thì

13 Mẹo Làm Hết Tê Chân Tay Đơn Giản, Hiệu Quả Tức Thì

13 Mẹo Làm Hết Tê Chân Tay Đơn Giản, Hiệu Quả Tức Thì

Mẹo chữa lẹo mắt bằng chỉ có an toàn không? Thực hiện thế nào?

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Bằng Chỉ An Toàn Không? Thực Hiện Thế Nào

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Bằng Chỉ An Toàn Không? Thực Hiện Thế Nào

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Chi Phí Mổ Viêm Xoang Mũi Hết Bao Nhiêu Tiền? Nên Mổ Ở Đâu?

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua