13 Mẹo Làm Hết Tê Chân Tay Đơn Giản, Hiệu Quả Tức Thì

Tê bì chân tay là tình trạng tê rần hoặc châm chích ở các đầu ngón tay, ngón chân, thậm chí không có cảm giác khi chạm vào. Với tình trạng tê bị nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng 13 mẹo làm hết tê chân tay được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Gợi ý 13 mẹo làm hết tê chân tay tại nhà

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê mỏi chân tay như: Ít vận động, ngồi quá nhiều, ngồi sai tư thế khiến chân tay bị đè ép, cơ thể thiếu dinh dưỡng,… Cảm giác này thường chỉ kéo dài vài phút và không quá nguy hiểm, bạn có thể áp dụng 13 mẹo làm hết tê chân sau đây.

Chườm ấm vùng tay chân bị tê mỏi

Nhiệt độ cao từ túi chườm giúp giãn mạch máu, khí huyết lưu thông. Nhờ đó, các dây thần kinh tại chân tay hoạt động bình thường, không còn tê bì.

Cách thực hiện: 

  • Dùng khăn mỏng nhúng vào nước nóng, sau đó vắt ráo nước rồi chườm trực tiếp lên vị trí bị tê. Ngoài ra, bạn có thể rang nóng muối ăn rồi cho vào 1 túi vải sạch để chườm cũng giúp giảm tê rất hiệu quả.
  • Bạn nên chườm trong khoảng 15 phút, kết hợp các động tác massage nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần để giảm tê bì chân tay.

Xem thêm: Top 21 Mẹo Chữa Buồn Tiểu Nhiều Lần Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Chườm ấm vùng tay chân bị tê mỏi
Chườm ấm vùng tay chân bị tê mỏi

Tắm nước ấm

Tương tự như chườm ấm, việc tắm nước ấm sẽ giúp khí huyết trên toàn cơ thể lưu thông nhịp nhàng, toàn bộ phần cơ được thư giãn, giảm nhanh tình trạng tê mỏi, co cơ, chuột rút. Bạn có thể cho thêm 1 vài giọt tinh dầu vào nước tắm để tăng tác dụng thư giãn, cải thiện giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cách thực hiện: 

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu (tinh dầu bạc hà, tinh dầu chanh sả, tinh dầu hoa hồng,…) vào bồn tắm.
  • Xả nước ấm và ngâm mình trong bồn khoảng 15 – 20 phút. Chú ý không tắm nước quá nóng bởi sẽ làm mất lớp màng lipid bảo vệ ngoài da.

Ngâm chân với nước muối khi bị tê mỏi

Ngâm chân với nước muối kết hợp day huyệt Dũng tuyền (huyệt ở hõm chính giữa lòng bàn chân) có thể tăng cường tuần hoàn máu và chuyển hóa, giúp thư giãn cơ, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi.

Bên cạnh đó, khi ngâm chân với nước muối, hơi nóng khi tiếp xúc với da khiến lỗ chân lông giãn nở, các hoạt chất từ muối ngấm vào hạ bì, giúp sát trùng, làm sạch viêm nhiễm, chấm dứt tình trạng hôi chân.

Cách thực hiện: 

  • Hòa tan 1 thìa muối vào chậu nước ấm (khoảng 50 độ C).
  • Ngâm chân tay vào chậu trong khoảng 10 phút mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

Chú ý, mẹo làm hết tê chân này không áp dụng cho phụ nữ mang thai và những người bị thận, tiểu đường.

Ngâm chân với nước muối khi bị tê mỏi
Ngâm chân với nước muối khi bị tê mỏi

Sử dụng miếng dán giảm tê chân

Các miếng dán giảm tê chân hoạt động với cơ chế kích thích lưu thông khí huyết, làm giãn cơ vùng chân, đồng thời giải độc tố trong cơ thể, giúp mang đến cảm giác dễ chịu sau khi sử dụng.

Có nhiều loại miếng dán chân, nhưng bạn nên chọn các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nhằm đảm bảo tính an toàn sức khỏe. Và nên chọn miếng dán của Nhật, Thái hoặc Hàn để đạt hiệu quả giảm tê mỏi chân tốt nhất.

Châm cứu

Trong Y học cổ truyền, châm cứu là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả triệu chứng tê bì chân tay. Phương pháp này sử dụng những cây kim nhỏ tác động trực tiếp lên huyệt đạo liên quan đến hệ thần kinh và hệ cơ chân tay, giảm tê mỏi nhanh chóng. Đồng thời, châm cứu giúp giải phóng endorphin và serotonin, vừa giúp giảm đau vừa giúp thư giãn đầu óc, hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, vì phải tác động trực tiếp lên các huyệt vị của cơ thể nên châm cứu phải được thực hiện bởi người có chuyên môn cao vào nhiều kinh nghiệm.

Châm cứu hỗ trợ điều trị hiệu quả triệu chứng tê bì chân tay
Châm cứu hỗ trợ điều trị hiệu quả triệu chứng tê bì chân tay

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là mẹo làm hết tê chân được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Thực hiện xoa bóp bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương, tuần hoàn máu được tăng cường, thúc đầy cả tế bào bạch huyệt hoạt động nhịp nhàng. Nhờ đó, giảm tình trạng tê bì, co cứng cơ chân tay.

Cách thực hiện:

  • Xoa 2 lòng bàn tay đến khi nóng lên, có thể kết hợp cùng các loại dầu hoặc cao để tăng hiệu quả.
  • Áp tay vào vùng chân bị tê bì, sau đó massage nhẹ đến khi các mô mềm và ấm nóng dần thì bấm vào các huyệt đạo như Dương trì, Bát tà, Khúc trì, Hợp cốc trong khoảng 1 phút.
  • Mỗi tối nên dành ra 15 phút xoa bóp chân tay để giảm tê mỏi chân tay hiệu quả nhất.

Mẹo làm hết tê chân với ngải cứu

Ngải cứu có chứa các hoạt chất mang khả năng làm ấm cơ thể và kích thích giãn nở các mao mạch giúp lưu thông khí huyết.

Cách thực hiện:

  • Cho 2 thìa muối vào 1 lít nước rồi bật bếp đun sôi.
  • Sau khi nước sôi, tắt bếp và thả thanh 1 nắm lá ngải cứu vào.
  • Chờ khoảng 3 phút khi lá ngải cứu mềm ra, bạn sẽ vớt lên, đợi giảm bớt nóng rồi đắp vào khu vực tay chân bị tê mỏi.
  • Nên đắp lá ngải cứu trong 15 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần, liên tục trong 7 ngày có thể thấy tác dụng rõ rệt.
Mẹo làm hết tê chân với ngải cứu
Mẹo làm hết tê chân với ngải cứu

Sử dụng bột quế

Trong bột quế có chứa các loại khoáng chất như mangan, kali, vitamin B, mang tác dụng hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh và  thúc đẩy lưu thông máu hữu hiệu.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Pha 1 thìa bột quế với 350ml nước ấm, khuấy đều và uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
  • Cách 2: Cho 1 thìa bột quế và 1 thìa mật ong nguyên chất vào cốc, khuấy đều rồi uống trực tiếp vào mỗi buổi sáng.

Mẹo làm hết tê chân nhờ lá lốt

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, tính ấm, hơi cay, là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hữu hiệu. Theo nghiên cứu khoa học, trong thành phần lá lốt có chứa lượng lớn canxi, sắt, photpho – Đây đều là những khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe hệ cơ xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa, tê bì chân tay.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 20 chiếc lá lốt tươi, thái nhỏ rồi sắc cùng 2 bát nước.
  • Khi nước trong nồi sôi, đợi đến khi cạn chỉ còn 1 nửa thì tắt bếp, chắt lấy nước uống.
  • Đều đặn uống nước lá lốt trong 10 ngày để điều trị tê chân tay.
Mẹo làm hết tê chân nhờ lá lốt
Mẹo làm hết tê chân nhờ lá lốt

Dùng nghệ

Nghệ được biết đến với các công dụng như làm đẹp da, điều trị các bệnh về dạ dày. Lượng curcumin trong nghệ giúp thúc đẩy máu lưu thông đến khắp các bộ phận trên cơ thể, đồng thời giảm đau, kháng viêm, phục hồi các tổn thương của tế bào mô cơ.

Cách thực hiện:

  • Giã nhuyễn 2 củ nghệ tươi, ngâm cùng 350ml rượu trắng trong khoảng 4 ngày.
  • Mỗi tối, lấy 1 ít rượu nghệ thoa lên khu vực chân tay bị tê bì, kết hợp massage trong vòng 5 phút.

Mẹo làm hết tê chân nhờ cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ. Loại cây này có nhiều tác dụng như thư giãn hệ thần kinh, an thần, giảm tê bì chân tay và ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g rễ cây trinh nữ, rửa sạch rồi ngâm với rượu trắng trong 30 phút.
  • Lấy rễ đã ngâm rượu sắc cùng 500ml nước.
  • Khi nước cạn chỉ còn 100ml thì tắt bếp, chắt lấy nước để uống. Nên chia sẻ uống 2 lần mỗi ngày và uống sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vận động, điều chỉnh tư thế

Tê bì chân tay còn đến từ nguyên nhân vận động ít, duy trì 1 tư thế trong thời gian dài, đặc biệt là các tư thế ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân, nằm gối đầu lên tay. Điều này khiến mạch máu và dây thần kinh bị đè nén, giảm tuần hoàn khí huyết không lưu thông, máu không được luân chuyển tới các chi gây nên đau nhức, tê bì, co cứng. Vì thế, bạn cần thường xuyên vận động, tránh ngồi 1 tư thế quá lâu và tránh các tư thế kể trên.

Vận động, điều chỉnh tư thế thường xuyên
Vận động, điều chỉnh tư thế thường xuyên

Bổ sung dưỡng chất

Thường xuyên tê chân tê tay cũng đến từ nguyên nhân cơ thể thiếu chất, đặc biệt là vitamin B, magie và canxi. Vậy nên, bạn cần tích cực bổ sung các chất này thông qua thực phẩm thiên nhiên hoặc thực phẩm chức năng.

Hướng dẫn cách phòng ngừa tê bì chân tay

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tê bì chân tay thông qua lối sống hằng ngày. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 5 cách phòng ngừa tình trạng tê bì này:

  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, thỉnh thoảng cần đi lại để khí huyết lưu thông, máu được vận chuyển đều đến các chi.
  • Chọn giày kích cỡ vừa chân, không đi giày quá chật, không đi giày cao gót trong thời gian dài sẽ gây tê mỏi chân.
  • Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 30 phút để vận động thể dục thể thao, thư giãn xương cốt.
  • Luôn giữ ấm cơ thể vì nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến dây thần kinh co lại, gây khó khăn cho quá trình tuần hoàn máu.
  • Nên thường xuyên tắm bằng nước ấm để thư giãn và tăng cường lưu thông khí huyết toàn cơ thể.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn 13 mẹo làm hết tê chân tay hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu áp dụng các mẹo trên không đỡ, thậm chí tình trạng tê bì kéo dài, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa để được thăm khám chi tiết.

Xem thêm:

Dinh dưỡng

Vết Thương Bị Nhiễm Trùng Không Nên Ăn Gì?

Ăn Gì Nhiều Chất Xơ?

Ăn Gì Nhiều Sữa ?

Ăn Gì Có Nhiều Collagen?

Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng gì

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Đau Bụng Khi Ăn Ốc

Cách Trị Thâm Mắt Tuổi Dậy Thì

Mẹo Chữa Lẹo Mắt Cho Bé

Cách Trị Mụn Cóc Phẳng Trên Mặt

Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em

Đánh giá bài viết

5/5 - (10 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

18 Mẹo Chữa Vướng Cổ Họng Tại Nhà, Hiệu Quả Sau 5 Phút

18 Mẹo Chữa Vướng Cổ Họng Tại Nhà, Hiệu Quả Sau 5 Phút

18 Mẹo Chữa Vướng Cổ Họng Tại Nhà, Hiệu Quả Sau 5 Phút

Bật Mí 8 Cách Chữa Giời Bò Tại Nhà Không Để Lại Sẹo

Bật Mí 8 Cách Chữa Giời Bò Tại Nhà Không Để Lại Sẹo

Bật Mí 8 Cách Chữa Giời Bò Tại Nhà Không Để Lại Sẹo

12 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Không Cần Dùng Thuốc

12 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Không Cần Dùng Thuốc

12 Cách Chữa Đau Bụng Quặn Từng Cơn Không Cần Dùng Thuốc

Top 21 Mẹo Chữa Buồn Tiểu Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Top 21 Mẹo Chữa Buồn Tiểu Nhiều Lần Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Top 21 Mẹo Chữa Buồn Tiểu Nhiều Lần Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua