Khô Khớp

Khô khớp - căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh tiến triển âm thầm, nếu không chữa trị sẽ làm hư hỏng khớp xương, đe dọa khả năng vận động về sau.

Khô khớp là gì?

Khô khớp là tình trạng giảm dịch tiết ở bao hoạt dịch khiến khớp phát ra tiếng kêu, kèm các triệu chứng đau, khó khăn khi co duỗi, di chuyển. 

Hình ảnh khớp bị khô dịch
Hình ảnh khớp bị khô dịch

Các vị trí khớp dễ bị khô gồm:

  • Khô khớp gối: Gối là khớp di động nhất trên cơ thể con người, đồng thời khớp gối cũng chịu áp lực lớn khi chúng ta đi lại, làm việc. Bởi vậy khớp gối dễ bị tổn thương, thoái hóa, khô dịch khớp.
  • Khô khớp vai: Khi nhấc đồ vật, khuân vác vật nặng khớp vai cũng là vị trí chịu áp lực rất lớn. Quá trình này dễ khiến bao hoạt dịch bị ảnh hưởng, lượng dịch giảm tiết gây khô khớp.
  • Khô khớp tay: Khủy tay, cổ tay hay các khớp ngón tay bị giảm dịch bôi trơn, cùng quá trình ma sát liên tục giữa lớp sụn gây bào mòn mất lớp màng bảo vệ mà gây đau.
  • Khô khớp háng: Do quá trình mang thai sinh nở, thói quen sinh hoạt hoặc chấn thương tại vùng khớp háng khiến dinh dưỡng, lượng dịch bôi trơn giảm từ đó gây khô khớp háng.

Nguyên nhân

Bệnh khô khớp thường hình thành do các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao mật độ xương khớp, hệ thống xương khớp, dịch khớp, dây chằng ngày càng yếu khiến nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như khô khớp tăng.
  • Thoái hóa khớp: Khớp bị thoái hóa được xem là một trong những nguyên nhân chính của bệnh. Bởi lúc này lớp sụn bị mòn, tính đàn hồi mất ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch của ổ khớp gây khô.
  • Viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn đều gây ảnh hưởng đến màng hoạt dịch gây viêm, mất ổn định gây khô cứng khớp
  • Chấn thương: Các chấn thương tại khớp khi tham gia giao thông, lao động, chơi thể thao... đều có khả năng bị viêm nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến tràn dịch, nhiễm trùng lâu dài tăng nguy cơ bị khô khớp, thoái hóa...
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể càng cao đồng nghĩa với áp lực lên khớp xương càng lớn. Tình trạng này kéo dài khiến khớp dễ bị tổn thương, đau nhức, viêm sưng, khô, thoái hóa khớp.
  • Tính chất công việc: Các công việc nặng nhọc như khuân vác, vận chuyển hàng hay công việc ngồi lâu một chỗ như văn phòng, lái xe đường dài... đều dễ khiến xương khớp bị tổn thương.
  • Tư thế, thói quen hàng ngày: Ngồi vắt chéo chân, đi giày cao gót di chuyển thường xuyên 8 tiếng/ngày; bẻ khớp ngón tay, ngón chân; lười vận động; thường xuyên uống rượu ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ...

Đối tượng

Bệnh lý khô khớp phổ biến ở người trung niên, cao tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Ngoài ra những đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Nhân viên văn phòng: Ngồi im một chỗ, vắt chéo chân, cong lưng, gõ máy tính liên tục trong thời gian dài... 
  • Vận động viên: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ bị khô khớp và các bệnh lý về xương khớp cao hơn so với những người làm công việc bình thường.
  • Nhân viên vận chuyển hàng nặng: Những người làm công việc chuyển nhà, thợ xây, thợ kéo xe... dễ bị chấn thương, va đập. 

Ngoài ra những người làm thợ cắt tóc, lái xe, công nhân sản xuất tại các nhà máy cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương khớp, khô khớp.

Những người làm việc nặng trong thời gian dài dễ mắc bệnh xương khớp như khô khớp
Những người làm việc nặng trong thời gian dài dễ mắc bệnh xương khớp như khô khớp

Triệu chứng

Khô khớp thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu và các dấu hiệu bệnh cũng dễ bị nhầm lẫn. Do đó mọi người nên quan sát kỹ nếu thấy những biểu hiện sau:

  • Khớp phát ra tiếng kêu: Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của khô khớp so với bệnh lý xương khớp khác. Khớp bị khô khi cử động như co duỗi, xoay khớp, đi lại sẽ nghe thấy tiếng kêu cộc, lục cục
  • Đau khớp: Tại vị trí khớp bị khô, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau với mức độ: đau âm ỉ, đau từng cơn hoặc đau kéo dài dữ dội. Tần suất đau không cố định tùy theo tổn thương tại khớp.
  • Sưng, tấy khớp: Khớp bị khô có thể sưng to hơn so với bình thường bởi khi đầu xương cọ xát vào nhau sẽ gây ảnh hưởng, viêm sưng cả cơ quan khác. Có thể so sánh với khớp đối xứng. Đi kèm tình trạng sưng trong khớp, tấy đỏ ngoài da thì người bệnh còn thấy râm ran, nóng ở khớp.
  • Cứng khớp: Buổi sáng sau khi ngủ dậy việc co duỗi khớp khó khăn hơn. Tình trạng co cứng có thể diễn ra trong vài phút hoặc cả tiếng đồng hồ. 
  • Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi cử động khớp bởi mỗi lần cử động thường kéo theo đau đớn, phải đi tập tễnh hoặc giảm thiểu tối đa việc cử động tại khớp.
  • Các triệu chứng khác: Mệt mỏi, chán ăn, tê, cảm giác ngứa ran xung quanh khớp.

Biến chứng

Khô khớp là bệnh lý gây khó khăn cho các hoạt động đòi hỏi phải di chuyển, cử động nhiều. Ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn nhẹ sẽ không quá nghiêm trọng nhưng để lâu sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp: Khớp bi khô lâu ngày kéo theo cơ bị teo do không đủ dinh dưỡng,. Đầu sụn mòn gây biến dạng xương, khớp bị cong vẹo bất thường.
  • Bại liệt: Tàn phế là biến chứng nặng nề nhất khi bị khô khớp. Dịch khớp không đủ, dinh dưỡng không nuôi đến, khớp mất tính linh hoạt dần yếu gây liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn.

Biến chứng nặng nề nhất của bệnh khô khớp là người bệnh phải ngồi xe lăn, mất khả năng vận động
Biến chứng nặng nề nhất của bệnh khô khớp là người bệnh phải ngồi xe lăn, mất khả năng vận động

Chẩn đoán

Chẩn đoán là bước quan trọng để xác định bệnh, mức độ tổn thương từ đó giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất. Hiện có các phương pháp chẩn bệnh khô khớp là:

  • Khai thác tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi khai thác tối đa thông tin về tình trạng gặp phải, bệnh lý nền, loại thuốc đang điều trị (nếu có), chấn thương, công việc, thói quen sinh hoạt hàng ngày...
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI sẽ thấy được hình ảnh tổn thương tại khớp, các mô xung quanh.
  • Siêu âm khớp: Giúp phát hiện tình trạng khớp đang gặp phải như dịch khớp, các mảng vụn xương.
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy dịch tiết ở khớp để xét nghiệm thông qua màu sắc, độ nhờn của dịch khớp bác sĩ sẽ biết được bất thường tại khớp.
  • Xét nghiệm máu: Thông qua chất lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu sẽ thấy được mức độ viêm nhiễm của người bệnh.

Khô khớp có chữa được không?

Khô khớp phần lớn diễn ra do quá trình lão hóa, thoái hóa tự nhiên của cơ thể việc phục hồi 100% là rất khó. Tuy nhiên với các nguyên nhân như chấn thương, thói quen, công việc… mọi người có thể điều chỉnh, áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định để tăng cường dịch khớp, kiểm soát các triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Hiện việc chữa bệnh khô khớp có chữa trị hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Tình trạng, mức độ bệnh
  • Cơ sở khám chữa
  • Phương pháp điều trị
  • Sự phối hợp của người bệnh

Giải pháp điều trị

Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay đều tập trung giải quyết triệu chứng bệnh. Tình trạng khô khớp, tổn thương tại khớp càng nghiêm trọng thì việc điều trị càng khó khăn đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì. Sau đây là những phương pháp chữa khô khớp phổ biến:

Bài thuốc dân gian

Chữa khô khớp tại nhà bằng các nguyên liệu dễ kiếm vẫn được nhiều người duy trì áp dụng. Trong đó những cách được áp dụng nhiều gồm:

Dùng các mẹo đơn giản cải thiện đau nhức tạm thời cho bệnh nhân khô khớp
Dùng các mẹo đơn giản cải thiện đau nhức tạm thời cho bệnh nhân khô khớp

  • Đắp ngải cứu và nước nóng: Dùng 1 nắm ngải cứu nhặt bỏ lá hỏng, rửa sạch. Cho số ngải cứu này vào bát to thêm muối, đổ nước nóng đợi khi lá ngải cứu quắt hết lại chuyển màu sậm thì lấy hết ra đắp lên vùng khớp bị khô.
  • Sử dụng nha đam (lô hội): Lấy 1 lá nha đam tươi cắt bỏ phần gai, rửa sạch sau đó lọc bỏ phần vỏ xanh bên ngoài giữ lại thịt trong đem xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vị trí khớp bị khô.
  • Ăn đậu bắp: Lấy khoảng 10 quả đậu bắp rửa sạch, loại bỏ hết phần lông trên bề mặt, thái xéo thành lát mỏng. Cho số đậu bắp ra bát hoặc hũ thủy tinh thêm nước sôi ngập đập bắp. Ngâm nửa ngày thì ăn hết cái và uống nước.

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân khô khớp gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc thường được dùng trong trường hợp đau, viêm khớp nhẹ. Thuốc khá an toàn nên có thể dùng theo đơn hoặc không.
  • Nhóm thuốc NSAID: Aspirin, ibuprofen, diclofenac... là những loại thuốc kháng viêm ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Là thuốc có khả năng làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa, viêm sưng.
  • Thuốc tiêm nội khớp glucocorticoid: Thuốc này cần được thực hiện theo chỉ định và do bác sĩ có chuyên môn tiêm. Thuốc được dùng trong trường hợp viêm đau nặng.
  • Các loại thuốc làm chậm thoái hóa: Glucosamin, Chondroitin, Collagen Type 2 có tác dụng bảo vệ tế bào sụn, tăng tiết dịch nhờn tại khớp bị khô.

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc hiện được ứng dụng tại nhiều cơ sở y tế. Thông qua nhiệt, điện trị liệu, tác động vật lý, bài tập,... đến vùng khớp, mô cơ bị tổn thương để giảm đau, kích thích lượng dịch sản sinh, tăng cường khả năng vận động.

  • Châm cứu: Kích thích vào huyệt đạo, tăng lưu thông khí huyết, tăng dinh dưỡng nuôi sụn giúp quá trình tiết dịch tốt hơn
  • Điện xung: Giúp giảm đau, giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, tăng dịch bôi trơn
  • Sóng xung kích: Sử dụng dạng sóng âm tác động vào điểm đau, mô cơ bị tổn thương thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, ổn định dịch khớp.
  • Bài tập trị liệu: Theo hướng dẫn của chuyên viên, người bệnh sẽ thực hiện các bài tập tác động, cải thiện quá trình sản sinh dịch, giúp phục hồi khả năng vận động.

Vật lý trị liệu kích thích dịch khớp
Vật lý trị liệu kích thích dịch khớp

Phẫu thuật 

Đây là giải pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp đến vùng khớp bị bị khô, teo tiến hành loại bỏ tổn thương, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. 

Tuy nhiên chi phí cao, kèm rủi ro khi thực hiện nên phẫu thuật không được khuyến khích mà chỉ được bác sĩ yêu cầu khi bệnh nặng các loại thuốc không mang lại hiệu quả, khớp bị biến chứng...

Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng hiện nay gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Sử dụng ống nội soi chuyên dụng có gắn camera đưa vào khớp thông qua 1 vết rạch nhỏ giúp loại bỏ tổn thương.
  • Phẫu thuật thay khớp: Phương pháp này sẽ thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp đã bị hư hỏng nghiêm trọng.

Thuốc đông y

Điều trị bệnh khô khớp bằng thuốc đông y có ưu điểm là thành phần thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, cơ chế tác động vào gốc bệnh do đó đảm bảo yếu tố hiệu quả, an toàn cho sức khỏe. Thuốc đông y sẽ được thầy thuốc, bác sĩ Y học cổ truyền kê đơn theo thể trạng. 

Các bài thuốc chữa khô khớp được lưu truyền hiện nay gồm:

  • Bài thuốc thể phong thấp nhiệt tý

Thành phần: sinh địa, quế chi, tang chi, nhẫn đông đằng, tri mẫu, bộ linh dương, bạch thược, phòng phong, xích thược, hải đồng bì... Tất cả rửa sạch, sắc nước uống. Liều lượng từng vị sẽ được thầy thuốc gia giảm theo thể trạng mỗi người.

  • Bài thuốc thể phong hàn thấp tý

Thành phần: Hải phong đằng, nhũ hương, khương hoạt, mộc hương, tần giao, tang chi, quế chi, tang chi, cam thảo... đem sắc ngày 1 thang chia nước làm 2 phần uống trong ngày.

  • Bài thuốc thể can thận âm huyết hư

Thành phần: Tế tân, bạch linh, nhục quế, đương quy, độc hoạt, cam thảo, đỗ trọng, tần giao, xuyên khung, đảng sâm, bạch thược... Tất cả rửa sạch cho vào ấm sắc, chắt lấy nước uống 3 lần. Ngày 1 thang.

Lưu ý khi điều trị

Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp chữa khô khớp nào người bệnh nên tìm hiểu cơ sở uy tín để thăm khám. Khi có kết quả bạn có thể áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào theo tư vấn của bác sĩ.

  • Đối với mẹo dân gian: Cách này mang tính hỗ trợ, chỉ phù hợp với người mới mắc bệnh, các triệu chứng viêm còn nhẹ. 
  • Đối với việc dùng thuốc: Cả thuốc tây và thuốc đông y cần kiên trì, tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng, tránh bỏ liều, không tự ý kế hợp các loại thuốc. Khi thấy có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Phẫu thuật: Cần lựa chọn cơ sở có trang thiết bị hiện đại thuộc tuyến trung ương để đảm bảo, giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa

Bệnh khô khớp hoàn toàn phòng ngừa được nếu bạn tìm hiểu, quan tâm đến sức khỏe của mình từ sớm. Sau đây là những cách giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Giữ cân nặng ổn định, trường hợp thừa cân nên thực hiện các biện pháp giảm trọng lượng tránh gây áp lực cho khớp
  • Tránh những hoạt động khuân vác nặng quá sức
  • Tránh ngồi im một chỗ, kết hợp làm việc, tập luyện, thư giãn
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày với cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh lao lực
  • Khởi động trước khi tập luyện, vận động để tránh chấn thương xảy ra
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức mạnh xương khớp, hạn chế sử dụng đồ có cồn, thức ăn nhanh để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Hy vọng với những thông tin về bệnh khô khớp trên sẽ giúp bạn sớm phát hiện, có hướng xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Trường hợp cần được chuyên gia tư vấn hãy liên hệ tới fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn hoặc địa chỉ dưới đây.

  • Số điện thoại: 0963 302 349 – 0938 449 768
  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi