Bệnh Phong Ngứa

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Bệnh phong ngứa là một trong các bệnh lý về da thường gặp. Phong ngứa có biểu hiện gần giống với một số bệnh dị ứng khác nên bà con rất hay nhầm lẫn sang các chứng bệnh da liễu khác. Vậy bệnh do nguyên nhân nào gây ra, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây Tuấn tôi sẽ giải đáp chi tiết những thông tin này, bà con tham khảo ngay nhé!

Bệnh phong ngứa là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Chia sẻ rõ để bà con biết, bệnh phong ngứa, còn gọi là nổi mề đay là căn bệnh dị ứng khiến da nổi các mẩn đỏ có kích thước khác nhau kèm cảm giác ngứa ngáy. Đây là căn bệnh da liễu rất phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 5% dân số thế giời. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất là những người có cơ địa dị ứng, phụ nữ trước, sau khi sinh, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Dù phổ biến nhưng phong ngứa không phải là căn bệnh có tính lây lan, truyền nhiễm.

Căn cứ vào thời gian xảy ra bệnh, phong ngứa được chia thành 2 dạng:

  • Cấp tính: Tình trạng nổi mẩn ngứa ngáy kéo dài dưới 6 tuần, thường xảy ra đột ngột và nhanh chóng biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
  • Mãn tính: Bệnh phong ngứa xảy ra trên 6 tuần, rất khó kiểm soát và thường tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày.

Bị phong ngứa có nguy hiểm không? – Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề, Tuấn tôi khẳng định đây KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH NGUY HIỂM đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thẩm mỹ làn da. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến sang mãn tính, các nốt phong ngứa, mề đay, mụn đỏ lan rộng khiến cơn ngứa kéo dài và gây một số ảnh hưởng như:

  • Nhiễm trùng: Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng khiến bà con không thể kiểm soát được hoạt động chà xát và gãi ngứa. Điều này khiến vùng da bệnh bị tổn thương và trầy xước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hoại tử khó lành.
  • Sốc phản vệ: Bệnh phong ngứa có thể khiến bà con mắc chứng phù nề lưỡi gà, phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, thở khò khè, sốt cao, tụt huyết áp. Trường hợp nặng có thể gây trụy tim và nguy hiểm nhất là khiến tử vong khi không kịp thời xử lý.
  • Biến chứng khác: Một số biến chứng như phù mạch, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, có biểu hiện trầm cảm,… xảy ra phổ biến khi bệnh phong ngứa của bà con không được kiểm soát tốt.

Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường trên da, bà con cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị, ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh.

Cách điều trị bệnh phong ngứa hiệu quả

Bà con nên điều trị sớm và dứt điểm để tránh bệnh trở nên dai dẳng, biến chứng thành mãn tính sẽ gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Một số cách điều trị phong ngứa phổ biến mà bà con có thể tham khảo như:

Sử dụng Tây y chữa trị bệnh phong ngứa

Tây y có các phương thuốc điều trị phong ngứa khá hiệu quả, cho tác dụng nhanh chóng, giúp bà con giảm rõ rệt các cơn ngứa ngáy khó chịu trên cơ thể. Lúc này, các loại thuốc thường được kê đơn dùng gồm:

  • Thuốc chống dị ứng: Được bào chế với dạng nhỏ mũi, dạng xịt và uống. Khi sử dụng, bà con sẽ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, hạn chế sản sinh ra thêm các histamin gây ra dị ứng trong cơ thể. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng có thể dùng kết hợp với một số thuốc khác để tăng cường hiệu quả trị bệnh.
  • Nhóm thuốc Corticoid: Là loại thuốc được dùng rất phổ biến khi điều trị các bệnh về da liễu như mề đay, tổ đỉa, á sừng. Thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, dùng theo dạng uống, bôi, tiêm,… tùy thuộc vào chỉ định của các bác sĩ.
  • Thuốc ngừa mẫn cảm: Khi bị tác động bởi các yếu tố gây ra dị ứng, các thuốc ngừa mẫn cảm đều được bác sĩ chỉ định sử dụng. Có một số loại thường dùng là kháng Thromboxane A2, kháng IgE.

Về cơ bản, Tuấn tôi nhận thấy thuốc Tây cho hiệu quả rất nhanh chóng, giảm thiểu rõ rệt những biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra. Nhưng đồng thời thuốc cũng tiềm ẩn các nguy cơ gây ra tác dụng phụ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, khi lạm dụng thuốc, chức năng gan, thận và hệ tiêu hóa đều sẽ chịu những tác động tiêu cực.

Tham Khảo Thêm: Top 5 Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu Tốt Và An Toàn Nhất

Mẹo chữa phong ngứa bằng dân gian tại nhà

Cũng như một số bệnh về da khác, bệnh phong ngứa, mề đay có thể chữa bằng nhiều mẹo dân gian. Các cây thuốc từ tự nhiên chứa một hàm lượng hoạt chất sinh học giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, tiêu sưng sẽ hỗ trợ chữa phong ngứa cấp hiệu quả. Một số lá cây được dân gian sử dụng trong chữa phong ngứa tại nhà phổ biến là: tía tô, hẹ, khế, rau tần,…

  • Mẹo chữa phong ngứa bằng lá hẹ: Lấy một nắm lá hẹ tươi và rửa sạch, để ráo nước. Cắt lá hẹ thành từng khúc từ 2 – 3 cm. Cho lá hẹ vừa cắt cùng với nước lên bếp đun sôi. Để nguội và dùng khăn sạch thấm nước lau lên dùng da nổi mẩn giúp giảm ngứa, rát hiệu quả.
  • Giảm ngứa ngáy bằng lá tía tô: Lấy 50g lá tía tô rửa sạch. Giã nát cùng và vắt lấy nước để uống. Phần bã còn lại dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa. Lá tía tô trước khi dùng cần rửa sạch với nước muối.
  • Chữa phong ngứa mề đay bằng lá khế: Người bệnh sử dụng khoảng 50g lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, sau đó đem đun với nước và pha tắm hoặc vệ sinh vùng da bị mề đay mẩn ngứa.

Các loại lá thuốc này đều có chung công dụng giảm ngứa, mề đay hiệu quả. Là thảo dược nên các mẹo chữa bệnh phong ngứa này rất an toàn khi sử dụng. Đặc biệt là đối với bệnh phong ngứa ở trẻ em. Tuy nhiên, bà con chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh phong ngứa mức độ nhẹ để giảm cảm giác khó chịu. Để điều trị tận gốc, bà con vẫn nên thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.

Xem Thêm:

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi