Top 5 Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu Tốt Và An Toàn Nhất
Sử dụng thuốc trị mề đay cho bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh dùng sai thuốc không đúng cách làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ thông tin đến bà con các loại thuốc chữa mề đay an toàn thường dùng cho bà bầu.
Có nên sử dụng thuốc trị mề đay cho bà bầu?
Thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Cũng trong giai đoạn này, phụ nữ sẽ dễ mắc phải các bệnh vặt, bệnh da liễu hơn do cơ địa mẫn cảm, thay đổi nội tiết tố làm hệ miễn dịch hoạt động kém.
Trường hợp nổi mề đay khi mang thai là một trong số các trường hợp xuất hiện phổ biến. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm tính mạng, thế nhưng các triệu chứng mề đay kéo dài có thể phát sinh nhiều vấn đề nguy hại khác, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của chị em phụ nữ.
Đa số các trường hợp mề đay xuất hiện sau đó thuyên giảm mà không cần can thiệp dùng thuốc hoặc các phương pháp chuyên sâu khác. Thế nhưng cũng có trường hợp mề đay kéo dài, tái phát thường xuyên kèm theo những triệu chứng bất thường, viêm nhiễm bội nhiễm cần theo dõi và chữa trị y tế.
Lúc này, bà bầu sẽ được thăm khám, chẩn đoán mức độ viêm da, dị ứng, xác định nguyên nhân gây mề đay và có cách can thiệp, xử lý phù hợp. Vậy bà bầu có cần dùng thuốc trị mề đay không? Thắc mắc này được nhiều người hỏi thăm Tuấn tôi.
Theo đó, bà bầu vẫn sẽ phải dùng thuốc trị bệnh nếu tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm nghiêm trọng hoặc mề đay phát sinh từ những nguyên nhân bệnh lý khác. Tuy nhiên không dùng thuốc một cách tùy tiện, mỗi trường hợp sẽ được chỉ định cách can thiệp điều trị riêng.
Do đó, bà bầu nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, kết hợp chăm sóc cơ thể, làm sạch da, ăn uống đều độ để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn. Nếu gặp phải bất kỳ phản ứng bất thường nào trong thời gian dùng thuốc, bà bầu cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, khắc phục bằng phương án an toàn hơn.
Các loại thuốc trị mề đay cho bà bầu an toàn
Tuấn tôi sẽ thông tin ngay với bà con những loại thuốc trị mề đay cho bà bầu được dùng phổ biến hiện nay. Trong đó, bà con có thể dùng thuốc Tây hoặc lựa chọn thuốc Đông y đều được. Tùy vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ thăm khám sẽ hướng dẫn bà con cách can thiệp phù hợp. Tham khảo ngay:
Loratadin
Loratadin thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc và nhiều bệnh lý liên quan. Trong đó, người ta cũng thường dùng Loratadin cho đối tượng bị nổi mề đay, bao gồm thai phụ. Tuy nhiên liều dùng của phụ nữ mang thai sẽ được bác sĩ chỉ định, hướng dẫn cụ thể sau thăm khám.
Công dụng chính của Loratadin :
- Chữa viêm mũi dị ứng, khắc phục các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục.
- Điều trị tình trạng viêm kết mạc do dị ứng, chảy nước mắt.
- Đẩy lùi mề đay, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da khó chịu.
Loratadin là loại thuốc kháng histamin, được dùng cho bệnh nhân dị ứng, mề đay, thuốc không tác động lên hệ thần kinh, vì thế khi dùng sẽ không gây buồn ngủ cho bà bầu. Cơ chế hoạt động ức chế giải phóng histamin, giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân.
Liều dùng tham khảo: Người lớn uống mỗi ngày 1 viên. Bà bầu cần thăm khám, tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.
Tác dụng phụ: Một số biểu hiện thường gặp sau khi uống thuốc như đau đầu, miệng khô, chóng mặt, ngoài ra còn các triệu chứng hiếm gặp khác. Hãy ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ nếu bà bầu nhận thấy các tác dụng phụ trở nên nặng nề.
Chống chỉ định: Thuốc không dùng cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần tá dược nào trong thuốc. Không dùng Loratadin cho người bệnh suy gan.
Dùng Loratadin cho bà bầu với liều lượng thấp và chỉ dùng trong thời gian ngắn không kéo dài. Tránh việc kết hợp thuốc bừa bãi để không gây thêm phản ứng phụ nào gây bất lợi cho bà bầu và thai nhi.
Chlorpheniramine
Chlorpheniramine là một trong những loại thuốc trị mề đay cho bà bầu được dùng phổ biến hiện nay. Thuốc thuộc nhóm kháng histamin, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, giảm nguy cơ lan rộng viêm nhiễm trên da bà bầu.
Đây là loại thuốc chống dị ứng được sử dụng rộng rãi. Ngoài điều trị mề đay, Chlorpheniramine còn dùng cho các đối tượng bị dị ứng, sốt cỏ khô, cảm lạnh thông thường. Hoạt chất có trong thuốc nhanh chóng xoa dịu các triệu chứng cho người bệnh.
Hiện nay, thuốc Chlorpheniramine được sản xuất với các dạng bào chế là viên nén, viên nang và dung dịch. Trước khi chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra các cân nhắc cụ thể.
Liều dùng tham khảo: Thuốc sử dụng theo đơn, bà bầu không tự ý sử dụng để hạn chế rủi ro gặp tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng loại thuốc này, bà con có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, đại tiện khó, táo bón, đau bao tử,… Trường hợp phản ứng nặng cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ như tâm thần rối loạn, tiểu khó, tăng giảm nhịp tim bất thường, cơ thể co giật.
Cetirizine
Cetirizine cũng là loại thuốc chữa mề đay được dùng phổ biến hiện nay. Thuốc thuộc nhóm kháng histamin, ức chế các triệu chứng khó chịu ngoài da, đồng thời khắc phục các trường hợp dị ứng khác gây chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi liên tục,…
Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn histamin sản sinh quá mức, từ đó kìm hãm cơn dị ứng. Chỉ định dùng thuốc cho đối tượng bà bầu bị dị ứng mề đay nghiêm trọng, Cetirizine sẽ không giúp bà bầu ngăn bệnh tái phát, thay vào đó bà bầu cần điều chỉnh thói quen sống, sinh hoạt.
Dùng thuốc theo đơn được bác sĩ chuyên khoa kê, không kết hợp thuốc tùy tiện. Chỉ định dùng thuốc cho đối tượng mề đay tự phát mãn tính.
Liều dùng tham khảo: Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không kết hợp thuốc bừa bãi, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Hãy chủ động thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.
Tác dụng phụ: Khi dùng Cetirizine có thể bà bầu sẽ gặp các phản ứng phụ không mong muốn. Trường hợp bà bầu phát hiện chúng trở nên nghiêm trọng hơn hãy thong báo với bác sĩ để có điều chỉnh an toàn.
Phenergan
Phenergan dạng kem bôi ngoài da khắc phục triệu chứng tại chỗ. Khi nhắc đến thuốc trị mề đay cho bà bầu, đây là một trong những sản phẩm được nhiều người sử dụng hiện nay. Chỉ định dùng kem bôi cho đối tượng mề đay, mẫn ngứa, vết côn trùng đốt hoặc các kích ứng da liên quan khác.
Phenergan bôi tại chỗ nhanh chóng xoa dịu cảm giác khó chịu ngoài da. Thông thường, để tăng cường hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn Phenergan dùng kết hợp với các sản phẩm đường uống hoặc dạng tiêm. Ngoài dạng kem bôi, Phenergan còn có dạng siro tiện dụng.
Liều dùng tham khảo: Bôi mỗi ngày 3-4 lần, bôi một lớp mỏng không lạm dụng. Bà bầu nên tuân thủ theo hướng dẫn.
Tác dụng phụ: Phenergan dạng kem bôi thẩm thấu vào cơ thể, tác động đến tuần hoàn chung. Chính vì thế, khi dùng bà bầu sẽ thấy da nhạy cảm hơn với ánh sáng. Trường hợp tình trạng mề đay sau dùng thuốc không cải thiện mà chuyển biến nặng hơn cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Flucinar
Flucinar là thuốc mỡ ức chế hoạt chất Floucinolone acetonide. Thông thường, thuốc được dùng ngắn hạn, điều trị tình trạng cấp tính hoặc mãn tính do mề đay và các vấn đề ngoài da khác. Flucinar bôi ngoài da, thẩm thấu vào bên trong chữa trị bệnh tại chỗ.
Không dùng thuốc lên các vùng da có vết thương hở, chỉ bôi trên da nguyên vẹn. Dùng lượng thuốc nhỏ, vừa đủ, tránh lạm dụng. Thuốc phát huy tác dụng kiểm soát mề đay, ức chế lan rộng viêm nhiễm, dùng cho các trường hợp nhất định, có thể sử dụng cho bà bầu.
Liều dùng tham khảo: Sử dụng thuốc mỡ bôi da mỗi ngày 1-2 lần, không dùng kéo dài quá 14 ngày, chỉ dùng ngắn hạn để giảm mề đay. Tốt hơn hết bà bầu nên thăm khám và chỉ dùng theo phác đồ của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Khi dùng Flucinar người bệnh có thể bị nổi mụn trứng cá nhiều hơn, ban xuất huyết, khô da, giãn mạch, teo da như nứt da,… Thông báo khi bà bầu nhận thấy các tác dụng phụ có chiều hướng nặng nề hơn mà không thuyên giảm.
Trên đây là những loại thuốc trị mề đay cho bà bầu, bà con đọc và tham khảo. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc nhất là vào thời gian mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuân thủ theo phác đồ, trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường nên thông báo để được hỗ trợ xử lý khắc phục sớm.
Xem Thêm:
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!