Ngứa Tay Nổi Mụn Nước

Da tay bị ngứa nổi mụn nước là hiện tượng bàn tay xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti, có thể gây ngứa ngáy và chảy dịch. Điều này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn mà còn làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt. Vậy ngứa tay nổi mụn nước do những yếu tố nào gây ra? Phòng ngừa và cải thiện bệnh lý này như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh da liễu này.

Ngứa tay nổi mụn nước là hiện tượng gì?

Ngứa tay nổi mụn nước là tình trạng xuất hiện các nốt mụn trên da, bên trong có chứa dịch lỏng như nước. Khi mụn nước bị vỡ ra người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khó chịu ở tay. Nếu không xử lý cẩn thận, dịch nước sẽ lây lan sang những vùng da lành khác và gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Ngứa Đầu Ngón Chân Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Ngứa tay nổi mụn nước gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh
Ngứa tay nổi mụn nước gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh

Mặc dù đây không phải tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan. Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp.

Biểu hiện của ngứa tay nổi mụn nước

Tùy thuộc vào cơ địa cũng như thể trạng của mỗi người mà biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau. Một số triệu chứng điển hình của da tay bị ngứa nổi mụn nước như sau:

  • Trong thời gian đầu, da tay sẽ xuất hiện một số nốt mụn nước li ti mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm. Sau đó vài ngày mụn nước sẽ phát triển với kích thước to hơn và lan rộng ra các vùng da khác. Mụn càng lớn, càng nhiều thì mức độ ngứa và rát cũng sẽ tăng lên.
  • Thời gian tiếp theo, mụn sẽ xuất hiện theo từng mảng gây sưng tấy. Nếu chúng bị vỡ sẽ gây đau rát đồng thời dịch bên trong lan lan sang vùng da khác gây viêm.
  • Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời thì rất dễ gây viêm nhiễm, bội nhiễm nghiêm trọng.

Nguyên nhân khiến bạn bị ngứa nổi mụn nước ở tay

Bàn tay bị ngứa nổi mụn nước có thể do một số nguyên nhân gây ra như:

Chức năng gan suy giảm

Đối với những người có bệnh lý như gan nhiễm mỡ, nóng gan, men gan cao… thì khả năng giải độc của gan sẽ bị suy yếu. Từ đó ngay cả những phản xạ kích ứng, yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến mụn nước ở tay phát triển.

Mắc một số bệnh lý

Các bệnh lý về da liễu thường gặp như thủy đậu hay zona sẽ có biểu hiện nổi mụn nước ở tay, đồng thời mụn còn mọc tại nhiều vị trí khác trên khắp cơ thể. Tùy theo sự phát triển của bệnh cũng như thể trạng của mỗi người mà các nốt mụn nước sẽ có biểu hiện, mức độ lây lan hoặc tính chất nghiêm trọng khác nhau.

Biến chứng của bệnh viêm da

Viêm da dị ứng cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các nốt mụn nước trên da tay. Chúng có biểu hiện sưng đỏ, gây ngứa ngáy và kèm theo dịch lỏng khiến người bệnh khó chịu và đau rát.

Tìm hiểu thêm: Bị Ngứa Khi Trời Nóng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bàn tay bị ngứa nổi mụn nước có thể là triệu chứng của bệnh viêm da
Bàn tay bị ngứa nổi mụn nước có thể là triệu chứng của bệnh viêm da

Tay chân miệng

Da tay bị nổi mụn nước cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Các nốt mụn có hình bầu dục mọc nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, cổ họng. Tuy nhiên những nốt mụn này không gây đau.

Tổ đỉa

Tổ đỉa cũng là một dạng bệnh viêm da cơ địa đặc biệt. Bệnh ban đầu xuất phát ở lòng bàn chân, bàn tay nhưng có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh. Người bị tổ đỉa thường có các triệu chứng như bàn tay bị ngứa, nổi mụn nước, bên trong mụn nước có chứa dịch, có thể vỡ ra hoặc phồng rộp. Các nốt mụn tập trung thành từng vùng gây nứt nẻ, đóng vảy.

Do ma sát

Việc da tay bị chà sát trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến bàn tay bị ngứa và nổi mụn nước. Ban đầu da tay sẽ bị sưng phồng. Sau đó hình thành các nốt mụn nước có chứa dịch lỏng ở bên trong, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng lớn tới công việc hàng ngày.

Tiếp xúc thường xuyên với các thành phần gây kích ứng

Nếu hàng ngày người bệnh phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích ứng da như: Hóa chất, lông động vật, bụi bẩn, mủ thực vật, phấn hoa, mỹ phẩm, thực phẩm gây dị ứng,….. trong thời gian dài sẽ có nguy cơ nổi mụn nước nhiều hơn bình thường.

Môi trường ô nhiễm

Không khí ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ khiến da tay dễ nổi mụn nước. Đặc biệt nếu trong nước ô nhiễm có chứa hàm lượng kim loại nặng và các hóa chất độc hại, người tiếp xúc không chỉ thấy xuất hiện mụn nước mà còn có thể mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, ung thư, nhiễm trùng đường hô hấp,…

Cách điều trị da tay bị nổi mụn nước

Da tay ngứa nổi mụn nước không phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần người bệnh áp dụng một trong các phương pháp dưới đây tình trạng bệnh chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

Chữa ngứa tay nổi mụn nước bằng mẹo dân gian

Các phương pháp dưới đây vừa đơn giản, tiết kiệm chi phí mà hiệu lại mang lại rất cao, người bệnh có thể yên tâm áp dụng tại nhà.

Rửa tay bằng nước muối ấm

Nước muối ấm có khả năng kháng khuẩn và làm dịu da rất tốt. Vì vậy việc rửa tay thường xuyên với nước muối sẽ giúp làm dịu cảm giác ngứa, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn, vi trùng. Từ đó tránh bệnh lây lan sang các vùng da lành khác. Ngoài nước muối thì người bệnh có thể dùng muối hạt chà sát lên vùng da tay bị mụn nước.

Xem thêm: Trẻ Bị Ngứa Lòng Bàn Chân, Tay Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục

Rửa tay bằng nước muối ấm giúp cải thiện tình trạng ngứa da tay nổi mụn nước
Rửa tay bằng nước muối ấm giúp cải thiện tình trạng ngứa da tay nổi mụn nước

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ hai bàn tay sau đó bóp hết nước bên trong các nốt mụn.
  • Dùng muối hạt chà nhẹ nhàng lên tay, ban đầu có thể hơi xót nhưng bạn hãy cố gắng chịu đựng.
  • Mỗi ngày thực hiện cách làm này từ 2 – 3 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là một phương pháp giúp giảm ngứa ngáy trên da hiệu quả được nhiều người áp dụng. Nước đá lạnh có tác dụng làm tê liệt tạm thời dây thần kinh cảm giác ở tay. Từ đó làm giảm cơn ngứa ngáy, nóng rát trên da, giúp bạn không còn cảm thấy khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Bọc 2 đến 3 viên đá nhỏ vào một chiếc khăn tay sạch, mềm và mỏng.
  • Rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị nổi mụn nước.
  • Chườm khăn tay đá lạnh lên da khoảng 15 phút.
  • Thực hiện hàng ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Bôi kem đánh răng

Trong thành phần của kem đánh răng có chứa các tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm. Vì vậy bôi kem đánh răng sẽ dịu da tay, giảm các giác khô, ngứa ngáy do mụn nước gây ra. Đây cũng là một trong những cách trị mụn nước trên tay đơn giản, hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch sẽ vùng da tay bị nổi mụn bằng nước ấm.
  • Sau đó, thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên khu vực bị tổn thương.
  • Mỗi ngày nên bôi kem đánh răng từ 2 đến 3 lần.

Đắp gel nha đam

Nha đam rất giàu dinh dưỡng cũng như chất chống oxy hóa. Vì vậy chúng không chỉ được biết đến với công dụng bổ sung độ ẩm, làm dịu da mà còn có tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nha đam gọt vỏ, rửa sạch chỉ lấy phần gel trắng bên trong.
  • Rửa sạch sẽ tay và để khô.
  • Thoa nhẹ nhàng phần gel nha đam lên vùng da có mụn nước và để khoảng 20 phút thì rửa lại với nước.
  • Mỗi ngày áp dụng từ 2 đến 3 lần để bệnh nhanh khỏi.

Bài viết hấp dẫn: Da Nổi Sần Như Da Gà Ngứa: Điều Trị Và Phòng Ngừa Như Nào?

Uống thuốc Tây y điều trị mụn nước trên tay

Một số loại thuốc Tây y dưới đây được các bác sĩ chỉ định trong điều trị ngứa da tay nổi mụn nước:

  • Thuốc chứa Corticosteroid: Các loại kem và thuốc mỡ có chứa Corticosteroid giúp cải thiện các nốt mụn nước trên tay hiệu quả. Người bệnh chỉ cần bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và có thể băng lại để đẩy nhanh quá trình điều trị.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Protopic và Elidel là những loại thuốc ức chế miễn dịch được bác sĩ kê trong quá trình điều trị mụn nước. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống viêm giúp da phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên,  tác dụng phụ của thuốc có thể gây nhiễm trùng da hoặc gây bỏng nhẹ.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp vùng da có mụn nước sưng tấy đỏ, xuất hiện mủ và nguy cơ nhiễm trùng cao. Thuốc cần được uống theo sự kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý mua bất cứ loại thuốc Tây nào về dùng.
Dùng thuốc Tây y là phương pháp trị mẩn ngứa được bác sĩ khuyên dùng
Dùng thuốc Tây y là phương pháp trị mẩn ngứa được bác sĩ khuyên dùng

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ngứa tay nổi mụn nước

Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa bàn tay bị ngứa nổi mụn nước như trên, người bệnh cũng cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây để thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

  • Điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Không ăn các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ sẽ khiến các nốt mụn nghiêm trọng hơn. Thay vào đó người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để da không bị khô cũng giúp cải thiện tình trạng tay nổi mụn nước. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả để nâng cao hệ miễn dịch.
  • Không uống rượu bia, thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích để tránh tác động lên gan, từ đó giúp các hoạt động điều hòa, đào thải độc tố được diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất hoặc các yếu tố kích ứng cần trang bị dụng cụ bảo hộ an toàn để bảo vệ làn da.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc các dung dịch dịu nhẹ. Không dùng các loại xà phòng có tính kiềm cao dễ làm khô da tay.
  • Khi vùng da tay bị mụn nước bị ngứa tuyệt đối không được gãi mạnh, nếu không sẽ bị viêm, khó chăm sóc và điều trị.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tay phù hợp, vừa giúp giảm ngứa, sưng tấy vừa cung cấp độ ẩm cho da giúp vùng da bị mụn nhanh phục hồi hơn.
  • Trong quá tình điều trị nếu không thấy có tiến triển hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và lên phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tại nhà nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về tình trạng ngứa tay nổi mụn nước, cùng với đó là nguyên nhân và các phương pháp điều trị. Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích trong cẩm nang sức khỏe của mình. Để từ đó có thể chăm sóc tốt cho bản thân và những người thân yêu xung quanh.

Không nên bỏ lỡ:

Nhóm bệnh liên quan

Dị Ứng Thời Tiết

Dị Ứng Da Mặt

Nổi Mề Đay Ở Cổ

Nổi Mề Đay Ở Chân

Nổi Mề Đay Ở Mặt

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Trị Ngứa Da Đầu Bằng Muối

Cách Trị Ngứa Da Đầu Bằng Chanh

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Vảy Nến Dân Gian

Câu hỏi liên quan

Tuấn tôi đã nhận được không ít câu hỏi xoay quanh chứng mề đay, trong đó có thắc mắc: “Nổi mề đay uống nước dừa được không?”. Như bà con cũng biết nước dừa là...

Xem chi tiết

“Lương y Tuấn ơi, em bị dị ứng thời tiết. Mỗi đợt thay đổi thời tiết là em lại mẩn ngứa, nổi đỏ hết lên, khó chịu vô cùng. Em nghe nói dị ứng này...

Xem chi tiết

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có cách nào điều trị bệnh an toàn hay không? Làm thế nào để phòng bệnh tái phát hiệu quả? Bài viết dưới đây Tuấn tôi...

Xem chi tiết

Nổi mề đay là một căn bệnh da liễu phổ biến với các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn trên khắp cơ thể. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến chất lượng...

Xem chi tiết

Khi vết thương bắt đầu lành và lên da non, bạn sẽ khó tránh khỏi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Cảm giác ngứa khi gặp vết thương không chỉ gây khó chịu mà còn...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Ngứa Loét Da Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngứa Loét Da

Ngứa Loét Da

Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân Và Cách Điều...

Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn

Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành...

Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt

Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua