Mẹ Sau Sinh Bị Nổi Mẩn Ngứa Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý An Toàn Từ Tuấn Tôi

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là tình trạng phổ biến, gặp ở khá nhiều chị em. Theo thống kê có tới hơn 30% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng này. Thông thường hầu hết các mẹ đều chịu đựng để cảm giác khó chịu qua đi mà không biết việc này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Bài viết dưới đây Tuấn tôi sẽ chỉ rõ hơn về mức độ nguy hiểm của tình trạng này và cách khắc phục an toàn, hiệu quả cho thai phụ.

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa do đâu?

Trong suốt quá trình hành nghề của tôi, Tuấn tôi nhận thấy tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi sinh là vấn đề không hiếm gặp ở các sản phụ. Tình trạng này thường gây ra các tổn thương da nông, sần sùi, nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu.

Tương tự như khi mang thai, sau sinh nở là thời điểm khá nhạy cảm. Lúc này, thể trạng của mẹ thường bị suy nhược, hệ miễn dịch nhạy cảm và nội tiết tố chưa ổn định. Đây chính là những yếu tố khiến cho cơ thể nhạy cảm hơn với các chất dị ứng, kích ứng. Nguyên nhân gây mẩn ngứa sau sinh có thể đến từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể mẹ.

ĐỌC NGAY: Nổi Mề Đay, Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất Dành Cho Bà Con [ĐỪNG BỎ QUA]

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa mà Tuấn tôi nhận thấy trong khi thăm khám cho người bệnh:

Thay đổi nội tiết tố

Estrogen là một loại hormone do buồng trứng tiết ra và quyết định các đặc điểm sinh lý và hình thể của nữ giới như mông cong, ngực nở, xương chậu phát triển,… Trong giai đoạn thai kì, hàm lượng estrogen có thể tăng đột biến từ 500 – 1000 lần để phù hợp với sự phát triển của tử cung và thai nhi.

Sau khi sinh, hàm lượng hormon này giảm xuống, thay vào đó là sự tăng tiết Prolactin – một loại hormon điều hòa sữa mẹ. Các mẹ có thể nhận biết sự thay đổi này rõ rệt ở các đặc điểm tăng tạo sữa, thèm ăn, dễ quên, tóc rụng thành nhiều mảng, móng tay, chân dễ gãy, da sần sùi, nổi mụn… Ở một số trường hợp đặc biệt, mẹ có cơ địa dễ dị ứng có thể gặp các tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa…

Người mẹ sau khi sinh chỉ có thể thiết lập lại cân bằng nội tiết sau khi chấm dứt thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, có tới 60% phụ nữ mặc dù đã ngưng cho con bú nhưng vẫn không thể lấy lại sự cân bằng nội tiết này, dẫn đến tình trạng rụng tóc, da mụn, nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh kéo dài nhiều năm sau đó.

Sức khỏe và hệ miễn dịch suy giảm

Mang thai và sau khi sinh là thời điểm cơ thể phụ nữ suy yếu và giảm sức đề kháng. Do đó, thể trạng và hệ miễn dịch cần ít nhất 3 – 12 tháng để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy sau khi sinh, các dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây nổi mề đay mẩn ngứa trên da.

Hơn nữa thể trạng suy giảm còn khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại thức ăn và có nguy cơ dị ứng cao hơn so với bình thường.

Căng thẳng tâm lý sau sinh

Bên cạnh những tổn thương về thể chất, mẹ sau sinh còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Từ việc phải thay đổi nhịp sinh hoạt theo bé cho tới áp lực về nguồn sữa hay những bất đồng trong cách chăm sóc bé, tất cả đều khiến mẹ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng sau sinh.

Hơn 70% phụ nữ sau sinh cảm thấy bị căng thẳng tâm lý. Cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng thời gian dài càng khiến mẹ sau sinh dễ bị nổi mẩn ngứa hơn.

ĐỪNG BỎ QUA: Cùng Lương Y Tuấn Tôi Chỉ Ra TOP 7 Loại Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Dị ứng với thuốc dùng trong quá trình sinh

Trong quá trình sinh, hầu hết các mẹ đều phải dùng đến các loại thuốc như thuốc tê, thuốc chống viêm, thuốc trợ sinh… Một số mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc dị ứng với thuốc.

Đặc biệt các mẹ sinh mổ, số lượng và liều lượng thuốc cao hơn hẳn sinh thường. Nguy cơ mẩn ngứa sau sinh ở trường hợp sinh mổ thường cao hơn sinh thường.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa phù hợp

Trong quá trình mang thai và sau sinh, mẹ được khuyến khích ăn nhiều loại thức ăn giàu đạm, bổ dưỡng, uống thêm Sắt, Canxi để bồi bổ cho thai nhi và tốt cho sữa. Đồng thời phụ nữ cũng phải kiêng khem nhiều thứ để bảo vệ thai nhi, để đảm bảo vệ lượng và chất của sữa. Thậm chí, có những mẹ tuân thủ kiêng nước nghiêm ngặt, trong thời gian ở cữ, hoàn toàn không tắm.

Việc ăn quá nhiều hay ăn quá ít một nhóm thức ăn nào đấy khiến cơ thể thừa hoặc thiếu dưỡng chất, mất cân bằng trong chuyển hóa. Không tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên khiến lỗ chân lông bít tắc, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý có thể gây tích tụ độc tố, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên da gây nên tình trạng mẩn ngứa sau sinh.

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, mẹ bầu sau sinh bị nổi mẩn ngứa có thể đến từ một số nguyên nhân khác như dị ứng mỹ phẩm, tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, chà xát mạnh khi lau, tắm….

Mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Đây là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được nhiều nhất. Chia sẻ rõ để chị em hiểu, phần lớn hiện tượng nổi mẩn ngứa sau sinh thường khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh và biến mất sau vài giờ nếu được chăm sóc đúng cách. Một số ít còn lại, tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Trên thực tế, hiện tượng mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa khá phổ biến và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt… Từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, giấc ngủ của người mẹ.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, mẩn ngứa có thể là biểu hiện sớm của tình trạng dị ứng phản vệ trên các cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Dị ứng phản vệ nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới sốc phản vệ, suy hô hấp, trụy tim mạch và tử vong.

Bởi vậy, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa sau sinh, kèm theo dấu hiệu sưng môi, sưng lưỡi, khó thở, co thắt phế quản… các mẹ nên tới ngay bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời.

LIÊN HỆ NGAY TUẤN TÔI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Cách trị nổi mẩn ngứa sau sinh an toàn

Như đã đề cập, nổi mẩn ngứa sau sinh là vấn đề da liễu lành tính và không đáng lo ngại. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bỉm có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện. Trường hợp nổi mẩn ngứa dai dẳng có thể xem xét sử dụng thuốc theo hướng dẫn.

Các phương pháp điều trị nổi mẩn ngứa an toàn cho mẹ sau sinh:

Loại trừ nguyên nhân gây bệnh và tránh xa các tác nhân dị ứng

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa sau sinh do tác nhân bên ngoài có thể được cải thiện nhanh chóng sau khi ngừng tiếp xúc với tác nhân đó. Do đó, ngay khi có dấu hiệu dị ứng, người bệnh cần tiến hành cách ly làn da với các tác nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, hóa mỹ phẩm, hải sản, đậu phộng…
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, loại bỏ căn nguyên gây mẩn ngứa do mồ hôi, nhiệt độ trong trường hợp mề đay do cholin
  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều đạm, thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc con hiệu quả để tránh gây căng thẳng, áp lực, mệt mỏi

Cách chữa mẩn ngứa sau sinh bằng các mẹo dân gian

Hầu hết phụ nữ sau sinh đều nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì vậy, Tuấn tôi thường khuyên chị em không nên dùng thuốc điều trị nếu không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian này. Trong trường hợp mẩn ngứa có mức độ nhẹ, chị em có thể tận dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da.

TÌM HIỂU NGAY: 9 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC [BÀ CON LƯU LẠI NGAY]

Một số mẹo chữa mề đay mẩn ngứa cho sản phụ bằng nguyên liệu thiên nhiên, bao gồm:

  • Bôi kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm có chứa các loại vitamin, dưỡng chất thiết yếu như Glycerin, Niacinamide, Vitamin E, B5, A, C… có thể giúp duy trì độ ẩm da, phục hồi các tổn thương do dị ứng, cào gãi, giảm hiện tượng viêm, sưng, nóng, đỏ… Thực hiện bôi kem dưỡng 2 – 3 lần mỗi ngày, tốt nhất nên bôi trước khi tắm.
  • Tắm lá chè xanh: Lá chè xanh có vị đắng, chát, tính mát, tác dụng tiêu mụn nhọt, giảm ngứa và làm mát cơ thể. Bên cạnh đó, các hợp chất chống oxy hóa trong thảo dược này như flavonoid, vitamin C, EGCG, carotene, quercetin,… còn có tác dụng chống viêm, tái tạo và phục hồi các mô da hư tổn. Sản phụ nên tắm lá chè xanh 1 lần/ ngày trong vài ngày liên tục để làm giảm các triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra.
  • Sử dụng gel nha đam: Gel nha đam có đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng và làm mát da. Ngoài ra, các axit amin và polyphenol trong nguyên liệu này còn giúp giảm ngứa ngáy, thúc đẩy tốc độ hồi phục và làm lành vết thương. Thoa gel nha đam 2 – 4 lần/ ngày lên da có thể giảm sẩn đỏ, nóng rát và ngứa ngáy.
  • Uống trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc có thể làm giảm phát ban và mề đay ở phụ nữ sau sinh. Nghiên cứu cho thấy, hợp chất apigenin trong thảo dược này có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, chống dị ứng và hỗ trợ chức năng gan. Với những công dụng này, sản phụ có thể dùng 1 – 2 tách trà hoa cúc/ ngày để cải thiện sức khỏe và các vấn đề da liễu.

Ngoài ra, sản phụ cũng có thể áp dụng các cách chữa mề đay ngay tại nhà như chườm khăn lạnh, thoa kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước,… nhằm cải thiện tổn thương da và một số triệu chứng đi kèm.

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Trên thực tế, mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc và cải thiện tại nhà. Tuy nhiên nếu mẩn ngứa kéo dài và gây ngứa nhiều, chị em nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc Tây, Đông y để điều trị:

  • Điều trị nổi mẩn ngứa bằng thuốc Tây: Thuốc kháng Histamin, thuốc chẹn H2, thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene hoặc các loại thuốc bôi ngoài da là sự lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nhiều loại thuốc không thích hợp dùng cho mẹ đang cho con bú. Lưu ý, do mẹ sau sinh đang trong thời gian cho con bú nên hướng điều trị dùng thuốc Tây chỉ nên áp dụng khi bệnh nghiêm trọng. Mẹ không tự ý mua thuốc uống hay bôi, cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Điều trị nổi mẩn ngứa bằng Đông y: Bên cạnh điều trị nổi mẩn ngứa bằng mẹo, sử dụng thuốc đông y là lựa chọn phù hợp với các mẹ bỉm sữa. Với thành phần hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, các bài thuốc Đông y có thể giải quyết các vấn đề từ bên trong, là căn nguyên gây ra bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa khi cho bé bú, lại có thể điều trị dứt điểm bệnh.

Cách chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn ngứa sau sinh

Tình trạng nổi mẩn ngứa sau khi sinh xong khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và quá trình nuôi con. Do đó, ngoài việc thực hiện tốt các biện pháp điều trị, chị em cần chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày bằng nước ấm để tránh các tác nhân như vi khuẩn, bụi bẩn,…gây kích ứng da.
  • Không ăn thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ cay nóng, chứa nhiều chất phụ gia và các chất kích thích.
  • Mẹ cần giữ ấm cơ thể vào thời điểm chuyển mùa và mùa đông để tránh mẩn ngứa.
  • Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là nhóm chất đạm, chất béo, vitamin, omega 3, khoáng chất,… từ các thực phẩm có lợi như hoa quả, dầu oliu,…
  • Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh tình trạng căng thẳng, khiến cơ thể suy nhược.

Tình trạng các mẹ sau sinh bị nổi mẩn ngứa là tổn thương da lành tính nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách có thể trở thành mãn tính, xảy ra biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin Tuấn tôi chia sẻ ở trên đã giúp chị em có đầy đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe.

Đánh giá bài viết

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Da Mặt Khô Ngứa Mẩn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? Thông Tin Quan Trọng Bà Con Cần Biết

Da Mặt Khô Ngứa Mẩn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? Thông Tin Quan Trọng Bà...

Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn

Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành...

Mẩn Ngứa Ở Trẻ: Cùng Tuấn Tôi Tìm Đúng Nguyên Nhân, Trị Bệnh Tận Gốc

Mẩn Ngứa Ở Trẻ: Cùng Tuấn Tôi Tìm Đúng Nguyên Nhân, Trị Bệnh Tận Gốc

Peel Da Xong Bị Ngứa Do Đâu? Cách Chăm Sóc Phục Hồi Da

Peel Da Xong Bị Ngứa Do Đâu? Cách Chăm Sóc Phục Hồi Da

Peel Da Xong Bị Ngứa Do Đâu? Cách Chăm Sóc Phục Hồi Da

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua