Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì Tốt Nhất? Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Câu Trả Lời
Nổi mề đay có được tắm không là câu hỏi thường gặp ở những người bị nổi mề đay. Theo quan niệm dân gian thì người bị nổi mề đay cần phải kiêng cữ khá nhiều thứ như kiêng gió, kiêng nước và đặc biệt là kiêng tắm. Vậy quan điểm bị mề đay cần kiêng tắm có đúng không? Cùng Tuấn tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Bị nổi mề đay có được tắm không?
Mề đay là tên gọi của tình trạng bề mặt da nổi nhiều đốm sần màu đỏ, đôi khi là mụn nước li ti. Chúng gây ngứa ngáy, khiến người bệnh thường xuyên cào gãi dẫn đến trầy xước ngoài da. Không những thế, trường hợp nặng, người bị mề đay còn kèm theo sốt, đau khớp, khó thở,…
Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh có thể khởi phát do di truyền, dị ứng với môi trường, thời tiết, thức ăn, hay do virus, vi khuẩn tồn tại trên bề mặt da dẫn đến viêm nhiễm,… Mặc dù trường hợp mề đay gây nguy hiểm tính mạng khá hiếm nhưng bà con không nên chủ quan.
Bị dị ứng nổi mề đay có kiêng tắm không là vấn đề thường được tranh cãi khi mắc bệnh. Có người cho rằng khi bị mề đay nên kiêng tắm, có người lại nói không nhất thiết phải làm điều này, người bệnh có thể tắm thoải mái. Vậy quan điểm nào đúng?
ĐỌC NGAY: Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì? Thông Tin Bạn Nên Biết
Trên thực tế, mề đay xảy ra khi cơ thể bị nhiễm phong hàn. Do vậy, người bệnh cần phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước để bệnh không nặng thêm. Tuy nhiên, điều này chỉ chính xác một phần vì mề đay có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân.
Nếu bệnh xảy ra do thay đổi thời tiết hoặc nước lạnh thì nên hạn chế tiếp xúc với những tác nhân này, không nhất thiết phải kiêng nước hoàn toàn. Ngược lại, mề đay xảy ra do dị ứng thức ăn và các tác nhân như phấn hoa, lông động vật, hóa chất… thì không những không cần kiêng tắm mà còn nên tắm rửa hàng ngày.
Tuấn tôi nhận thấy, khi bị mề đay, bà con thường gãi nhiều để giảm ngứa. Điều này vô tình đã làm trầy xước da và khiến da bị tổn thương. Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da gây nhiễm trùng và khiến mề đay nặng hơn.
Thêm vào đó, da là lớp áo giáo bao bọc cơ thể, lượng độc tố được bài tiết một phần qua da bằng việc tiết mồ hôi. Lượng chất độc này có thể bị ứ đọng, hình thành những tế bào chết trên da. Do vậy, nếu không được tắm rửa, vệ sinh thường xuyên, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, khiến da bị nhiễm trùng. Từ đó, bệnh mề đay sẽ trở nên trầm trọng và khó chữa hơn rất nhiều.
Do vậy, bệnh nhân bị nổi mề đay nên tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày ít nhất 1 lần/ngày bằng nước ấm. Nhất là vào mùa hè, lượng mồ hôi tiết qua da sẽ rất nhiều càng cần phải được vệ sinh sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, bà con cần được tắm đúng phương pháp để hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh.
Nổi mề đay tắm lá gì cho mau khỏi?
Khi bị mề đay, bà con cần phải vệ sinh da sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh bên ngoài. Việc kết hợp các loại lá cây để đun nước tắm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số loại lá cây Tuấn tôi khuyến cáo bà con nên sử dụng để tắm hàng ngày.
- Tắm lá khế chữa mề đay: Sử dụng lá khế tươi có tính mát, cùng nhiều chất khoáng, vitamin có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, kháng khuẩn cao, phục hồi các tế bào da bị tổn thương do mề đay hoặc chà xát quá mạnh. Bạn chỉ cần đun một nắm lá khế tươi, kết hợp với 1 thìa cà phê muối và 2-3 lít nước. Sau 20 phút thì bắc xuống, pha thêm ít nước để đạt được độ ấm vừa phải. Thực hiện tắm hằng ngày.
- Lá trà xanh giúp điều trị nổi mề đay hiệu quả: Trong mỗi lá trà xanh chứa hàm lượng EGCG cao, giúp chống oxy hóa, làm sạch da. Ngoài ra, với thành phần chứa vitamin C cùng với flavonoid cũng giúp cho người bệnh cải thiện biểu hiện thâm sẹo và làm da lành nhanh hơn. Bạn có thể đun lá trà xanh loãng để tắm hàng ngày hoặc rửa vùng viêm nhiễm.
- Sử dụng lá trầu không: Theo y học cổ truyền, trầu không là loại lá có vị cay, tính ấm nên có khả năng làm dịu da, giảm tấy đỏ, đồng thời giải phong hàn, độc tà tích tụ bên trong cơ thể. Trong y học hiện đại, khả năng điều trị các bệnh ngoài da của loại lá này đã được chứng minh nhờ hàm lượng tinh dầu dồi dào, khả năng kháng sinh cao, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, kháng viêm và làm sạch da, se vết thương. Đun 5 – 7 lá trầu không đã rửa sạch, thái nhỏ với 500ml nước sau đó pha vừa đủ ấm dùng để tắm hằng ngày sẽ thấy triệu chứng mề đay cải thiện rõ rệt.
- Nổi mề đay tắm lá kinh giới: Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, kinh giới đem đến nhiều tác dụng không ngờ trong điều trị bệnh nổi mề đay.. Áp dụng tắm loại lá này mỗi ngày ít nhất 1 – 2 lần, sẽ giúp làn da được kháng viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và đào thải cặn bẩn trong các lỗ chân lông.
Nổi mề đay tắm lá gì? Ngoài các loại lá tắm kể trên, bà con có thể tham khảo thêm gói lá tắm của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường. Gói lá tắm gồm các thảo dược lành tính như tơ hồng xanh, bồ công anh, diệp hạ châu, nhân trần, cà gai,… được đóng gói và sơ chế gọn gàng, cẩn thận. Nên khi tắm chỉ cần đun cùng nước sôi là được, dễ sử dụng mà tắm thường xuyên sẽ thấy da thoải mái, đỡ ngứa ngáy, sạch sẽ hơn.
TÌM HIỂU THÊM: Nổi Mề Đay Có Lây Không? Có Di Truyền Không? [Giải Đáp]
Một số lưu ý bà con bị nổi mề đay nên biết khi tắm
Bà con cần lưu ý, vì bệnh mề đay gây ra những tổn thương nhất định trên làn da nên lớp biểu bì lúc này rất nhạy cảm. Để giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị mề đay, bà con bị nổi mề đay nên tắm đúng cách theo những nguyên tắc sau:
- Không tắm quá lâu: Khi bị nổi mề đay, bà con chỉ nên tắm khoảng 5 – 10 phút bằng nước ấm. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn trên da. Tắm quá lâu có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da và khiến da bị khô.
- Pha nước tắm có nhiệt độ phù hợp: Người bị mề đay nên tắm nước ấm, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nước nóng có thể khiến da bị khô và kích ứng, trong khi đó nước lạnh có thể gây ra tình trạng nổi mề đay do lạnh hoặc khiến tình trạng mề đay bạn đang gặp phải nặng hơn.
- Không được chà xát quá mạnh khi tắm: Khi bị mề đay, da của bà con rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài. Do vậy, không nên chà xát mạnh khi tắm vì nó có thể khiến da bị tổn thương.
- Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm: Sau khi da khô, bà con nên bôi kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ lên da. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm mềm da và hạn chế ngứa do mề đay gây ra.
- Chọn sữa tắm, xà phòng có nguồn gốc tự nhiên, ít hóa chất: Nếu không thích tắm bằng các loại lá, bà con có thể sử dụng các loại sữa tắm hoặc xà phòng để thay thế. Tuy nhiên, khi dùng các sản phẩm này, nên lựa chọn các sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên ít gây kích ứng da.
Ngoài những lưu ý khi tắm trên, để cải thiện mề đay nhanh chóng, bà con cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Theo đó, bà con nên ăn nhiều rau, củ quả và uống đủ nước mỗi ngày. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc các chất kích thích.
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà Tuấn tôi chia sẻ ở trên về việc nổi mề đay có được tắm không đã có thể giúp bà con tìm được câu trả lời chính xác nhất. Trong quá trình điều trị, phòng tránh bệnh, nếu gặp bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với Tuấn tôi để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!