Da Mặt Bị Ngứa Sần Sùi Phải Làm Sao? Chuyên Gia Da Liễu Giải Đáp
Tình trạng da mặt bị ngứa, ngứa ngáy, khô ráp, sần sùi không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn liên quan đến sức khỏe da liễu. Để điều trị hiệu quả, bạn cần nhận biết đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp. Với những ai đang thắc mắc da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây, chuyên gia da liễu sẽ chia sẻ những cách cải thiện hiệu quả nhất.
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?
Tình trạng ngứa ngáy, sần sùi trên da gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khiến nhiều người lo ngại. Vậy da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao để cải thiện? Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ được chuyên gia da liễu khuyến khích thực hiện:
Làm sạch và bảo vệ da cẩn thận
Khi da mặt bị ngứa và sần sùi, việc chăm sóc và bảo vệ da đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa và làm dịu các triệu chứng khó chịu này.
Đầu tiên, bạn nên rửa mặt mỗi ngày ít nhất 2 lần vào sáng và tối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn tích tụ trên da. Đây là những tác nhân có thể gây ra viêm nhiễm và làm tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn. Chú ý sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, chứa thành phần thiên nhiên, có tác dụng cân bằng độ pH và không gây khô da là lựa chọn lý tưởng, giúp da luôn sạch và dễ chịu.
Ngoài ra, việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời cũng là điều cần thiết. Bạn nên che chắn cẩn thận khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng SPF phù hợp và độ che phủ cao.
Cấp đủ nước cho cơ thể
Nếu đang thắc mắc da mặt bị sần ngứa phải làm sao thì câu trả lời là cấp đủ nước cho cơ thể. Nước là thành phần chính để duy trì độ ẩm cho da, vì thế bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giảm khô ráp, ngứa ngáy trên da, đồng thời hỗ trợ loại bỏ độc tố, bụi bẩn từ sâu bên trong.
Bên cạnh đó, uống đủ nước cũng nuôi dưỡng tế bào da khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình tự phục hồi khi làn da bị tổn thương.
Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp
Một làn da khô thường đi kèm các triệu chứng như ngứa ngáy, sần sùi, thiếu sức sống. Vì thế duy trì độ ẩm bằng các sản phẩm phù hợp là vô cùng cần thiết. Bạn nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu từ các thương hiệu uy tín sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa rát, đồng thời cải thiện tình trạng da mặt hiệu quả hơn.
Tốt nhất hãy thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối ở bước cuối cùng trong chu trình skincare để bảo vệ hàng rào tự nhiên của da.
Tránh tác nhân gây hại
Khi da mặt bị ngứa và sần sùi, cần tránh các tác nhân gây dị ứng để giảm thiểu các vấn đề khó chịu và bảo vệ làn da: Dọn dẹp phòng ngủ, khu vực làm việc sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn, vệ sinh chăn ga, gối, khăn mặt thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng da, đồng thời ưu tiên sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da có thành phần lành tính, tự nhiên.
Dùng thuốc theo chỉ định
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Trong trường hợp ngứa do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da để làm dịu cảm giác khô rát, ngứa ngáy và khó chịu. Đồng thời các loại thuốc này còn tác dụng dưỡng ẩm, giúp giữ cho da luôn mềm mại và tránh tình trạng bong tróc, sần sùi, ngăn ngừa viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Đặc biệt một số loại thuốc bôi chứa các thành phần có khả năng phục hồi da, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da mới, giúp chữa lành các tổn thương và cải thiện tình trạng da một cách hiệu quả.
Đắp mặt nạ giảm ngứa sần sùi
Việc đắp mặt nạ bằng nguyên liệu tự nhiên có thể giúp cải thiện tình trạng da mặt bị ngứa và sần sùi, hỗ trợ dưỡng ẩm, kháng viêm tốt.
Dùng sữa tươi và cám gạo:
- Hỗ trợ cấp ẩm, bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, đặc biệt tốt cho làn da khô ráp, bong tróc, sần sùi.
- Khi thực hiện, bạn trộn 2 muỗng cám gạo cùng 2 thìa sữa tươi không đường, khuấy đều rồi thoa hỗn hợp này lên da sau khi đã làm sạch. Giữ nguyên trong khoảng 20 phút thì rửa lại với nước mát và dùng khăn mềm lau khô.
Dùng bột yến mạch và mật ong:
- Cả mật ong và yến mạch đều có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện làn da sần sùi, khô, ngứa.
- Bạn lấy 10g bột yến mạch trộn đều cùng 1 thìa mật ong. Sau khi rửa sạch da với nước ấm hãy thoa hỗn hợp này lên da và để trong khoảng 20 phút, kết hợp massage nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước lạnh.
Mặt nạ dưa leo:
- Dưa leo có độ ẩm tự nhiên cao cùng nhiều dưỡng chất quan trọng giúp khắc phục tình trạng da sần sùi, bong tróc nhanh chóng, mang đến làn da mịn màng hơn.
- Bạn rửa sạch 1 quả dưa leo, xay nhuyễn cả vỏ, sau đó dùng rây lọc lấy nước ép và bỏ phần bã. Lúc này bạn thoa nước cốt dưa leo lên da mặt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, giữ trong 15 phút rồi rửa lại với nước mát.
Lưu ý khi điều trị da mặt bị ngứa sần sùi
Làn da bị ngứa, sần sùi thường khá nhạy cảm, vì thế trong quá trình điều trị bạn cần đặc biệt chú ý:
- Tuyệt đối không được cào gãi mạnh tay để tránh nguy cơ gây nhiễm trùng.
- Duy trì độ ẩm phù hợp để tạo không khí mát mẻ trong nhà, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm nếu da dễ bị khô vào mùa đông.
- Kiểm soát căng thẳng, giảm lo lắng, stress bằng việc ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng, bảo vệ da trước tác nhân gây hại. Đồng thời hạn chế ăn đồ chiên nướng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc chất kích thích.
- Trong trường hợp da kích ứng nặng, các biểu hiện ngứa ngáy, sần sùi ở mức độ nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời thắc mắc da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao. Có thể thấy, tình trạng ngứa da, làn da sần sùi, thiếu sức sống khiến nhiều người tự ti, ảnh hưởng đến sức khỏe da liễu cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó tốt nhất bạn hãy đến phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý hiệu quả. Ngoài ra, nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc da tại nhà để làn da luôn khỏe mạnh và loại bỏ các yếu tố gây hại cho da.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!