Nổi Mề Đay Có Lây Không? Có Di Truyền Không? [Giải Đáp]
Nổi mề đay có lây không và có di truyền không là những câu hỏi mà Đỗ Minh Tuấn tôi nhận được nhiều trong quá trình thăm khám và chữa bệnh cho bà con. Việc bệnh có lây hay ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hay không còn phù thuộc nhiều vào quá trình tiến triển và từng trường hợp cụ thể.
Mề đay mẩn ngứa là bệnh ngoài da khá lành tính nhưng có tính chất mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da ngứa ngáy, phát ban, nổi sẩn đỏ và lan rộng tạo thành từng mảng khi gãy, nóng rát da, khô ráp, sần sùi. Nhiều bà con còn bị mề đay phù mạch gây sưng nề và đi kèm các biểu hiện toàn thân khác.
Chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng ở độ tuổi nào và mọi vùng da trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là nổi mề đay trên mặt, lưng, cổ, bụng, tay, chân,…. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, tăng thâm nhiễm da, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công gây nhiễm trùng da và nhiều biến chứng khác.
Nổi mề đay có lây không?
Các triệu chứng nổi mề đay xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với dị nguyên và sinh ra kháng nguyên để chống lại. Tuy nhiên, trong IgE lại phóng thích ra histamin và các chất trung gian phản ứng dị ứng vào da và niêm mạc, từ đó gây ra tình trạng ngứa ngáy, nóng da, phát ban và nổi sẩn đỏ.
Theo y học hiện đại, căn bệnh này rất khó xác định nguyên nhân cụ thể, chỉ biết bệnh có mối liên hệ với phản ứng quá mức của hệ miễn dịch những một số tác nhân ngoại – nội sinh. Do đó, có thể khẳng định về tính chất thì bệnh mề đay không có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, tổn thương da có thể lan rộng sang những vùng da khác trên cơ thể.
Còn về trường hợp cùng thời điểm bà con và người thân đều xuất hiện các biểu mề đay thì có thể lý giải rằng cơ địa đều mẫn cảm với dị nguyên, tác nhân gây dị ứng kích ứng. Thực tế thì tỉ lệ người bị mề đay mẩn ngứa khá cao và có thể tái lại nhiều lần sau khi đã chữa khỏi.
Thực tế thì mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiều yếu tố và điều kiện thuận lợi. Đa số trường hợp mắc bệnh không có khả năng lây nhiễm cho người xung quanh nếu tiếp xúc trực tiếp lên vùng da bệnh. Tuy nhiên, bà con cũng cần lưu ý với những trường hợp bệnh khởi phát do tác nhân virus, vi khuẩn.
Những tác nhân này tấn công da cộng với hành động cào gãi, chà xát gây chảy máu, rỉ dịch, hình thành vết thương hở thì lúc này mầm bệnh có nguy cơ lây cho người tiếp xúc. Bởi bản chất của virus, vi khuẩn có khả năng lây nhiễm nên cần thận trọng khi mắc bệnh.
Rất khó để tự xác định nổi mề đay là do nguyên nhân nào gây ra, vì vậy dù là tỉ lệ nhỏ thì bà con cũng cần chủ động thăm khám, điều trị tận gốc để kiểm soát bệnh hoàn toàn, tránh tình trạng tiến triển nặng hoặc tái phát nhiều lần và có thể lây lan đến những vùng da khác của cơ thể cũng như co người xung quanh.
Mề đay mẩn ngứa có di truyền không?
Về cơ bản thì mề đay mẩn ngứa không có nguy cơ lây lan. Vậy còn yếu tố di truyền? Từ các tài liệu y khoa tôi nhận thấy rằng có khoảng 60% nổi mề đay có liên quan đến di truyền và tình trạng này tăng cao hơn khi có cả ba và mẹ đều mắc phải căn bệnh này.
Di truyền gây mề đay mẩn ngứa có thể xảy ra do gen đột biến, khiến cơ thể phản ứng quá mức hơn khi gặp những dị nguyên. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bị nổi mề đay mãn tính vô căn nghĩa là không thể xác định được nguyên nhân. Những trường hợp rất khó để kiểm soát bệnh dứt điểm.
Bên cạnh yếu tố di truyền thì bệnh mề đay còn tăng nguy cơ khởi phát khi gặp phải những tác nhân như:
- Phấn hoa
- Lông động vật
- Thực phẩm giàu protein, thực phẩm lạ
- Thời tiết thay đổi đột ngột
- Dị ứng thuốc
- Nguồn nước lạ
- Hóa chất
- Khói bụi
- Ánh nắng cường độ cao
Mề đay mẩn ngứa có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, bệnh có thể bùng phát ở dạng cấp tính hoặc mãn tính kéo dài dai dẳng. Cũng có trường hợp bệnh gây phù mạch (sưng mí mắt, lưỡi, môi, thanh quản, cổ họng) nếu không được kiểm soát sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng mề đay như chăm sóc tại nhà và tận dụng những thảo dược tự nhiên với những trường hợp nhẹ, dùng thuốc Tây khi bệnh có những biểu hiện nguy hiểm và chữa mề đay mãn tính bằng Đông y. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bà con cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp.
Các biện pháp phòng ngừa nổi mề đay hiệu quả
Nếu được thăm khám và chữa trị sớm, bệnh nổi mề đay có thể kiểm soát nhanh chóng. Tuy nhiên, tôi cũng đã đề cập trước đó là chứng bệnh này có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị thì người bệnh cũng cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại.
Tuấn tôi thông tin đến bà con một số biện pháp giúp dự phòng mề đay và phòng tránh bệnh lý hiệu quả:
- Tránh xa những tác nhân có tiền sử dị ứng và có nguy cơ gây dị ứng như khói bụi, hóa chất trong mỹ phẩm, nước rửa chén, bột giặt, nước xả vải, ánh nắng mặt trời có cường độ cao, phấn hoa, lông thú cưng, thực phẩm gây dị ứng,…
- Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao. Ngoài ra, cẩn thận che chắn và dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da trước tia UV.
- Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột và cũng không để thân nhiệt tăng quá mức khi trời nắng nóng
- Hạn chế các bệnh đường hô hấp trên cũng là một trong những cách giúp phòng ngừa mề đay gây khó thở hiệu quả
- Tắm với nước ấm thay vì nước nóng hoặc nước lạnh. Sau khi tắm thì dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để cân bằng độ ẩm của da, giảm khô ráp, mất nước cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho da
- Cân nhắc trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào da cũng như thực phẩm chức năng hay thuốc điều trị. Trong trường hợp cần thiết, hãy tham khảo người có trình độ chuyên môn để được tư vấn cụ thể.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, không gian làm việc để loại bỏ bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc, vi khuẩn gây hại.
- Chọn mặc những trang phục vừa vặn, có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Với những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thì nên hạn chế đeo trang sức vì có thể gây ma sát, kích thích bùng phát các triệu chứng bệnh lý.
- Mỗi ngày uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài nước lọc thì có thể dùng các loại nước ép rau củ quả để tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và làn da nói riêng.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, món ăn chứa nhiều gia vị. Thay vào đó nên ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều nước, giàu khoáng chất, vitamin.
- Nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực
- Yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,… là những bộ môn phù hợp cho người có tiền sử mề đay mẩn ngứa. Việc tập luyện giúp nâng cao thể trạng, hạn chế đổ nhiều mồ hôi, tăng thân nhiệt.
Tuấn tôi đã giải đáp các thắc mắc của bà con về căn bệnh mề đay mẩn ngứa như nổi mề đay có lây không? Có di truyền không. Chứng bệnh này có cơ chế khởi phát khá phức tạp và có nguy cơ phát tái cao nên dù không có nguy cơ lây lan thì tôi cũng khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thăm khám và chữa trị dứt điểm.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!