Tình Trạng Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Và Cách Xử Lý Tốt Nhất

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay gây khó thở là dấu hiệu nguy hiểm, có thể liên quan đến sốc phản vệ, đòi hỏi xử lý kịp thời. Nếu không can thiệp đúng cách, tình trạng này có thể gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng. Trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ chia sẻ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả để bà con có thể chủ động bảo vệ sức khỏe.

Nổi mề đay gây khó thở và mức độ nguy hiểm

Nổi mề đay gây khó thở là tình trạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cụ thể là mề đay phù mạch. Lúc này thanh quản, cổ họng, lưỡi bị sưng phù khiến đường thở bị thu hẹp, gây khó khăn trong việc hô hấp. Đây còn có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng có thể gây suy hô hấp cấp tính.

  • Mức độ nhẹ: Nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng môi, mắt, tay, chân và hỉ có cảm giác hơi khó thở thoáng qua. Trường hợp này có thể tự hết sau vài phút mà không cần can thiệp.
  • Mức độ trung bình: Xuất hiện mề đay, sưng phù nhiều vị trí kèm theo tức ngực, hơi thở nặng nề, hoa mắt, chóng mặt… Bà con cần hỗ trợ y tế nhanh nhất để tránh biến chứng nặng hơn.
  • Mức độ nặng: Tình trạng thở rít, đổ mồ hôi, nôn mửa, kiệt sức, cơ thể tím tái, ngất xỉu, tụt huyết áp… Đây là trường hợp đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
Nổi mề đay gây khó thở nếu không được kiểm soát tốt có thể đe dọa đến tính mạng
Nổi mề đay gây khó thở nếu không được kiểm soát tốt có thể đe dọa đến tính mạng

Hơn 20 năm chữa bệnh mề đay, Tuân tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân bị nổi mề đay gây khó thở không thấp nhưng trường hợp tử vong do nguyên nhân này không cao. Mặc dù nguy hiểm nhưng tình trạng này đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và chăm sóc. Do đó, chỉ cần không chủ quan thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh lý.

Nguyên nhân nổi mề đay gây khó thở

Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay gây khó thở có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả bệnh lý và tác nhân bên ngoài. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con có hướng xử lý phù hợp, tránh tái phát và biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân do bệnh lý

Có nhiều bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay kèm khó thở, Tuấn tôi từng gặp nhiều bệnh nhân mắc phải mà không hề hay biết.

  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa có thể kích hoạt phản ứng dị ứng mạnh, gây nổi mề đay toàn thân kèm theo khó thở.
  • Hen suyễn dị ứng: Người mắc bệnh hen suyễn có thể bị kích thích bởi dị nguyên, dẫn đến co thắt phế quản, gây khó thở nghiêm trọng.
  • Viêm da dị ứng: Một số trường hợp mề đay đi kèm viêm da dị ứng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng.
  • Phù mạch di truyền: Tình trạng phù mạch tái phát, gây sưng lưỡi, môi, thanh quản có thể dẫn đến khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân không do bệnh lý

Bên cạnh yếu tố bệnh lý, Tuấn tôi cũng gặp nhiều trường hợp bị nổi mề đay kèm khó thở do các tác nhân bên ngoài.

  • Thời tiết thay đổi: Khi trời trở lạnh hoặc độ ẩm cao, nhiều người dễ bị kích ứng da, nổi mề đay và thậm chí bị co thắt đường thở do lạnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau có thể gây phản ứng dị ứng, dẫn đến mề đay và khó thở.
  • Côn trùng cắn: Nọc độc của ong, kiến lửa, rết có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, khiến đường thở sưng phù.
  • Hít phải hóa chất: Khói bụi, phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng có thể kích thích đường hô hấp, gây phản ứng dị ứng kèm theo khó thở.
  • Căng thẳng, stress: Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn, làm tăng phản ứng miễn dịch, gây mề đay và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Xử lý nổi mề đay khó thở như thế nào?

Tuấn tôi từng gặp nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng hoảng loạn khi bất ngờ bị nổi mề đay kèm theo khó thở. Lúc này, điều quan trọng nhất là bà con phải giữ bình tĩnh và có cách xử lý nhanh chóng, tránh để tình trạng tiến triển nặng hơn. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bà con có thể áp dụng các biện pháp sơ cứu tại nhà hoặc cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Sơ cứu tại chỗ khi bị nổi mề đay khó thở

Khi nhận thấy bản thân hoặc người bên cạnh nổi mề đay kèm theo chứng khó thở, bà con có thể thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp như sau:

  • Dừng tiếp xúc với dị nguyên: Nếu nghi ngờ bị dị ứng do thức ăn, thuốc, hoặc tiếp xúc với hóa chất, cần loại bỏ ngay tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, nếu bị do ong đốt, cần lấy nọc ra và chườm lạnh ngay lập tức.
  • Giữ bình tĩnh, không hoảng loạn: Tôi từng gặp trường hợp bệnh nhân khó thở nhưng do quá sợ hãi, nhịp tim tăng nhanh, dẫn đến tình trạng nặng hơn. Bà con hãy cố gắng thả lỏng, hít thở chậm và sâu để tránh làm đường thở co thắt thêm.

  • Thả lỏng quần áo, di chuyển đến nơi thoáng khí: Tiếp tục cởi bớt áo, khuy quần, áo lót (với nữ) để cơ thể thông thoáng. Đồng thời ưỡn ngực ra trước để dễ thở hơn và nhanh chóng ra khỏi khu vực có nhiều khói bụi, phấn hoa hoặc hóa chất kích ứng.
  • Uống nước ấm: Giúp làm dịu cổ họng, giảm kích thích đường thở và hỗ trợ quá trình đào thải dị nguyên ra khỏi cơ thể.
  • Thực hành hít thở giúp điều hòa thần kinh: Đối với thở sâu, cần nằm xuống  hoặc ngồi trên ghế, đặt tay lên bụng rồi dùng mũi lấy hơi giữ ở bụng sau đó thở chậm qua đường miệng. Còn thở mím môi thì cần thả lỏng phần vai, cổ rồi đặt 1 tay lên bụng. Kế đến lấy hơi bằng mũi 2 nhịp rồi giữ lại ở thành bụng. Mím môi rồi từ từ đẩy hơi ra ngoài.
  • Chườm lạnh vùng da bị mề đay: Để giảm ngứa và sưng viêm, bà con có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 15 phút.

Với những trường hợp nổi mề đay gây khó thở ở mức độ nhẹ sẽ đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Theo đó, các triệu chứng còn lại cũng sẽ thuyên giảm dần mà không cần can thiệp y tế.

Khi nào cần can thiệp y tế?

Tuấn tôi luôn nhắc bà con rằng, có những dấu hiệu không thể chủ quan, bởi chỉ chậm trễ một chút có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu gặp phải những tình trạng sau, bà con cần đi cấp cứu ngay:

  • Khó thở ngày càng nghiêm trọng: Hơi thở gấp, thở rít hoặc cảm giác như có vật gì chặn ở cổ.
  • Mặt, môi, lưỡi sưng to: Đây là dấu hiệu của phù mạch, có thể làm nghẹt đường thở rất nhanh.
  • Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp: Có thể là biểu hiện của sốc phản vệ, cần tiêm epinephrine ngay lập tức.
  • Không phản ứng với các biện pháp sơ cứu tại nhà: Nếu tình trạng không cải thiện sau khi uống thuốc dị ứng hoặc áp dụng các biện pháp giảm nhẹ, bà con cần đến bệnh viện ngay.

Kiểm soát và phòng ngừa mề đay khó thở

Tuấn tôi nhận thấy rằng tình trạng khó thở do mề đay không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Để phòng tránh tái phát, bà con cần chủ động điều trị dứt điểm mề đay, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Dưới đây là những biện pháp Tuấn tôi khuyên bà con nên áp dụng để kiểm soát và phòng ngừa mề đay gây khó thở:

  • Điều trị mề đay tận gốc bằng Đông y: Theo Đông y, mề đay không chỉ đơn thuần là bệnh ngoài da mà còn do rối loạn khí huyết, phong hàn, phong nhiệt tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, bà con nên sử dụng các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, khu phong để loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Những thảo dược như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sinh địa, bồ công anh giúp thanh lọc cơ thể, giảm dị ứng, ổn định hệ miễn dịch.
  • Cách ly các tác nhân gây bệnh: Nếu đã từng bị dị ứng với một số thực phẩm, thuốc hoặc tác nhân môi trường như phấn hoa, hóa chất, khói bụi, bà con cần tránh tiếp xúc để hạn chế nguy cơ tái phát. Đặc biệt, cần giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh các yếu tố gây kích ứng da và đường hô hấp.
  • Bảo vệ hệ hô hấp: Mùa lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột có thể kích thích phản ứng dị ứng. Bà con nên giữ ấm vùng cổ, ngực, tránh tiếp xúc với gió lạnh, khói bụi và hạn chế hít phải hóa chất độc hại. Với những ai có cơ địa dễ dị ứng, việc đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng rất quan trọng.
  • Thận trọng khi dùng thuốc và thực phẩm chức năng: Một số loại thuốc tây hoặc thực phẩm chức năng có thể gây phản ứng dị ứng mạnh, làm tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và luôn thông báo về tiền sử dị ứng của mình.
Chăm sóc nổi mề đay gây khó thở
Bổ sung nước lọc cũng như các loại nước ép để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể
  • Kiểm soát chế độ ăn uống: Đối với những bà con có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần thận trọng với các món ăn như hải sản, đậu phộng, sữa, thực phẩm chế biến sẵn. Khi đi ăn bên ngoài, có thể trao đổi với đầu bếp để loại bỏ các nguyên liệu dễ gây dị ứng. Ngoài ra, bà con nên bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước và tăng cường sức khỏe từ bên trong: Nước có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Tuấn tôi khuyên bà con nên uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ quả để làm mát cơ thể, hỗ trợ thanh nhiệt và hạn chế mề đay bùng phát.
  • Duy trì vận động nhẹ nhàng: Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bà con nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, khí công, tránh tập luyện quá sức hoặc tiếp xúc với môi trường dễ kích thích phản ứng dị ứng.

Nổi mề đay gây khó thở là tình trạng không thể xem nhẹ, bởi nếu không xử lý kịp thời, bà con có thể gặp nguy hiểm. Để kiểm soát hiệu quả, cần điều trị dứt điểm mề đay, tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và tăng cường sức đề kháng. Giữ ấm cơ thể, bảo vệ hệ hô hấp, ăn uống khoa học và tập luyện điều độ cũng là những yếu tố quan trọng giúp hạn chế bệnh tái phát. Nếu bà con cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với Tuấn tôi qua:

  • Gọi ngay số điện thoại: 0963 302 349
  • Nhắn tin qua fanpage: Lương y Đỗ Minh Tuấn
  • Đến địa chỉ khám trực tiếp: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình.

Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có nên tắm không? Đây là thắc mắc của nhiều bà con khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da. Thực tế, vệ sinh đúng cách không chỉ...
Nổi mề đay bôi thuốc gì để giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ mà vẫn an toàn cho da? Tuấn tôi thường gặp nhiều bà con lo lắng khi lựa chọn thuốc bôi...
Nổi mề đay bao lâu thì khỏi và cách kiểm soát bệnh như thế nào là câu hỏi mà Tuấn tôi nhận được rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua. Tuấn tôi từng gặp...
Nổi mề đay có kiêng gió không? Theo quan niệm dân gian, người bị mề đay cần kiêng gió vì đây là tác nhân có thể khiến mề đay nặng hơn. Thực hư quan niệm...
Nổi mề đay ăn gà được không? Đây là thắc mắc mà nhiều bà con băn khoăn khi bị mẩn ngứa, dị ứng. Tuấn tôi nhận thấy có người ăn vào không sao, nhưng cũng...

Đánh giá bài viết

5/5 - (10 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do cơ thể phản ứng với nhiệt...

Nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là những ai đã có tiền sử dị...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về vấn đề trẻ bị nổi mề đay về đêm, khiến trẻ khó chịu,...

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuấn tôi từng gặp rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua