Mách Bà Con 7 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Dễ Thực Hiện

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Tắm, xông hơi, uống trà gừng hoặc kết hợp với các thảo dược khác có thể giúp giảm ngứa, phát ban do mề đay. Dưới đây là những cách trị mề đay bằng gừng hiệu quả mà Tuấn tôi đã tổng hợp.

Hướng dẫn 7 cách trị mề đay bằng gừng dễ thực hiện

Mề đay là bệnh ngoài da phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, nóng rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bà con có thể áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà, loại bỏ tác nhân gây dị ứng và tận dụng dược liệu tự nhiên để cải thiện triệu chứng nhanh chóng.

trị mề đay bằng gừng
Cách trị mề đay bằng gừng phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Gừng (còn gọi là sinh khương, can khương) là vị thuốc quý trong Đông y với tính ấm, vị cay, giúp tiêu đờm, hành thủy giải độc, cải thiện tiêu hóa, giảm ngứa ngáy và lưu thông khí huyết. Theo Y học hiện đại, gừng còn chứa tinh dầu, Zingerol, Gingerol có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng, hỗ trợ phục hồi da tổn thương. Vì vậy, bà con có thể tận dụng gừng để cải thiện mề đay mẩn ngứa.

Dưới đây là một số cách trị mề đay bằng gừng mà bà con có thể áp dụng:

Tắm nước gừng giảm ngứa

Phù hợp với: Mề đay do dị ứng thời tiết, bụi bẩn, hóa chất.

Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 2 lít nước, 1 muỗng cà phê muối.

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát hoặc đập dập.
  • Đun sôi 2 lít nước, cho gừng vào nấu 10 phút.
  • Tắt bếp, thêm muối, hòa với nước mát để có nhiệt độ ấm vừa phải.
  • Dùng nước này tắm để làm dịu da.

Lưu ý: Không dùng khi da có vết thương hở, viêm nhiễm.

tắm nước gừng
Tắm với nước gừng đều đặn sẽ giúp làm dịu cơn ngứa ngáy và các biểu hiện đi kèm do mề đay gây ra

Xông hơi nước gừng

Phù hợp với: Mề đay lan rộng, ngứa toàn thân.

Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 1.5 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập.
  • Đun sôi với nước khoảng 15 phút.
  • Đổ ra chậu, giữ khoảng cách để tránh bỏng rồi tiến hành xông hơi.

Lưu ý: Không xông khi bị sốt cao, huyết áp không ổn định.

Uống trà gừng giảm mề đay

Phù hợp với: Mề đay do dị ứng thực phẩm, thời tiết lạnh.

Chuẩn bị: 30g gừng tươi, 1 cốc nước sôi, mật ong hoặc đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Gừng thái lát, hãm với nước sôi trong 15 phút.
  • Thêm mật ong hoặc đường phèn khuấy đều.
  • Uống 1 tách mỗi ngày để tăng cường đề kháng.

Lưu ý: Tránh dùng nhiều nếu bị nóng trong hoặc cao huyết áp.

trà gừng
Uống trà gừng ấm giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Rượu gừng trị mề đay

Phù hợp với: Mề đay mãn tính, ngứa dai dẳng.

Chuẩn bị: 1kg gừng tươi, rượu trắng 30-40 độ, bình thủy tinh.

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo vỏ, thái lát, ngâm với rượu trong 1-2 tháng.
  • Lấy rượu thoa nhẹ lên vùng da bị mề đay.

Lưu ý: Không dùng trên da mỏng, nhạy cảm để tránh kích ứng.

rượu gừng chữa mề đay
Rượu gừng sau khi ngâm khoảng 4 – 5 tuần thì có thể dùng để trị nổi mề đay

Kết hợp gừng, giấm và đường phèn

Phù hợp với: Mề đay mãn tính, hỗ trợ đào thải độc tố.

Chuẩn bị: 1 củ gừng, 250ml nước, 1 muỗng giấm, đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Gừng thái sợi, đun sôi với nước.
  • Thêm giấm, đường phèn, nấu đến khi cạn còn một nửa.
  • Uống khi còn ấm.

Lưu ý: Không dùng nếu bị viêm loét dạ dày.

Gừng kết hợp với các thảo dược khác

Phù hợp với: Mẹ bầu bị nổi mề đay sau sinh, mề đay ở trẻ em.

trị nổi mề đay bằng gừng
Có thể kết hợp gừng với các loại lá khác để tăng tác dụng chữa mề đay mẩn ngứa

Gừng kết hợp với lá khế:

  • Lá khế tươi sau khi ngâm rửa với nước muối thì xả lại với nước sạch rồi để ráo.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập.
  • Đun sôi 2 lít nước rồi lá khế và gừng vào.
  • Để sôi thêm 10 phút thì tắt bếp.
  • Pha với nước mát để nó độ ấm phù hợp.
  • Dùng nước này để tắm rửa.
  • Tận dụng phần bã lá khế chà nhẹ lên da để giảm ngứa ngáy.

Mẹo chữa bệnh từ gừng và lá kinh giới:

  • Chuẩn bị lá kinh giới khoảng 1 nắm, rửa sạch và để ráo.
  • Chọn 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái mỏng.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ.
  • Đun đến khi sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Dùng nước này pha với nước mát để vệ sinh vùng da bị mề đay.
  • Thực hiện thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất.

Chữa mề đay bằng gừng và sài đất:

  • Dùng 1 nắm lá sài đất ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo.
  • Gừng rửa sạch rồi đập dập.
  • Đun sôi 3 lít nước rồi cho tất cả dược liệu vào.
  • Để sôi thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đợi đến khi nguội thì dùng nước này để tắm.

Lưu ý: Chọn thảo dược sạch, rửa kỹ trước khi dùng.

Cách trị mề đay bằng các món ăn từ gừng

Tác dụng: Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng.

Gợi ý món ăn: Cháo gừng, thịt kho gừng, mứt gừng, canh gừng chay.

Lưu ý: Không ăn quá nhiều để tránh nóng trong.

món ăn từ gừng
Các món ăn bài thuốc từ gừng góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Lưu ý khi dùng gừng trị mề đay

Dù gừng lành tính, dễ dùng nhưng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng có hạn chế. Do đó, Tuấn tôi muốn lưu ý đến bà con một số vấn đề khi áp dụng cách trị mề đay bằng gừng:

  • Người bị viêm gan, trĩ, sỏi mật, xuất huyết, nóng trong, huyết áp cao hoặc phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng.
  • Bà con nên dùng gừng tươi, không quá già, tránh gừng dập, úng để lâu ngày.
  • Bà con vệ sinh gừng và thảo dược thật kỹ với nước muối để loại bỏ tạp chất, hóa chất độc hại.
  • Tránh bôi gừng lên vùng da trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường, dị ứng, nên ngừng ngay và thay đổi phương pháp điều trị.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, loại bỏ tác nhân gây bệnh, ăn uống và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ điều trị tốt hơn.
chăm sóc da nổi mề đay
Tránh cào gãi, chà xát lên vùng da bị nổi mề đay vì có thể gây trầy xước, chảy máu

Gừng là vị thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ cải thiện mề đay hiệu quả, đặc biệt với những trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, bà con cần sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng để không gây phản tác dụng. Nếu đã áp dụng cách trị mề đay bằng gừng mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, Tuấn tôi khuyên bà con nên thăm khám để có hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa biến chứng.

Đánh giá bài viết

5/5 - (7 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do cơ thể phản ứng với nhiệt...

Nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là những ai đã có tiền sử dị...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về vấn đề trẻ bị nổi mề đay về đêm, khiến trẻ khó chịu,...

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuấn tôi từng gặp rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua