Nổi Mề Đay Có Kiêng Tắm Không? Thông Tin Hữu Ích Cho Bạn
Theo quan niệm của dân gian thì mề đay mẩn ngứa kỵ nước, vậy “Nổi mề đay có kiêng tắm không?”. Tuấn tôi luôn khuyến khích người bị nổi mề đay vệ sinh cơ thể mỗi ngày để loại bỏ tác nhân gây bệnh trên da. Việc tắm rửa nên thực hiện đều đặn nhưng cần đúng cách.
Thông tin về bệnh nổi mề đay
Nổi mề đay được chia thành 2 thể chính là mề đay cấp và mề đay mãn tính. Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến và khá lành tính, có thể tự cải thiện mà không can thiệp y tế. Tuy nhiên, có một số trường hợp nổi mề đay tiến triển nặng và cần được chăm sóc đặc biệt, cấp cứu kịp thời để tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng mề đay thường bùng phát đột ngột, cơn ngứa có thể dữ dội hoặc dai dẳng, âm ỉ, xuất hiện các sẩn đỏ lớn nhỏ không đều và khi cào gãi chúng sẽ liên kết tạo thành mảng lớn, sưng và nóng da, khó chịu. Trường hợp nổi mề đay mãn tính thường không đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc và điều trị so với mề đay cấp.
Hiện nay, y học hiện đại vẫn khó xác định được nguyên nhân gây ra mề đay bởi có không ít trường hợp bị nổi mề đay mãn tính vô căn. Thông qua cơ chế bệnh sinh nhận thấy bệnh là phản ứng của hệ thống miễn dịch với chất gây dị ứng, kích ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, mủ nhựa thực vật, thân nhiệt thay đổi đột ngột, bị ong đốt nổi mề đay,…
Để kiểm soát mề đay mẩn ngứa, trước hết cần xác định dị nguyên và loại bỏ chúng. Kế đến là thực hiện các biện pháp chăm sóc cải thiện tại nhà. Với những trường hợp nhẹ, sau vài giờ hoặc vài ngày mề đay mẩn ngứa sẽ biến mất. Việc chăm sóc còn hỗ trợ vào quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý tái phát.
Nổi mề đay có kiêng tắm không?
Từ xưa, dân gian quan niệm rằng mề đay xảy ra là do phòng hàn vì vậy rất nhiều bà con căn cứ theo đó mà kiêng tắm gội, che chắn ngay khi ở trong phòng. Vậy quan niệm này có thực sự đúng? Theo Tuấn tôi, mề đay mẩn ngứa dù liên quan đến phong hàn xâm nhập cơ thể nhưng việc kiêng tắm khi nổi mề đay là không có cơ sở khoa học.
Căn cứ vào những tác nhân gây bệnh bà con có thể thấy bệnh có thể bùng phát do phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, vi khuẩn, nấm bám trên da. Hơn nữa, mồ hôi tồn đọng tại lỗ chân lông còn gây bít tắt bộ phận này lâu dần sẽ tích tụ độc tố và khiến bệnh trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy, không nên kiêng tắm khi bị nổi mề đay.
Việc tắm gội, vệ sinh cơ thể rất cần thiết và là một trong những biện pháp chăm sóc của người bị nổi mề đay. Những dị nguyên sẽ được rửa trôi thông qua việc tắm rửa mỗi ngày. Mặc dù không kiêng tắm nhưng bà con nổi mề đay cũng sẽ có những nguyên tắc riêng khi tắm gội để đảm bảo không ảnh hưởng đến làn da và kích thích các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Hướng dẫn tắm đúng cách khi nổi mề đay
Về vấn đề “Nổi mề mề đay có nên kiêng tắm không?” Tuấn tôi đã giải đáp cho bà con là không nên kiêng tắm. Nhưng việc vệ sinh cơ thể khi mắc bệnh cũng phải đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.
Dưới đây là một số nguyên tắc khi tắm dành cho người nổi mề đay mẩn ngứa:
Thời gian tắm
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng mề đay mẩn ngứa là thói quen tắm quá lâu. Việc tắm quá lâu sẽ khiến lớp dầu tự nhiên trên da bị mất đi, mất cân bằng độ ẩm, lúc này da sẽ khô ráp, khó chịu và dễ bùng phát biểu hiện ngứa ngáy, phát ban, nổi sẩn đỏ.
Đối với da bình thường nói chung và da của người bị nổi mề đay nói riêng chỉ nên tắm tối đa 15 phút. Bên cạnh đó, không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu bởi điều này cũng có thể kích thích các triệu chứng ngứa, châm chích, khó chịu và lan rộng mề đay mẩn ngứa toàn thân.
Nhiệt độ nước tắm
Bên cạnh thời gian tắm thì nhiệt độ nước tắm cũng rất quan trọng đối với người nổi mề đay. Thói quen tắm nước quá lạnh có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt, đặc biệt là khi thân nhiệt cơ thể đang tăng. Trong khi đó, nếu dùng nước quá nóng để tắm sẽ khiến độ pH trên da sẽ thay đổi, mất cân bằng gây khô ráp, bong bóc và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Tôi luôn khuyến cáo bà con chỉ nên tắm nước có nhiệt độ từ 35 – 38 độ C. Có thể dùng nhiệt kế để đo để đảm bảo chính xác. Bên cạnh dùng nước sạch để tắm thì người bị nổi mề đay cũng có thể dùng một số loại lá thảo dược như lá trà xanh, lá trầu không, lá sài đất, kinh giới,… nấu nước để tắm hỗ trợ điều trị bệnh.
Không chà xát mạnh
Cơn ngứa ngáy do mề đay gây ra khiến bệnh nhân khó kiểm soát mà cào gãi, tì đè, nhất là khi tắm. Thực tế hành động này chỉ khiến cơ thể phản ứng mạnh mẽ hơn và khiến tổn thương da nặng nề hơn. Các vùng da nổi mề đay không chỉ liên kết tạo thành mảng lớn và còn gây trầy xước, chảy máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công gây nhiễm trùng, thâm nhiễm.
Do đó, khi tắm tuyệt đối không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị mề đay. Nếu ngứa ngáy nhiều, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa theo đường uống hoặc bôi tại chỗ để kiểm soát triệu chứng.
Sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da dịu nhẹ
Người bị nổi mề đay thường có vùng da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, dị ứng. Vì vậy, trong và sau quá trình điều trị bệnh cần lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng da của mình. Theo đó, cần ưu tiên các loại sữa tắm, dầu gội, dưỡng da có chiết xuất từ tự nhiên, lành tính, an toàn cho da nhạy cảm.
Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý đến thương hiệu, xuất xứ và hạn sử dụng để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da, có thể người có chuyên môn để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
Dưỡng ẩm da sau khi tắm
Một trong những bước không thể thiếu sau khi tắm chính là dùng kem dưỡng ẩm toàn thân. Thông thường sau khi tắm, vùng da sẽ mất đi ít nhiều lớp dầu tự nhiên, da sẽ có xu hướng khô ráp, thiếu nước và thậm chí là bong tróc. Do đó, cần sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm sau tắm để phục hồi da.
Cần dùng ngay sau bước lau mình để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của làn da. Sử dụng đều đặn mỗi ngày không chỉ hỗ trợ làm dịu các biểu hiện do bệnh lý gây ra mà còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
Chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay mẩn ngứa
Bên cạnh vấn đề “Nổi mề đay có kiêng tắm không?” và những lưu ý khi tắm để đảm bảo bệnh không trở nặng và phục hồi sức khỏe của làn da nhanh chóng thì người bị mề đay mẩn ngứa còn lưu ý đến các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh khác để rút ngắn thời gian điều trị cũng như làm giảm nguy cơ tái phát bệnh thấp nhất.
Tuấn tôi sẽ chia sẻ một số biện pháp chăm sóc cũng như phòng ngừa mề đay cho bà con:
- Dù là bất kỳ phương pháp điều trị nào thì bệnh nhân cũng phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ/ lương y chuyên môn để kiểm soát tốt các triệu chứng mề đay mẩn ngứa.
- Tránh xa dị nguyên và những yếu tố có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng bùng phát các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, nổi sẩn, đau rát da.
- Không cào gãi, tì đè và chà xát lên vết thương
- Chọn mặc những trang phục thoải mái, có chất liệu thấm hút tốt và hạn chế đổ nhiều mồ hôi
- Tập luyện thể dục thể thao luôn được khuyến khích nhưng tránh tập quá sức hoặc chọn những bộ môn gây tăng thân nhiệt, đổ nhiều mồ hồi
- Hạn chế những món ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị, thức uống chứa cồn, chất kích thích
- Tránh dùng những món ăn có tiền sử dị ứng hoặc những món ăn lạ. Nếu ăn, chỉ nên thử 1 ít rồi quan sát phản ứng của cơ thể. Nếu không sao thì có thể dùng như bình thường.
- Che chắn cẩn thận, dùng kem chống nắng khi ra đường. Cũng nên hạn chế ra đường khi trời nắng to.
- Uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Bổ sung các loại rau xanh, tránh cây tươi và những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Qua những thông tin trên có thể thấy người bị nổi mề đay mẩn ngứa vẫn có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tuân thủ các quy tắc khi tắm gội để bảo vệ da và hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!