Uống thuốc giải độc gan bị ngứa, nổi mề đay và cách xử lý

Uống thuốc giải độc gan bị ngứa, nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến. Theo Đỗ Minh Tuấn tôi, những biểu hiện này có thể là tác dụng phụ của thuốc gây ra hoặc dấu hiệu gan suy giảm chức năng ở mức độ nặng. Để kiểm soát tình trạng này, cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà. 

Thuốc giải độc gan & Tác dụng phụ

Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong đào thảo độc tố, chuyển hóa các chất có lợi nuôi dưỡng các cơ quan khác. Về lâu dài, cơ quan này có xu hướng suy yếu, giảm chức năng hoạt động, đặc biệt là ở người có chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng các chất kích thích và sinh hoạt không khoa học.

thuốc giải độc gan
Các loại thuốc loại giải độc gan cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan

Nhiều bà con mắc phải các bệnh lý tiềm ẩn hoặc tiếp xúc với độc tố cũng có thể khiến gan bị tổn thương, ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết, đào thải độc tố. Từ đó bùng phát các biểu hiện của bệnh lý liên quan như vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, da ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ, chán ăn,…

Để cải thiện chức năng gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của cơ thể, nhiều người đã lựa chọn giải pháp là dùng thuốc giải độc gan. Về cơ chế thì những loại thuốc này giúp tăng cường khả năng chuyển hóa chất độc từ thực phẩm, thức uống,…

Tuy nhiên, giống như tất cả các loại thuốc điều trị khác đều có mặt tốt và những hạn chế nhất định. Thuốc giải độc gan dù bổ trợ gan, cải thiện chức năng nhưng cơ bản vẫn gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Cụ thể:

  • Tăng áp lực lên gan: Dù là thuốc giải độc gan nhưng gan cũng sẽ thực hiện “công việc” chuyển hóa, loại bỏ những độc tố. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Tổn thương gan: Hầu hết các loại thuốc giải độc gan hiện nay có chứa Methionin. Hoạt chất này khiến chu trình acid folic gan – ruột bị giảm, ảnh hưởng chức năng gan. Trong thời gian dài sẽ khiến acid folic bị thiếu hụt, thiếu máu hồng cầu lớn. Bên cạnh đó, trường hợp dùng Methionin ở liều cao còn có thể gây xơ vữa động mạch, loãng xương, chậm phát triển trí tuệ,…
  • Chức năng gan suy giảm: Tôi thấy rằng, việc sử dụng thuốc giải độc gan chỉ có tác dụng tạm thời và hỗ trợ hoạt động của gan. Nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng. Từ đó gan trở nên suy yếu nặng nề hơn, tạo điều kiện bùng phát nhiều bệnh lý khác.

Uống thuốc giải độc gan bị ngứa, nổi mề đay là do đâu?

Hiện tượng bị ngứa nổi mề đay ở chân, tay, mặt, cổ hay toàn thân sau khi uống thuốc giải độc gan là tình trạng khá phổ biến. Nhất là những trường hợp tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.

Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Thuốc có chứa thành phần gây dị ứng:

Một trong những nguyên nhân gây mề đay cấp và mãn tính là tác dụng phụ của thuốc. Lúc này, hệ thống miễn dịch nhầm lẫn thành phần trong thuốc là dị nguyên và chống lại. Khi đó làm xuất hiện các biểu hiện ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ trên da, phát ban,… Một số trường hợp nặng còn gây ra các triệu chứng đường hô hấp dẫn đến khó thở, phù mạch.

uống thuốc giải độc gan bị ngứa
Bị ngứa nổi mề đay có thể là tác dụng của việc dùng thuốc giải độc gan

Thuốc giải độc gan có thể là một trong những tác nhân gây bùng phát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Mặc dù là thuốc giải độc nhưng cũng có thể chứa một số thành phần gây bất lợi cho cơ thể nói chung và gan nói riêng. Để tránh tình trạng ngứa, nổi mề đay khi dùng thuốc giải độc gan, bà con cần tìm hiểu kỹ bảng thành phần cũng như trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể.

Dùng thuốc sai chỉ định:

Các loại thuốc giải độc mát gan dù chỉ có tác dụng hỗ trợ nhưng vẫn phải thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Việc tự ý dùng thuốc hoặc dùng quá liều, sai quy định có thể khiến gan nhiễm độc ở mức độ nặng và gây ra nhiều vấn đề về gan.

Theo đó, lượng độc tố không được chuyển hóa đào thải sẽ tích tụ và bùng phát qua da. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện các sẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát da và có thể đi kèm với các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, nôn mửa, sức khỏe kém,…

Rối loạn quá trình đào thải:

Trong một thời gian ngắn nếu tiêu thụ lượng lớn thuốc giải độc gan sẽ không mang lại hiệu quả mà còn phản tác dụng. Bởi gan vốn đã suy giảm chức năng nên không thể chuyển hóa những thành phần có lợi trong thuốc. Các chất độc trong thuốc sẽ khiến gan bị tổn thương nặng nề hơn.

Khi đó, bệnh nhân có thể nhận biết thông qua các biểu hiện ngoài da như da ngứa ngáy, nổi mề đay. Nếu không được kiểm soát, tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn và bắt đầu xuất hiện mụn nhọt và phát sinh các biểu hiện khác. Ngoài gan thì thận cũng là bộ phận bị ảnh hưởng do thuốc giải độc gan không đảm bảo.

Chế độ ăn uống không đảm bảo: 

Bà con chỉ uống thuốc giải độc gan nhưng không kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thì cũng không thể mang lại kết quả tốt nhất. Việc dung nạp những món ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, bia rượu, thức uống chứa chất kích thích làm tăng áp lực lên gan hơn.

thực phẩm cay nóng
Thường xuyên dùng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ gây ra những bất lợi cho gan

Nặng hơn là khiến gan bị độc tố, phản ứng qua da và phát sinh các biểu hiện qua da như nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban toàn thân. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, ăn uống kém, sức khỏe tổng thể suy giảm và tạo điều kiện cho những bệnh cơ hội khác tấn công.

Cách xử lý bị ngứa khi uống thuốc giải độc gan

Uống thuốc giải độc gan bị ngứa, nổi mề đay thường được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc đúng cách. Các biện pháp xử lý tình trạng thường không quá phức tạp. Theo đó chỉ cần điều chỉnh hoặc thay đổi thuốc giải độc gan, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.

Dưới đây là một số biện pháp được tôi tổng hợp trong xử lý tình trạng uống thuốc giải độc gan bị ngứa nổi sẩn đỏ:

Gặp bác sĩ chuyên môn

Nếu nghi ngờ bị nổi mề đay do tác dụng phụ của thuốc giải độc gan gây ra. Bạn cần ngưng dùng thuốc vài ngày để xem các biểu hiện trên cơ thể. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, nổi mề đay ngày càng nhiều thì cần đến gặp bác sĩ chuyên môn.

Bà con cần thông báo các loại thuốc đang sử dụng, biểu hiện gặp phải để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Nếu xác định tình trạng này xảy ra do uống thuốc giải độc gan, bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc phù hợp hoặc ngưng việc dùng thuốc đường uống để làm giảm áp lực lên gan.

Để cải thiện các triệu chứng ngoài da, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài, tránh tác động đến gan, thận, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, đào thải độc tố. Bên cạnh đó, sẽ hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà để khắc phục tình trạng này.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà không chỉ làm giảm các triệu chứng ngoài da mà còn giúp cải thiện chức năng gan. Từ đó ngăn ngừa các ảnh hưởng, tổn thương lan rộng. Bà con nên áp dụng đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.

Uống nhiều nước:

Người bị nóng gan nổi mề đay cần uống nhiều nước để hỗ trợ đào thải độc tố, đảm bảo quá trình trao đổi chất làm giảm áp lực lên gan. Bên cạnh đó, việc đảm bảo lượng nước cần thiết mỗi ngày còn giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho da, tránh tình trạng khô ráp, bong tróc và làm dịu các biểu hiện mề đay mẩn ngứa đáng kể.

uống nhiều nước
Bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể để làm giảm gánh nặng cho gan, thận

Ngoài uống nước lọc thì bà con cũng có bổ sung các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin A, B, C, khoáng chất tốt cho làn da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Nên duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Chườm mát:

Để làm giảm các biểu hiện ngoài da do tác dụng phụ của thuốc giải độc gan gây ra, bà con có thể áp dụng liệu pháp chườm mát. Biện pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong làm dịu các biểu hiện bệnh mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra.

Nhiệt độ lạnh có thể làm giảm lượng máu lưu thông đến vùng da bị ngứa ngáy, sưng nóng. Các biểu hiện theo đó mà thuyên giảm đáng kể, việc chườm mát còn giúp ngăn ngừa tổn thương mề đay mẩn ngứa lan rộng. Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

  • Cho vài viên đá vào túi chườm rồi áp vào vùng da bị mề đay, sẩn ngứa
  • Để khoảng vài phút rồi lấy ra sau đó chườm tiếp
  • Tránh để quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần

Tránh xa các tác nhân dị ứng khác:

Mặc dù xảy ra do dùng thuốc giải độc gan nhưng tình trạng ngứa nổi mề đay có thể bị ảnh hưởng bởi các dị nguyên bên ngoài và tiến triển nặng nề hơn. Vì vậy, bà con nên chủ động tránh xa các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú nuôi, mủ nhựa thực vật, nguồn nước ô nhiễm,….

uống thuốc giải độc gan bị ngứa
Nếu bị ngứa nổi mề đay do uống thuốc giải độc gan thì cần chủ động tránh xa dị nguyên

Bên cạnh đó, nên chủ động che chắn, bảo vệ da trước những tác động của môi trường, đặc biệt là ánh nắng có cường độ cao. Ngoài ra, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi chuyển lạnh để bảo vệ sức khỏe cơ thể cũng như làn da trước sự ảnh hưởng của tác nhân gây hại.

Tắm lá thảo dược:

Bà con bị nổi mề đay mẩn ngứa có thể tận dụng một số loại lá thảo dược nấu nước tắm để cải thiện. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn, lành tính, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và thực hiện thường xuyên mà không gây ra tác dụng phụ nặng hay ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Những loại lá thường là những vị thuốc nam có dược tính và công năng hỗ trợ giảm ngứa, làm sạch da, sát khuẩn, chống viêm hiệu quả. Một số loại còn có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ phục hồi tế bào bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho da.

  • Lá khế chua: Chuẩn bị 1 nắm lá khế cho vào nước muối pha loãng ngâm rửa sạch. Đun sôi 2 lít nước rồi cho thảo dược vào đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Dùng nước này tắm rửa để làm dịu các triệu chứng ở làn da. Mỗi tuần thực hiện từ 2 – 3 lần để nhận thấy cải thiện bệnh.
  • Lá trầu không: Lá trầu không sau khi rửa sạch thì vò nhẹ rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Pha thêm nước mát để có độ ẩm phù hợp và vệ sinh cơ thể. Có thể tận dụng phần bã lá trầu không chà nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa để cải thiện.
  • Lá ngải cứu: Lá ngải cứu sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào nồi cùng với 2 lít nước và đun sôi khoảng 10 phút. Tương tự như những cách trên, dùng nước lá ngải cứu để tắm rửa giúp làm giảm các biểu hiện mề đay mẩn ngứa.
  • Rau má: Tắm nước rau má thường xuyên là một trong những cách không chỉ cải thiện các triệu chứng ngứa nổi mề đay do uống thuốc mát gan mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da, giúp chống lại những tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Một số thảo dược mát gan, giảm ngứa

Cải thiện chức năng gan, mát gan mà không cần dùng thuốc thì sử dụng các thảo dược tự nhiên chính là giải pháp phù hợp với bà con. Theo tài liệu y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc tự nhiên có công dụng thanh lọc, giải độc, bổ can, thận. Nếu dùng đúng liều lượng và đều đặn còn giúp cân bằng âm dương, bổ khí huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là một số thảo dược thường được dùng để giúp mát gan và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay:

diệp hạ châu
Dùng nước sắc cây chó đẻ có thể làm giảm các biểu hiện ở gan và mề đay mẩn ngứa

Cây chó đẻ:

Cây chó đẻ hay diệp hạ châu là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, quy vào kinh Phế, Can. Nhờ vào tác dụng giải độc, bổ khí huyết, thanh can, lợi mật, lợi tiểu mà vị thuốc này được sử dụng để cải thiện một số vấn đề ở gan, hỗ trợ đào thải độc tố ở gan, mát gan, đồng thời làm giảm nhẹ các biểu hiện nổi mề đay, ngứa ngáy.

Hiện nay, diệp hạ châu được ứng dụng trong nhiều sản phẩm hỗ trợ bảo vệ da, giải độc gan nhờ vào các thành phần hoạt chất có lợi như Phyllanthin, Hypophyllanthin, Triterpen triacontanol, Geraniin, Glutathione,…

  • Chuẩn bị một ít cây chó đẻ, ngâm rửa sạch với nước muối rồi để ráo
  • Sau đó cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và sắc trên lửa nhỏ
  • Dùng nước này chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất

Nhân trần:

Cây nhân trần có tính bình, hơi mát, vị đắng, công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, chữa trị vàng da, nóng trong, tiểu rắt, các vấn đề thường gặp về gan. Dùng cây nhân trần sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày giúp làm giảm gánh nặng cho gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố hiệu quả.

  • Chuẩn bị 20 gam nhân trần, rửa sạch và để ráo
  • Cho thảo dược vào ấm sắc lấy nước uống
  • Mỗi ngày uống 1 thang đến khi các biểu hiện ở gan thuyên giảm

Mật nhân:

Dùng cây mật nhân có thể giúp cải thiện chức năng gan, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn, từ đó khắc phục các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ, phát ban toàn thân. Trong y học cổ truyền và y học hiện đại đều tìm thấy những lợi ích và công dụng từ cây mật nhân.

Theo ghi chép thì cây mật nhân có tính hàn, vị đắng, bổ can thận, cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết. Trong khi đó, hợp chất alkaloid, triterpenoid, quassinoid, glucopyranoside,… trong vị thuốc này cũng mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh gan mật, tăng cường sức năng sinh lý, điều hòa kinh nguyệt,…

  • Chuẩn bị lượng mật nhân vừa đủ, sau khi rửa sạch thì để ráo
  • Cho thảo dược vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong
  • Kiên trì thực hiện đến khi khỏi bệnh

Atiso:

uống trà atiso mát gan
Trà Atiso giúp mát gan, thanh lọc cơ thể và đẹp da cùng nhiều lợi ích khác cho cơ thể

Với công dụng thông mật, mát gan, giải độc, lợi tiểu, Atiso được sử dụng để cải thiện các biểu hiện của bệnh gan, thận, đau nhức xương khớp, giải rượu,… Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch, mỡ máu, rối loạn tiêu hóa.

Để tăng cường chức năng gan, hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, bà con có thể dùng trà Atiso ở dạng túi lọc hoặc dùng ở dạng tươi sắc lấy nước uống mỗi ngày đều được. Áp dụng đều đặn một thời gian để nhận thấy sự cải thiện mà thảo dược mang lại.

Cà gai leo:

Cà gai leo được biết đến là vị thuốc nam có dược tính và công năng đa dạng nên được tận dụng chữa nhiều bệnh lý thường gặp như viêm gan, giải độc gan, ngăn ngừa ung thư,… Bên cạnh đó, cà gai leo còn chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể trước nhiều tác nhân gây bệnh.

  • Chuẩn bị khoảng 60g cà gai leo đã được phơi khô
  • Sau khi rửa sạch thì cho vào ấm và đổ nước sôi vào
  • Đổ bỏ nước này rồi đổ tiếp 1.5 lít nước sôi vào
  • Đậy nắp hãm trong 10 phút rồi rót ra uống như trà
  • Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Chức năng hoạt động của gan bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bên cạnh các phương pháp kiểm soát trên thì bà con cũng cần chú ý đến thực đơn hàng ngày, chế độ tập luyện, sinh hoạt để hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả, đảm bảo chức năng của cơ quan này cũng như sức khỏe tổng thể.

ăn uống khoa học
Bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan và tốt cho sức khỏe tổng thể

Dưới đây là một số lưu ý dành cho bà con:

  • Thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào. Nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để được tư vấn cụ thể và tuyệt đối không lạm dụng vì có thể gây hư tổn gan, thận và những cơ quan khác trong cơ thể.
  • Một trong những cách giúp làm giảm áp lực gan, tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế các bệnh ngoài da là có chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp. Tôi khuyến khích bà con nên ăn uống lành lạnh, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, nhiều nước, tính mát, giàu vitamin và khoáng chất như mướp đắng, rau má, bạc hà, râu ngô, ngó sen, rau xanh các loại,…
  • Với những người không có tiền sử dị ứng các loại hạt hoặc dị ứng thực phẩm thì có thể bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn uống thường xuyên để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Không tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, dầu mỡ. Cũng như bia rượu, thức uống chứa chất kích thích và từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Trong quá trình bị ngứa mề đay do uống thuốc giải độc gan, bà con cần vệ sinh cơ thể mỗi ngày, tránh xa dị nguyên, tăng cường độ ẩm cho da và bảo vệ da đúng cách.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức hoặc căng thẳng quá mức.
  • Tập luyện thể dục thể thao vừa sức để giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và nâng cao thể trạng. Từ đó giúp phòng ngừa các bệnh về gan cũng như các bệnh ngoài da hiệu quả.

Uống thuốc giải độc gan bị ngứa, nổi mề đay thường không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Tuấn tôi mong rằng bà con không chủ quan trước những biểu hiện bất thường của cơ thể, thay vào đó hãy đến gặp người có chuyên môn ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì?

Review

Thuốc Trị Nổi Mề Đay

Thuốc Trị Mề Đay Cho Bà Bầu

Thuốc Trị Mề Đay Cho Trẻ Em

Thuốc Trị Mề Đay Mãn Tính

TOP 7 Loại Thuốc Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Phương Pháp chữa khác

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Mề Đay Cho Bé

Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay

Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Phát Ban Đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Những Thông Tin Quan Trọng Bà Con Cần Biết

Phát Ban Đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Những Thông Tin Quan Trọng Bà Con...

Nổi Mề Đay Sưng Môi Do Đâu? Cùng Tuấn Tôi Truy Tìm Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Nổi Mề Đay Sưng Môi Do Đâu? Cùng Tuấn Tôi Truy Tìm Nguyên Nhân Và...

Uống rượu bị dị ứng mẩn đỏ có phải là bệnh?

Uống Rượu Bị Dị Ứng Mẩn Đỏ Có Phải Bệnh? Cách Khắc Phục

Uống Rượu Bị Dị Ứng Mẩn Đỏ Có Phải Bệnh? Cách Khắc Phục

Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn

Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua