Lồi Đĩa Đệm
Lồi đĩa đệm là một tổn thương ở cột sống rất phổ biến. Để giúp bà con hiểu rõ hơn về chứng phồng lồi đĩa đệm và hướng điều trị đúng đắn trong trường hợp này, tôi xin gửi đến bạn đọc những thông tin về bệnh dưới đây.
Lồi đĩa đệm là gì?
Lồi (phồng) đĩa đệm là gì chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều bà con khi lần đầu tiên nghe thấy chứng bệnh này. Giữa những đốt sống thông thường là các đĩa đệm có chứa nhân nhầy bên trong hỗ trợ giảm ma sát, giúp khớp cử động linh hoạt hơn. Khi đĩa đệm bị tổn thương hoặc bào mòn, chúng sẽ phồng ra và gây áp lực lên cột sống.
Phồng đĩa đệm có thể nghiêng hẳn về một bên trái hoặc phải, gây đau ngứa râm ran một bên cơ thể. Tình trạng lồi đĩa đệm có thể xuất hiện ở thắt lưng, cột sống ngực nhưng nhiều nhất là lồi đĩa đệm cột sống cổ.
Thông thường, phồng lồi đĩa đệm không gây đau đớn cho bà con, hoặc chỉ đau âm ỉ kèm ngứa châm chích ở vùng bị phồng đĩa đệm. Tuy nhiên một số bệnh nhân tôi tiếp nhận ở giai đoạn nặng hơn có xuất hiện cơn đau dữ dội, thậm chí đã biến chứng thành bệnh thoát vị.
Nguyên nhân lồi đĩa đệm và các yếu tố nguy cơ
Có nhiều bà con đã đặt câu hỏi rằng nguyên nhân nào khiến chúng ta bị bệnh phồng đĩa đệm cột sống? Bạn đọc cần hình dung vai trò của đĩa đệm chịu trách nhiệm chính chịu lực và ma sát, vì thế sẽ dễ bị bào mòn bởi thời gian. Yếu tố lão hóa sẽ khiến đĩa đệm thoái hóa và suy yếu, chúng ta dễ gặp phải căn bệnh lồi đĩa đệm.
Bên cạnh đó, tôi cũng khuyến cáo bà con một số hoạt động làm gia tăng nguy cơ phình đĩa đệm cụ thể như:
- Tư thế sinh hoạt xấu
Những tư thế thiếu khoa học sẽ gây áp lực đè nặng lên cột sống, làm các đĩa đệm bị bào mòn nhanh chóng. Đặc biệt là những bệnh nhân của tôi làm văn phòng, ngồi máy tính, chơi thể thao, làm việc nặng nhọc,… có nguy cơ rất cao bị lồi đĩa đệm.
- Đặc thù nghề nghiệp
Một số công việc thường xuyên phải mang vác nặng hoặc sử dụng sức mạnh của cột sống cũng dễ gây hao mòn đĩa đệm và tăng khả năng mắc bệnh.
- Chấn thương
Những tổn thương tại cột sống, chấn thương từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông có thể gây lồi đĩa đệm hoặc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Các yếu tố khác
Một số nguyên nhân có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đó là thiếu vận động, thừa cân béo phì, hút thuốc lá,…
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bệnh
Để phục vụ cho quá trình phát hiện và thăm khám được sớm nhất có thể, bà con cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết cơ bản của chứng bệnh lồi đĩa đệm. Các triệu chứng này có mức độ biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào thể trạng bệnh và vị trí bị tổn thương.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu y học, tôi nhận thấy rằng phồng đĩa đệm là một chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như cột sống lưng, cột sống ngực, đốt sống cổ. Nhất là những vị trí bị lồi đĩa đệm liên kết với dây thần kinh bị tác động.
Dấu hiệu phồng đĩa đệm cổ
- Đau cổ
- Đau lan sang vai
- Đau nhói và tê bì cánh tay, chạy dọc xuống bàn tay và ngón tay.
Dấu hiệu phình đĩa đệm lưng trên (cột sống ngực)
- Đau vùng lưng trên
- Đau lan sang vùng ngực, bà con đôi khi thường nhầm lẫn thành bệnh lý tim phổi hoặc đau thượng vị
- Đau vùng dạ dày, có thể gây biểu hiện tương tự như đau dạ dày hay bệnh về đường tiêu hóa.
Triệu chứng lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Đau nhức vùng lưng dưới
- Đau lan tỏa xuống phần hông, mông và chi dưới
- Đau và tê buốt phần ngón chân
- Co thắt cơ bắp
Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được?
Bản thân là một lương y, tôi có thể khẳng định với bà con rằng tròng hầu hết trường hợp, lồi đĩa đệm không gây nguy hiểm cho tính mạng và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt hoặc người bệnh không giữ gìn khiến cho bệnh phát triển nặng có thể phát sinh các rủi ro về biến chứng như sau:
- Đau nhức và thoái hóa cột sống: Tình trạng phồng đĩa đệm tại các vị trí quan trọng trong cột sống như lồi đĩa đệm l4 – l5, lồi đĩa đệm l5 – s1 có thể gây các cơn đau đốt sống, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh thoát vị và thoái hóa xương khớp.
- Suy yếu cơ bắp: Có trường hợp bị phồng đĩa đệm cổ dẫn đến sự suy yếu cơ bắp ở tay, chân. Mặc dù tình huống này xảy ra không nhiều nhưng người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra nếu thấy tay chân tự dưng yếu đi.
- Suy giảm chức năng của bàng quang, ruột: Một biểu hiện nghiêm trọng khẩn cấp mà người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức là tình trạng mất kiểm soát tại ruột, bàng quang. Một số đĩa đệm lồi gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tại đây và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Thay đổi xúc giác: Phình lồi đĩa đệm cũng có thể khiến bà con bị suy giảm khả năng cảm nhận khi tiếp xúc hay chạm vào một vật nào đó. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại dẫn đến những hệ lụy rất nghiêm trọng bao gồm không cảm nhận được cơn đau (khi bị thương), cảm giác nóng lạnh,…
- Đau đớn kéo dài: Những cơn đau thường phổ biến ở chân hoặc đau cánh tay và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thường ngày. Ngoài ra, những cơn đau còn biểu hiện cho một số bệnh lý xương khớp khác, bà con cần thăm khám sớm để phòng ngừa các tình huống xấu xảy ra.
Vậy lồi đĩa đệm có chữa khỏi được không? Thực chất tình trạng phồng lồi tại đĩa đệm là khá phổ biến và ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần đến việc điều trị. Lúc này, việc sử dụng thuốc và các biện pháp hỗ trợ chỉ nhằm mục đích phục hồi và tăng tốc độ làm lành tổn thương.
Theo các tài liệu y học, phình đĩa đệm có thể mất đến vài tuần để tự cải thiện được các triệu chứng. Bà con sẽ phải sống chung với cơn đau trong suốt khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn. Sau thời gian đó, đĩa đệm dần hồi phục chức năng vốn có, cải thiện chấn thương và giảm nhanh đau đớn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không chú ý chăm sóc sức khỏe trong thời gian bị bệnh, các cơn đau trở nên nghiêm trọng biến thành mãn tính có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Qua đây có thể thấy rằng, việc phát hiện và điều trị bệnh lồi đĩa đệm sớm là hoàn toàn cần thiết. Bà con có thể thăm khám tại các bệnh viện uy tín để đảm bảo độ an toàn hoặc liên hệ trực tiếp với tôi tại địa chỉ tôi công tác: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội.
Các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả
Một lần nữa, tôi xin phổ biến lại với bà con rằng chứng phồng lồi đĩa đệm thông thường không cần điều trị mà có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên không vì thế mà bà con có thể chủ quan coi thường bệnh, bởi lồi đĩa đệm có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và ngăn ngừa. Do đó để hỗ trợ giảm đau nhức và phòng tránh các biến chứng xấu, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.
Hiện nay, xuất phát từ thói quen lo lắng nhưng lại thiếu hiểu biết về bệnh mà tôi thấy rằng nhiều bà con thường khá mông lung về phác đồ điều trị sao cho hợp lý nhất. Nắm được lỗ hổng này, tôi đã tổng hợp và giới thiệu chi tiết đến mọi người ưu – nhược điểm các phương pháp chữa trị bệnh hiện nay.
Biện pháp Tây y chữa bệnh lồi đĩa đệm
Tây y điều trị bệnh có lẽ là phương pháp đầu tiên mà bà con được tiếp cận trong quá trình chữa bệnh. Điều này rất dễ hiểu bởi đây là một cách chữa khoa học, đem đến tác dụng nhanh và cách sử dụng đơn giản. Điều trị bằng Tây y hiện nay chia làm 2 hướng:
Điều trị bảo tồn bằng thuốc (nội khoa)
Chữa lồi đĩa đệm bằng thuốc Tây y nhằm mục đích giảm đau nhức, ức chế mức độ lồi phồng của đĩa đệm và phòng ngừa bệnh trầm trọng hơn. Hiện không có thuốc đặc trị trong trường hợp này, vì thế người bệnh muốn điều trị cần kết hợp nhiều loại thuốc chữa thoát vị khác nhau như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc tiêm Corticosteroid
- Thuốc an thần
- Vitamin nhóm B liều cao
- …
Mặc dù Tây y giúp cải thiện các cơn đau nhanh nhưng thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà chưa đi sâu vào căn nguyên gây bệnh như thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy yếu hay thoái hóa xương khớp. Do đó sau điều trị nếu bà con không giữ gìn cẩn thận thì bệnh hoàn toàn vẫn có thể tái phát.
Ngoài ra, một trường hợp tôi tiếp nhận điều trị là anh Tùng (38 tuổi, Hai Bà Trưng) do không chịu được các cơn đau kéo dài nên đã sử dụng quá liều Aspirin dẫn đến đau dạ dày và phải nhập viện. Qua đây tôi cần phải khuyến cáo bà con về những tác dụng phụ nguy hại của thuốc Tây đối với sức khỏe của chúng ta đặc biệt là gan, thận, tiêu hóa. Mọi người nên bỏ ngay thói quen xấu “tự chẩn tự chữa” tại nhà, tuân thủ đúng liều lượng kê đơn của bác sĩ và không tự ý thay đổi thuốc trong quá trình chữa bệnh để đảm bảo an toàn.
Can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án cuối cùng được xét đến chỉ khi những biện pháp điều trị nội khoa bảo tồn không phù hợp và người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng. Ngoài ra trong một số trường hợp khẩn cấp như mất kiểm soát bàng quang – ruột, chèn ép rễ thần kinh như tôi đã đề cập ở trên thì cần thiết phẫu thuật ngay lập tức.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị nhanh chóng, cho kết quả ngay nhưng chi phí thực hiện tốn kém và có thể gây nhiều biến chứng về sau. Bởi như chúng ta biết rằng cột sống giữ nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động cơ thể, bất kỳ tác động nào tại đây cho dù là nhẹ nhất cũng có thể gây nên những mối nguy hại về sau.
Vì thế tôi khuyên bà con chỉ cân nhắc làm phẫu thuật khi cần thiết, nếu bệnh chưa nặng hãy điều trị theo hướng bảo tồn để tránh tiền mất tật mang.
Mẹo dân gian cải thiện lồi đĩa đệm
Lồi đĩa đệm là một thể bệnh ở giai đoạn khởi phát, do đó những phương pháp điều trị đơn giản là hoàn toàn phù hợp mà vẫn đem đến hiệu quả tốt. Thân là một người thầy thuốc đã nhiều năm nghiên cứu về Nam dược, tôi tự tin khẳng định rằng hiệu quả điều trị của các bài thuốc dân gian hay chẳng kém gì biện pháp chữa trị khoa học.
Một số bài thuốc dân gian tôi đã nghiên cứu kỹ càng về tính hiệu quả cũng như khả năng áp dụng cao trong đời sống, xin được chia sẻ cùng bà con:
- Bài thuốc từ cây đinh lăng: Đinh lăng có khả năng kháng viêm giảm đau tốt và rất dễ tìm tại vườn nhà. Bài thuốc đắp từ lá đinh lăng được thực hiện bằng cách giã nát lá đinh lăng, đắp trực tiếp lên vùng đĩa đệm bị lồi trong 30 phút. Sau khi đắp xong tắm lại bằng nước ấm thư giãn.
- Cây ngải cứu chữa lồi đĩa đệm: Bài thuốc đắp từ ngải cứu điều trị xương khớp đã khá quen thuộc với mọi người. Sử dụng cây ngải cứu tươi rửa sạch để ráo, đem sao nóng trên chảo cùng với muối hạt rồi đổ ra tấm vải sạch bọc để chườm lưng.
- Chữa thoát vị bằng lá lốt: Lá lốt theo Đông y có công dụng chống phong thấp, giảm tê bì, hoạt huyết,… Người bệnh sử dụng cây lá lốt rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Pha thêm nước ấm và sữa bò rồi khuấy đều để uống 3 – 4 lần/ ngày.
Những phương thuốc trên thực hiện rất đơn giản, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả điều trị khá cao. Tuy nhiên tôi cần lưu ý bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng những phương pháp này để đảm bảo khả năng đáp ứng thuốc và không làm ảnh hưởng đến phác đồ chữa bệnh hiện tại.
Chữa lồi đĩa đệm theo Đông y
Khi nền y học hiện đại còn chưa phát triển, con người đã biết đến Đông y với những bài thuốc Y học cổ truyền được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trải qua hàng ngàn năm, những phương thuốc bí truyền được phát huy, sáng tạo nhằm đem đến hiệu quả điều trị các bệnh lý một cách tốt nhất, trong đó có lệch đĩa đệm.
Cơ chế của Đông y là bồi bổ lục phủ ngũ tạng bị suy yếu, nâng cao chính khí, lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, bồi bổ Can Thận. Điều này giúp cho Đông y luôn là phương pháp vượt trội hơn hẳn trong điều trị bệnh từ căn nguyên bởi Y học cổ truyền quan niệm phải cải thiện bệnh từ gốc rễ lên đến ngọn thì hiệu quả chữa mới được lâu dài.
Đi theo hướng đó các bài thuốc Đông y điều trị luôn sử dụng các dược liệu tự nhiên để đảm bảo độ an toàn, lành tính và hạn chế tối đa tác dụng phụ. Nhiều loài cây quý được ví như thần dược trong chữa trị xương khớp luôn kết hợp với nhau trong các bài thuốc điều trị phải kể đến như là Dây đau xương, Phòng phong, Gối Hạc, Gắm, Bạch thược, Ba kích, Thỏ ty tử, Tang ký sinh,…
Với kinh nghiệm hơn 15 năm gắn bó với Y học cổ truyền dân tộc, tôi khuyên bà con nếu còn đang lo lắng về những ảnh hưởng của thuốc tây đối với cơ thể thì hoàn toàn có thể nghiên cứu điều trị theo hướng Đông y. Trong trường hợp bà con cần tư vấn trực tiếp hoàn toàn có thể để lại tin nhắn trong Blog, tôi sẽ giải đáp tận tình.
Vật lý trị liệu hỗ trợ cải thiện thoát vị
Phương pháp vật lý trị liệu cũng là một biện pháp tốt cho người bệnh bị chứng lồi đĩa đệm. Vật lý trị liệu có thể kết hợp với mọi cách thức điều trị nhưng chủ yếu được vận dụng nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền. Các phương pháp trị liệu phổ biến như sau:
- Bài tập lồi đĩa đệm
Những bài tập cơ bản như tập thể dục, bài tập kéo dãn cột sống, bài tập tăng cường sức mạnh cơ khớp sẽ giúp xương hoạt động linh hoạt hơn, tăng sức đề kháng và hỗ trợ dịch chuyển đĩa đệm về vị trí ban đầu.
- Châm cứu
Biện pháp châm cứu cần được thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa có tay nghề chuyên môn cao. Châm cứu sẽ giúp đả thông kinh mạch, hỗ trợ lưu thông khí huyết và giải tỏa các điểm tắc ứ gây đau.
- Xoa bóp bấm huyệt
Người bị lệch đĩa đệm nên áp dụng xoa bóp bấm huyệt thường xuyên để hỗ trợ lưu thông máu đến các khớp, giảm đau nhức, làm ấm khớp và cải thiện vận động tốt hơn. Để thực hiện phương pháp này một cách tốt nhất, bà con cần trang bị những kiến thức chuẩn về huyệt đạo và vị trí, nếu không hiểu kỹ thì hãy nhờ chuyên gia xương khớp thực hiện 1 – 2 buổi đầu.
Trên đây là những thông tin về lệch đĩa đệm mà tôi đã biên soạn dành đến bạn đọc. Trong quá trình chữa trị, bà con cũng cần quan tâm đến vấn đề lồi đĩa đệm nên ăn gì để cải thiện chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!