Nổi Mề Đay Ở Chân
Nổi mề đay ở chân là một vấn đề da liễu gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ kéo dài và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mề đay một cách hiệu quả.
Nổi mề đay ở chân là gì?
Nổi mề đay ở chân là một hiện tượng da liễu thường gặp với các triệu chứng phổ biến như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc ở chân. Đây có thể là một phản ứng của cơ thể với các yếu tố dị nguyên như hóa chất, thực phẩm, thời tiết,… hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm da, nấm da, chàm, vảy nến,… Việc chẩn đoán và điều trị bệnh cụ thể cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.
Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay ở chân đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy chân bị ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì cần đến gặp bác sĩ để được điều tra.
Nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay ở chân
Có rất nhiều nhân dẫn đến hiện tượng nổi mề đay ở chân bao gồm:
- Dị ứng: Người bệnh bị dị ứng, nổi mẩn đỏ với một số hóa chất có trong giày dép, đặc biệt là các loại dép nhựa, dép cao su.
- Nấm da: Nhiễm nấm da chân thường gặp ở những người bị mồ hôi chân hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Đặc điểm của căn bệnh này đó là xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát ở vùng kẽ chân.
- Bệnh da liễu: Những người bị bệnh chàm eczema, vảy nến, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, tổ đỉa,… có thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở chân hoặc nhiều vùng da khác trên cơ thể.
- Bệnh viêm mạch: Viêm mạch là căn bệnh xảy ra khi máu ở chân không được lưu thông tốt, gây tắc nghẽn và khiến cách mạch máu nhỏ bị xuất huyết, viêm nhiễm. Từ đó xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở chân.
- Bệnh ghẻ: Bệnh ghẻ, chốc lở,… cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa ở chân. Đây là một dạng viêm nhiễm do ký sinh trùng gây ra. Chúng sẽ đào hang, đẻ trứng ở lớp sừng trên da và gây ngứa ngáy khó chịu.
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, hanh khô hoặc ẩm ướt,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển, xâm nhập. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa ở chân.
- Dịch tiết của ve, rệp hoặc côn trùng: Người bệnh bị côn trùng châm chích sẽ xảy ra phản ứng alergi, gây nổi mẩn và ngứa ngáy ở chân.
- Do bệnh lý gan, thận: Một số bệnh lý như gan, thận, tiểu đường… có thể gây ra những biểu hiện ở chân như sưng phù, ngứa ngáy, nổi mẩn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Dị ứng thuốc cũng sẽ gây phát ban, ngứa ngáy ở chân, đặc biệt là khi dùng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm không steroid.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào da gây tổn thương. Bệnh có triệu chứng nổi mẩn ngứa trên da, kèm theo sốt, đau nhức, mất khả năng nhận thức tạm thời. Nếu để bệnh kéo dài có thể gây tổn thương đến tim, gan, thận…
Dấu hiệu nổi mề đay ở chân
Người bệnh bị nổi mề đay ở chân có thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như:
- Nổi mẩn đỏ: Trên da xuất hiện các vết đỏ, có thể tập trung một chỗ hoặc toàn bộ phần chân.
- Ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện ở khắp vùng chân khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
- Sưng đỏ: Vùng da bị bệnh có thể bị sưng đỏ, tím tái.
- Khô da, bong tróc: Khu vực da chân có dấu hiệu bị khô nẻ, bong tróc.
- Các nốt sần: các nốt sẩn phù như bị muỗi đốt xuất hiện ở chân, chúng có kích thước từ vài mm đến vài cm.
- Chảy dịch tiết: Một số trường hợp có thể xuất hiện dịch tiết từ vết thương chảy ra. Nếu không biết cách xử lý có thể gây nhiễm trùng.
Không phải người bệnh nào cũng xuất hiện toàn bộ các triệu chứng trên. Tuy nhiên khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra.
Nổi mề đay ở chân có gây nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở chân đều không nguy hiểm. Bệnh sẽ thuyên giảm sau một vài ngày được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên những cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra lại làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chưa kể, việc thường xuyên cào gãi còn dễ gây nhiễm trùng, để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, những trường hợp bị nổi mề đay ở chân chủ yếu là do di truyền và yếu tố về cơ địa gây ra. Do đó bệnh sẽ có xu hướng tái phát liên tục nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy để sớm chấm dứt các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc điều trị.
Đặc biệt, nếu bệnh nhân nhận thấy có một trong các dấu hiệu sau thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Ngứa ngáy dữ dội, cơn ngứa gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
- Nổi mề đay mẩn đỏ ở chân trên 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Các nốt mẩn ngứa có dấu hiệu lan rộng sang nhiều vùng da lành khác.
- Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm trên da.
- Người bệnh kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, co giật, suy nhược, sụt, đau xương khớp,…
Điều trị nổi mề đay ở chân
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp bạn cải thiện tình trạng nổi mề đay ở chân. Dựa trên các triệu chứng của bệnh, bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp.
Mẹo dân gian
Nếu hiện tượng nổi mề đay ở chân xuất hiện với các triệu chứng nhẹ, chưa quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản sau:
Lá trầu không: Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa. Từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, mẩn đỏ trên da.
- Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch, vò nát.
- Cho lá trầu không vào nồi và đun cùng với 1 lít nước.
- Dùng nước này pha thêm với nước mát và ngâm chân trong vòng 15 phút.
- Người bệnh thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng mề đay được cải thiện.
Lá trà xanh: Đây là một nguyên liệu được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh về da liễu. Lá trà xanh có tính sát cao, giúp làm dịu vết thương, cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa, viêm nhiễm hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất.
- Cho lá trà xanh vào nồi đun với 1 lít nước.
- Dùng nước lá trà xanh để ngâm rửa da chân mỗi ngày 1 lần.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng trà xanh đun nước uống để tăng cường thải độc từ bên trong.
Lá ổi: Lá ổi có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa cực mạnh. Sử dụng lá ổi có tác dụng tái tạo và phục hồi làn da bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ giải độc gan. Từ đó giúp làm giảm hiện tượng nổi mề đay mẩn đỏ nhanh chóng.
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 10 phút.
- Đem lá ổi đun sôi lấy nước để ngâm rửa chân.
- Nên ngâm trong vòng 15-20 phút, chú ý nhiệt độ nước để không bị bỏng.
- Phần bã lá ổi có thể dùng để chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều trị.
Gừng và đường phèn: Trong thành phần của gừng có chứa Gingerol, có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Kết hợp gừng với đường phèn sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
- Chuẩn bị 50g gừng tươi, 100g đường và 1/2 chén giấm.
- Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và đem thái sợi.
- Cho các nguyên liệu trên vào nấu chín cùng 1 ít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/2 chén nước.
- Pha thêm với một ít nước ấm rồi thoa lên vùng có mề đay.
- Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để đạt kết quả tốt.
Sử dụng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y điều trị nổi mề đay ở chân là phương pháp chữa bệnh phổ biến, hiệu quả và nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc tân dược như sau:
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình giải phóng histamin. Từ đó giúp giảm ngứa ngáy do mề đay dị ứng gây ra. Một số loại thuốc được dùng nhiều nhất đó là Loratadine, Desloratadine, Cetirizine,…
- Thuốc trị mẩn ngứa corticoid: Thuốc có tác dụng làm giảm đỏ, ngứa, ban sẩn. Nhóm thuốc này chủ yếu được dùng trong các trường hợp bị chàm eczema, viêm da tiếp xúc, vẩy nến, phát ban, côn trùng đốt… Người bệnh nên dùng thuốc corticoid dạng kem, gel hoặc thuốc mỡ trong thời gian ngắn.
- Kem dưỡng ẩm: Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để giúp làm dịu những tổn thương trên da, giúp cấu trúc da được phục hồi. Từ đó giúp cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy,…
- Các loại thuốc khác: Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thuốc khác như: Thuốc ức chế miễn dịch; thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng; thuốc chống nấm nếu tác nhân gây bệnh do vi nấm gây ra; thuốc chống trầm cảm nếu như tình trạng nổi mề đay gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Uống thuốc Đông y
Theo quan điểm của Đông y, nổi mề đay ở chân là do cơ thể bị suy nhược, khí huyết hao tổn hoặc bị tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại tà xâm nhập. Ngoài ra, bệnh mề đay cũng do gan thận yếu, ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan khiến độc tố tích tụ dưới da.
Một số bài thuốc Đông y được dùng để điều trị nổi mề đay ở chân bao gồm:
Bài thuốc 1:
- Biểu hiện: Bệnh phát rất nhanh, nốt mề đay có màu đỏ, ngứa dữ dội, sốt, buồn nôn, sưng họng, khi gặp nóng thì bệnh nặng lên, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch phù sác.
- Nguyên liệu: Kim ngân 10g, phù bình 15g, liên kiều 10g, sinh địa 15g, bạc hà 10g, trúc diệp 15g, ké đầu ngựa 15g, ngưu hoàng 10g, lô căn 15g, kinh giới 10g.
- Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thuốc thành 2 lần.
Bài thuốc 2:
- Biểu hiện: Nốt mề đay có sắc trắng, ngứa ngáy, gặp gió lạnh thì nặng lên, thời tiết ấm thì bệnh giảm nhẹ, chất lưỡi bệu nhạt, miệng không khát, rêu trắng, mạch khẩn.
- Nguyên liệu: Quế chi 5g, tử tô 5g, ma hoàng 10g, phòng phong 10g, bạch chỉ 10g, can khương 10g, tế tân 5g, kinh giới 10g.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần và uống khi thuốc còn ấm nóng.
Bài thuốc 3:
- Biểu hiện: Bệnh mề đay hay tái phát, kéo dài không khỏi, bệnh nặng hơn về chiều và ban đêm, tâm phiền, hồi hộp, hay cáu gắt, miệng khô, lưỡi đỏ, khô, mạch trầm tế.
- Nguyên liệu: Thục địa 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 10g, đan bì 16g, kinh giới 12g, sơn thù 8g, bạch linh 12g, phòng phong 8g.
- Cách thực hiện: Sắc dược liệu để lấy nước uống hàng ngày, chia thành 2 phần và uống vào buổi sáng và tối, mỗi ngày nên dùng 1 thang.
Bài thuốc 4:
- Biểu hiện: Người bệnh bị nổi mẩn ngứa kèm theo đau bụng, phân lỏng, phát sốt, lưỡi đỏ, chán ăn, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác.
- Nguyên liệu: Bạch truật 12g, cam thảo 4g, phòng phong 12g, sơn chi 12g,hậu phác 12g, hoạt thạch 12g, mộc thông 12g, trần bì 12g, trư linh 12g, nhục quế 4g, thương truật 12g, trạch tả 12g, xích linh 12g.
- Cách thực hiện: Toàn bộ vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc lấy nước để uống, dùng mỗi ngày 1 thang cho đến khi nốt mề đay thuyên giảm.
Lưu ý khi bị nổi mề đay ở chân
Trong quá trình điều trị bệnh nổi mề đay ở chân, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân bị nổi mề đay. Người bệnh nên tích cực ăn uống những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, kẽm, omega-3 và chất chống oxy hóa để giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm nhiễm.
Đồng thời người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều protein, đồ ăn nhiều đường, muối, cay nóng, dầu mỡ, các chất kích thích,… Vì sẽ khiến cho làn da dễ bị ngứa ngáy, gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tập thể dục thể thao
Người bị nổi mề đay cần tích cực tập thể dục thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. Mỗi ngày bạn hãy dành ra 30-60 phút để tập luyện các bài tập cơ bản như đi bộ, chạy bộ, gym, yoga,…
Vệ sinh sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh, giữ cho cơ thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn trên da. Đồng thời lựa chọn những loại sữa tắm, xà bông có thành phần dược liệu an toàn, lành tính để tắm, hạn chế dùng các sản phẩm chứa hóa chất, hương liệu.
Tránh để da tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên
Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố dễ gây kích ứng, mẩn ngứa, mề đay trên da như hóa chất, lông động vật, mủ thực vật, phấn hoa, nước hoa,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì bạn nên sử dụng dụng cụ bảo hộ như: găng tay cao su, ủng cao su,… Đặc biệt không đi chân trần trên nền đất và không để chân tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm để tránh cho ấu trùng, vi nấm xâm nhập vào cơ thể qua da.
Chú ý dưỡng ẩm
Vào mùa đông, làn da thường bị khô, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy. Vì vậy bạn nên chú ý dưỡng ẩm da mỗi ngày từ 2-3 lần. Đặc biệt chú ý tới thành phần của sản phẩm, nên dùng kem dưỡng ẩm lành tính và an toàn cho da.
Không cào gãi
Cơn ngứa ngáy do nổi mề đay gây ra khiến người bệnh có xu hướng cào gãi để giảm ngứa. Tuy nhiên điều này sẽ vô tình khiến làn da bị tổn thương, dễ để lại sẹo và tổn thương trên da. Chưa kể, móng tay của con người chứa nhiều vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh nổi mề đay ở chân, bao gồm nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị tốt nhất. Người bệnh chưa có kinh nghiêm trong việc điều trị cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, tránh tự ý mua thuốc về dùng sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc các dụng phụ nghiêm trọng khác.
Dinh dưỡng
Phương Pháp
Nhóm bệnh liên quan
Kiến thức bệnh
Dị Ứng Phấn Hoa Nổi Mề Đay: Triệu Chứng, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt
Nổi Mề Đay Khi Mặc Quần Áo Chật Là Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả
Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn
Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!