Nổi Mề Đay Khắp Người

Nổi mề đay khắp người khiến cho bà con ngứa ngáy, khó chịu, da bị nổi mẩn đỏ kém thẩm mỹ. Có người gãi đến trầy xước, thậm chí mất ngủ vì cơn ngứa kéo dài. Vậy nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào? Bà con hãy cùng Tuấn tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
Nổi mề đay khắp người là gì? Triệu chứng giúp bà con sớm nhận biết
Nổi mề đay khắp người là tình trạng da xuất hiện nhiều nốt sẩn đỏ, kèm theo ngứa ngáy lan rộng trên toàn bộ cơ thể. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân kích thích như dị ứng thực phẩm, thời tiết, hoặc do rối loạn bên trong cơ thể.
Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc tái phát nhiều lần, với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Theo Đông y, mề đay khắp người thuộc chứng “Phong chẩn khối,” liên quan đến sự mất cân bằng trong cơ thể, đặc biệt là sự suy yếu của gan, thận và hệ miễn dịch. Nếu không kiểm soát kịp thời, mề đay có thể gây khó chịu kéo dài và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bên cạnh tình trạng ngứa ngáy toàn thân, người bị mề đay khắp người còn có những triệu chứng nhận biết như:
- Xuất hiện những nốt sẩn nhỏ, màu hồng hoặc đỏ, hơi gồ lên bề mặt da. Ban đầu chỉ có vài nốt nhưng sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.
- Cảm giác ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi. Khi gãi, các nốt mề đay có thể lan rộng hơn, thậm chí sưng phù từng mảng lớn.
- Một số trường hợp nặng, da không chỉ nổi sẩn mà còn kèm theo cảm giác châm chích, nóng rát khó chịu.
Nhìn chung, nổi mề đay khắp người KHÔNG NGUY HIỂM và thường biến mất trong thời gian ngắn. Nếu bà con biết cách chăm sóc, phòng ngừa tái phát tốt sẽ hạn chế được nhiều rủi ro khác.
Biến chứng nguy hiểm của nổi mề đay khắp người
Tuy không nguy hiểm trong giai đoạn cấp tính nhưng nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những biến chứng mà bà con cần lưu ý:
- Phù mạch: Xuất hiện tình trạng sưng phù ở môi, mắt, tay, chân, thậm chí là vùng cổ họng có thể gây khó thở, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
- Sốc phản vệ: Nếu mề đay đi kèm với chóng mặt, tụt huyết áp, buồn nôn, khó thở, bà con cần đến bệnh viện ngay vì đây là dấu hiệu của sốc phản vệ – một tình trạng cấp cứu nguy hiểm.
- Viêm da bội nhiễm: Do gãi nhiều khiến da tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, mưng mủ, lở loét…
- Mất ngủ, suy nhược cơ thể: Ngứa ngáy kéo dài gây mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe tổng thể.
- Phát triển mề đay mãn tính: Dù đã dùng thuốc nhưng triệu chứng vẫn quay lại, kéo dài trên 6 tuần và trở thành mề đay mãn tính. Điều kéo theo nhiều biểu hiện toàn thân khác. Bà con lúc này sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, có khả năng sốt cao, buồn nôn, cân nặng tụt giảm…
Nguyên nhân nổi mề đay khắp người
Bị nổi mề đay khắp người do nguyên nhân nào gây ra? Có rất nhiều yếu tố tác động khiến bà con bị nổi mề đay. Trường hợp nốt mẩn ngứa lan rộng khắp người cho thấy tình trạng mề đay khá nặng hơn so với các trường hợp nổi vài vị trí trên cơ thể.
Dưới đây là những yếu tố chính gây nổi mề đay nói chung và nồi mề đay khắp người nói riêng, bà con cần thận trọng:
Nguyên nhân do bệnh lý
Có nhiều bệnh lý tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng này, bà con cần đặc biệt lưu ý:
- Bệnh lý dị ứng: Cơ thể phản ứng quá mức với một số chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, thực phẩm, thuốc men hoặc hóa chất.
- Rối loạn tự miễn: Một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm tuyến giáp Hashimoto có thể khiến hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da, gây nổi mề đay dai dẳng.
- Bệnh lý gan, thận: Khi gan hoặc thận hoạt động kém, độc tố tích tụ trong cơ thể có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da.
- Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus: Một số loại vi khuẩn, virus có thể kích thích hệ miễn dịch và gây bùng phát mề đay trên diện rộng.
- Rối loạn nội tiết: Phụ nữ mang thai, sau sinh, người bước vào độ tuổi mãn kinh thường dễ bị mề đay do thay đổi hormone trong cơ thể.
Nguyên nhân không do bệnh lý
Ngoài bệnh lý, nhiều yếu tố bên ngoài cũng có thể khiến bà con bị nổi mề đay toàn thân:
- Thời tiết thay đổi: Trời quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm da phản ứng mạnh mẽ, gây ngứa và nổi sẩn đỏ.
- Căng thẳng, stress: Khi tâm lý căng thẳng kéo dài, cơ thể dễ sản sinh histamin – chất gây dị ứng, dẫn đến nổi mề đay.
- Tiếp xúc hóa chất: Nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm vải có thể gây kích ứng da, làm bùng phát mề đay trên diện rộng.
- Dị ứng thực phẩm: Hải sản, trứng, đậu phộng, sữa và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể kích hoạt phản ứng trên da.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm có thể gây mề đay toàn thân nếu cơ thể không dung nạp được.
TÌM HIỂU THÊM: Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì? Thông Tin Bà Con Nên Biết
Nhìn chung, mề đay toàn thân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bà con cần quan sát kỹ các yếu tố tác động để có hướng điều trị phù hợp. Nếu tình trạng kéo dài không rõ nguyên nhân, tốt nhất nên đi khám để kiểm tra sức khỏe tổng quát và tìm hướng khắc phục sớm.
Khi nào nổi mề đay khắp người cần gặp bác sĩ?
Nổi mề đay khắp người có thể tự thuyên giảm, nhưng Tuấn tôi luôn khuyên bà con theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường. Nếu gặp các tình trạng sau, bà con nên đi khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Mề đay kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
- Ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng giấc ngủ, sinh hoạt hằng ngày hoặc gây sưng phù nghiêm trọng.
- Xuất hiện sưng môi, sưng mắt, khó thở, đau bụng, nôn ói: Đây có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần cấp cứu ngay.
- Bệnh tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn, cho thấy có thể có nguyên nhân tiềm ẩn cần được xác định và điều trị.
- Có biểu hiện nhiễm trùng da như vết thương mưng mủ, lan rộng hoặc gây đau nhức bất thường.
Phương pháp điều trị nổi mề đay khắp người
Nổi mề đay khắp người có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ bệnh và cơ địa của từng người. Bà con có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc Tây, mẹo dân gian chữa trị tại nhà hoặc Đông y để cải thiện triệu chứng. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và lưu ý riêng mà bà con cần cân nhắc.
Mẹo dân gian trị nổi mề đay khắp người
Trong dân gian, nhiều bà con truyền tai nhau các cách dùng thảo dược để làm dịu triệu chứng mề đay. Dưới đây là một số mẹo phổ biến mà Tuấn tôi thấy nhiều người áp dụng và có hiệu quả:
Tắm nước lá khế
- Hái 1 nắm lá khế tươi, ngâm rửa với nước muối cho sạch.
- Sau đó bà con bò lá khế cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ.
- Thêm một chút muối, nước sôi khoảng vài phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước, bỏ bã, pha với nước lạnh cho âm ấm.
- Tắm nước lá khế mỗi ngày giúp giảm viêm ngứa nổi mề đay khắp người.
Bôi gel nha đam
- Sử dụng phần thịt nha đam, bỏ phần vỏ xanh và nhựa vàng, cạo lấy gel.
- Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ vùng da cần điều trị, lau khô.
- Sau đó tiến hành bôi gel nha đam lên vùng da bị mẩn đỏ, mề đay.
- Lưu lại trên da khoảng 5 – 10 phút, dùng nước ấm rửa lại rồi thấm khô bằng khăn bông mềm.
DÀNH CHO BẠN:9 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC [BÀ CON LƯU LẠI NGAY]
Sử dụng lá lốt
- Dùng một nắm lá lốt tươi, ngâm rửa với nước sạch rồi để ráo.
- Tiếp đến cho lá lốt và một chút muối vào cối sạch, giã nát.
- Chắt lấy nước cốt, sau khi vệ sinh da sạch sẽ và thấm khô thì bôi hỗn hợp nước cốt lên da.
- Tắm lại bằng nước ấm, thực hiện mỗi ngày để sớm cải thiện hiện tượng nổi mề đay toàn thân.
Lá trà xanh
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch lá trà, vò nhẹ rồi
- Cho vào nồi đun với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Để nước nguội bớt, dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị mề đay. Bà con có thể tận dụng bã trà xanh để chà nhẹ lên vùng da bị ngứa để tăng hiệu quả.
Mẹo dân gian an toàn nhưng hiệu quả chậm, bà con cần kiên trì thực hiện. Nếu thấy triệu chứng không cải thiện, cần kết hợp với phương pháp điều trị khác.
Điều trị nổi mề đay khắp người bằng Tây y
Dùng thuốc Tây y là phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, đặc biệt trong những trường hợp nặng. Bà con cần sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc kháng histamin: Dùng phổ biến là loại loratadine, fexofenadine, tác dụng chính là giảm mề đay toàn thân, phù hợp cho người trưởng thành và trẻ trên 12 tuổi. Không dùng nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy gan, thận trọng trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Thuốc corticoid: Dùng trong trường hợp mề đay nặng, giúp giảm viêm, chống dị ứng. Có thể dùng dạng bôi như Hydrocortisone hoặc dạng uống như Prednisolone, nhưng cần theo dõi sát tác dụng phụ.
- Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng dạng kem bôi tác dụng trực tiếp lên da bị tổn thương. Không dùng tùy tiện, sử dụng theo hướng dẫn. Thông thường liệu trình dùng thuốc ngắn ngày, không kéo dài thời gian hơn chỉ định để tránh tác dụng phụ.
- Các loại thuốc khác: Bên cạnh sử dụng những loại thuốc đã đề cập, bà con có thể được chỉ định sử dụng thuốc chẹn H2, thuốc kháng sinh, thuốc bổ gan, bổ thận, thuốc giảm đau đường uống,… Mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, an toàn.
Bà con lưu ý không tự ý mua thuốc về uống hoặc bôi nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ, nhất là các loại thuốc chứa corticoid vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Chữa nổi mề đay toàn thân bằng Đông y
Đông y cho rằng mề đay khắp người là do phong hàn, phong nhiệt hoặc huyết nhiệt gây ra, làm khí huyết trong cơ thể mất cân bằng. Do đó, phương pháp này tập trung vào điều trị tận gốc bằng cách thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết.
Ngoài ra, những bài thuốc Đông y trị nổi mề đay khắp người là những bài thuốc lành tính, có thể dùng kéo dài mà không lo tác dụng phụ. Ngoài khắc phục các vấn đề ngoài da, bài thuốc còn giúp người bệnh cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên hiệu quả bài thuốc biểu hiện khá chậm, bà con cần kiên trì sử dụng.
Dưới đây là các bài thuốc điều trị hiện đang được sử dụng phổ biến, bà con tham khảo:
Bài thuốc 1: Dùng 12 gram mỗi loại dược liệu gồm cây cỏ mực, địa hoàng và nhẫn đông đằng. Sắc nấu nước uống mỗi ngày 1 tháng để sớm kiểm soát mề đay toàn thân.
Bài thuốc 2: Dùng 10 gram hà thủ ô, kết hợp với các vị khác lượng tương đương như sinh địa, xích sâm, dư dung, huyền sâm, thử cô. Để tăng thêm hiệu quả bà con thêm vào 6 gram mỗi vị cam thảo, tần quy, tang ky và thuyên y. Sắc thuốc với 1 lít nước đến khi cạn còn ít hơn 1 nửa, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
Bà con có thể tham khảo các bài thuốc này, nhưng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
THAM KHẢO: BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH – ĐẶC TRỊ MẨN NGỨA, MỀ ĐAY, DỊ ỨNG TẬN GỐC, PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT
Cách phòng ngừa nổi mề đay khắp người
Nổi mề đay không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn dễ tái phát nếu bà con không chăm sóc đúng cách. Tuấn tôi đã gặp nhiều bệnh nhân chủ quan, chỉ khi bệnh bùng phát nặng mới lo chữa trị. Vì vậy, việc phòng tránh ngay từ đầu là rất quan trọng để bảo vệ làn da và sức khỏe.
- Chủ động bảo vệ da: Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, hóa chất mạnh trong mỹ phẩm, chất tẩy rửa vì đây là những tác nhân dễ kích ứng. Nếu phải tiếp xúc, bà con nên mang găng tay, khẩu trang để bảo vệ.
- Dưỡng ẩm thường xuyên: Da khô dễ bị kích thích, làm tăng nguy cơ nổi mề đay. Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp da duy trì độ đàn hồi và ít nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bà con cần chú ý hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thịt đỏ, bia rượu. Thay vào đó, nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi, nước lọc để thanh lọc cơ thể, giúp da khỏe mạnh từ bên trong.
- Chăm sóc cơ thể từ bên trong: Căng thẳng, mất ngủ cũng có thể kích thích hệ miễn dịch hoạt động quá mức, gây bùng phát mề đay. Bà con nên tập thói quen nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, thiền để giữ tinh thần thư thái.
- Giữ ấm khi thời tiết thay đổi: Trời lạnh hoặc gió hanh có thể làm da bị kích ứng mạnh hơn. Mặc đủ ấm, che chắn cẩn thận khi ra ngoài giúp hạn chế nguy cơ phát bệnh.
- Tăng cường đề kháng: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể ít bị phản ứng thái quá trước các tác nhân kích thích. Bà con có thể bổ sung vitamin tự nhiên từ thực phẩm hoặc uống trà thảo dược để hỗ trợ sức khỏe.
Hy vọng thông tin Tuấn tôi vừa chia sẻ đã giúp bà con hiểu thêm về tình trạng nổi mề đay khắp người. Tuy mề đay không phải là bệnh lý nguy hiểm, thế nhưng đối với tình trạng mẩn ngứa xảy ra trên diện rộng và kéo dài, bà con nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn điều trị.
Liên hệ nhà thuốc Đỗ Minh Đường, trực tiếp đến gặp Tuấn tôi để được hỗ trợ miễn phí và nhanh nhất qua:
- Gọi ngay số điện thoại: 0963 302 349
- Nhắn tin qua fanpage: Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Đến địa chỉ khám trực tiếp: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!