Mề Đay Phù Mạch

Mề đay phù mạch là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến mạng sống nếu không được xử lý và kiểm soát đúng cách. Trong bài viết này, Tuấn tôi sẽ thông tin đến bà con căn bệnh này cũng như các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhanh để ngăn ngừa biến chứng nặng nề.

Mề đay phù mạch & Dấu hiệu nhận biết

Mề đay là bệnh ngoài da thường gặp và không có mức độ nguy hiểm cao nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nhiều trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa tự khỏi mà không cần đến can thiệp y tế. Tuy nhiên, mề đay phù mạch lại có mức độ nặng hơn mà có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, đe dọa trực tiếp đến sự sống nếu không được xử lý đúng cách.

mề đay phù mạch
Mề đay phù mạch có mức độ nghiêm trọng và cần được xử lý đúng cách

Nếu mề đay thông thường xảy ra tại tầng thượng và trung bì sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, kích ứng thì mề đay phù mạch ảnh hưởng đến tầng hạ bì, nằm sâu trong da. Lúc này, bà con sẽ không nhìn thấy được tình trạng nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy nhiều như mề đay mà chỉ nhận thấy hiện tượng sưng, cứng và khó chịu.

Mề đay phù mạch không chỉ ảnh hưởng da mà còn có thể xảy ra ở các cơ quan khác trên cơ thể như mắt, môi, đường ruột, đường hô hấp. Trường hợp nặng sẽ gây ra các biến chứng tại chỗ và nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến sốc phản vệ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, bà con nên chú ý và cảnh giác tình trạng này.

Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh mề đay phù mạch, bao gồm:

  • Hiện tượng phát ban, nổi sẩn đỏ sẽ không thấy được nhưng bệnh nhân có thể cảm nhận được
  • Khu vực bị ảnh hưởng (mí mắt, môi, lưỡi, bàn tay, bàn chân, họng, bộ phận sinh dục,…) sưng phù, căng cứng
  • Gây đau nhức, khó chịu và nhạy cảm hơn khi bị tác động
  • Hiện tượng phù mạch có thể lan rộng sang những vùng lân cận
  • Trường hợp xảy ra ở đường hô hấp sẽ gây khó thở, ngạt thở, sốc phản vệ
  • Nếu phù mạch ở đường tiêu hóa sẽ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy,…
  • Một số trường hợp bị đau đầu, sốt, giảm thị lực, tim đập nhanh, lo lắng,…

Theo tôi, mề đay phù mạch mặc dù tiến triển nhanh, nguy hiểm nhưng lại dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện lâm sàng. Chính vì vậy, nếu bà con chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như các biểu hiện bất thường thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nguyên nhân gây mề đay phù mạch

Dưới góc độ y học tôi nhận thấy rằng, nguyên nhân gây ra bệnh mề đay phù mạch sẽ tương ứng với từng thể bệnh như phù mạch dị ứng cấp tính, dị ứng thuốc, tự phát, di truyền, thiếu hụt yếu tố ức chế C1. Tuy nhiên, về cơ chế bệnh sinh thì đều giống nhau.

Cụ thể, các triệu chứng bệnh lý xảy ra khi tác nhân gây bệnh làm xuất hiện các chuỗi phản ứng hóa học. Từ đó làm giãn mạch, dịch bị rỉ ra ngoài thành mạch và xuất hiện các biểu hiện sâu dưới da dẫn đến phù nề, sưng đau ở một hoặc nhiều cơ quan trên cơ thể.

dị ứng hải sản
Mề đay phù mạch có thể bùng phát do dung nạp các loại thực phẩm gây dị ứng

Dưới đây là một số nguyên nhân gây mề đay phù mạch:

  • Dị ứng: Dị ứng được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mề đay cấp và mề đay phù mạch. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ với những tác nhân gây dị ứng như hải sản có vỏ, phấn hoa, lông động vật, nguồn nước ô nhiễm, nọc độc côn trùng,… Sau vài giờ hoặc vài phút xúc tiếp xúc với dị nguyên, các biểu hiện bệnh lý sẽ bùng phát.
  • Do thuốc: Phù mạch do thuốc được xếp vào trường hợp phù mạch không dị ứng. Nhiều loại thuốc Tây có thể làm tăng nguy cơ bị mề đay phù mạch, đặc biệt ở những người có tiền sử dị ứng hoặc cơ địa nhạy cảm. Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế men chuyển. Các biểu hiện bệnh lý có thể bùng phát sau lần đầu hoặc vào những lần sau đó.
  • Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mề đay phù mạch có liên quan đến yếu tố di truyền. Những trường hợp này chủ yếu do rối loạn nhiễm sắc thể. Lúc này cơ thể có xu hướng sản xuất nhiều bradykinin. Bradykinin là dẫn xuất của Kinin làm tăng nguy cơ phù mạch.
  • Mắc các bệnh y khoa: Mề đay phù mạch cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của nhiều bệnh lý như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm, các bệnh về tuyến giáp, lupus ban đỏ, nhiễm HIV, viêm gan,…
  • Tự phát: Có nhiều trường hợp mắc phải bệnh lý này nhưng không thể xác định nguyên nhân. Nếu bị mề đay phù mạch tự phát thường sẽ tiến triển day dẳng thành mãn tính.
  • Các yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân trên thì mề đay phù mạch còn bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi khác như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có cường độ cao, thời tiết thay đổi đột ngột, stress, rối loạn tự miễn,…

Mề đay phù mạch có nguy hiểm không?

Như tôi đã đề cập, mề đay phù mạch là bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám và xử lý kịp thời. Bởi trường hợp gây sưng nề ở đường hô hấp sẽ gây nghẹt thở, tim đập nhanh, khó thở kéo dài sẽ gây tử vong nếu không được cấp cứu.

Không thể phủ nhận những phiền toái của tình trạng phù mạch đối với sinh hoạt hàng ngày của bà con. Biểu hiện sưng viêm, đau nhức, ngứa hoặc không ngứa ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, làm việc. Trường hợp khởi phát ở môi, lưỡi gây khó khăn trong ăn uống, nói chuyện.

mề đay phù mạch nguy hiểm không
Bệnh lý nếu không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng về mắt nguy hiểm

Bên cạnh đó, phù mạch xuất hiện ở mí mắt sẽ khiến giảm thị lực, khó quan sát. Lâu dần sẽ gây viêm kết mạc và nhiều biến chứng ảnh hưởng đến mắt. Trường hợp nổi mề đay phù mạch ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nếu bùng phát ở phụ nữ mang thai sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ và thai nhi, đồng thời tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng thai kỳ. Vì vậy, tôi luôn khuyến cáo bà con cần chủ động xử lý đúng cách và nhanh chóng nếu mắc phải chứng bệnh này vì mức độ nguy hiểm mà nó mang lại rất đáng lo ngại.

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Phương pháp điều trị mề đay phù mạch sẽ được áp dụng sau khi có kết quả chẩn đoán. Có thể nhận thấy, công tác chẩn đoán đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân, mức độ và phục hồi bệnh lý. Một số kỹ thuật chẩn đoán thường được áp dụng như:

  • Tại vùng da phát bệnh sẽ được kiểm tra mức độ nhạy cảm
  • Xét nghiệm máu, ức chế Esterase C1
  • Xét nghiệm dị nguyên bằng cách lấy mẫu dị nguyên để lên da bị phù mạch và quan sát biểu hiện
  • Nếu nghi ngờ xảy ra do di truyền, bệnh nhân sẽ được đo nồng độ, chức năng của vài loại protein trong máu.

Mục tiêu của điều trị mề đay phù mạch là khắc phục tình trạng sưng nề, đau nhức, ngứa ngáy. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con, đồng thời kiểm soát các trường hợp nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự sống. Tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp.

Xử lý tại nhà

Tôi nhận thấy rằng, có nhiều bà con bị mề đay phù mạch ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau vài giờ mà không cần can thiệp y tế. Vì vậy, với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, hiện tượng phù mạch không xảy ra ở đường hô hấp, bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng sưng nề, đau nhức qua các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát tình trạng mề đay phù mạch tại nhà:

Mặc trang phục thoáng mát:

mề đay phù mạch
Khi bị mề đay phù mạch, nên chọn mặc các trang phục thoáng mát để làm giảm ma sát

Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng sưng nề, ngứa hoặc không ngứa và căng cứng, khó chịu. Nếu tổn thương xuất hiện ở tay, chân, ở vùng kín thì một trong những biện pháp người bệnh cần thực hiện là mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút thuốc.

Bởi biện pháp này sẽ giúp làm giảm ma sát lên da, gây hầm bí, đổ nhiều mồ hôi. Hành động cào gãi, chà xát lên vùng da bị phù mạch sẽ khiến các biểu hiện bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, lan rộng sang những vùng da khác và khó khắc phục hơn.

Cách ly tác nhân gây bệnh:

Mề đay nói chung và mề đay phù mạch nói riêng chỉ được kiểm soát tốt khi cách ly với dị nguyên. Theo đó, với những trường hợp bệnh lý xảy ra do dị ứng cần chủ động loại bỏ nguyên nhân gây bệnh để làm dịu các biểu hiện, đồng thời ngăn ngừa tái phát, kéo dài thành mề đay mãn tính.

Theo đó, bà con nên cách ly với những nguyên nhân gây dị ứng và có nguy cơ gây dị ứng như:

  • Thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc viên uống bổ sung nào
  • Loại bỏ các thực phẩm có tiền sử dị ứng ra khỏi thực đơn. Bên cạnh đó, chỉ nên thử 1 lượng nhỏ những thực phẩm lạ, mới ăn lần đầu. Nếu không có biểu hiện bất thường thì dùng bình thường
  • Nếu mề đay phù mạch do dị ứng thức ăn thì cần ói toàn bộ thức ăn ra ngoài và dùng nước muối sạch súc miệng, súc họng.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh
  • Không ra ngoài khi có nhiều phấn hoa, thời điểm vi khuẩn, virus phát triển mạnh
  • Không tiếp xúc với côn trùng, lông động vật, nguồn nước lạ hoặc những sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất, thành phần gây dị ứng.

Chườm mát:

Một trong những biện pháp xử lý mề đay phù mạch được khuyến khích áp dụng tại nhà là liệu pháp làm mát. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm co mạch máu, giảm lưu thông máu đến vùng bị sưng nề, nóng rát, ngứa ngáy khó chịu.

chườm mát
Tác động của nhiệt lạnh giúp làm giảm các biểu hiện mề đay phù mạch

Từ đó các biểu hiện của bệnh lý thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, cần chú ý nhiệt độ, chỉ để nhiệt độ vừa lạnh thì nếu quá lạnh sẽ khiến da bị bỏng lạnh, kích ứng và kích thích các triệu chứng tiến triển nặng nề hơn.

  • Chuẩn bị vài viên nước đá cho vào túi chườm sạch
  • Dùng túi này áp lên vùng da bị sưng nề
  • Để khoảng 5 phút thì lấy ra sau đó để tiếp thêm 5 phút
  • Thực hiện vài lần đến khi nhận thấy biểu hiện cải thiện

Sử dụng một số loại thảo dược:

Do xảy ra sâu trong da nên việc dùng thuốc bôi trong trường hợp mề đay phù mạch không mang lại kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu tận dụng một số thảo dược tự nhiên chứa dược tính có thể làm giảm các biểu hiện khó chịu do bệnh lý gây ra.

Những thảo dược được sử dụng chủ yếu là nấu nước để xông, tắm, ngâm da. Hơi ấm của nước sẽ tạo điều kiện cho hoạt chất len lỏi vào lỗ chân lông đến tầng hạ bì và phát huy công dụng. Mẹo chữa này được đánh giá có độ an toàn và lành tính nên có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.

  • Lá tía tô: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối thì để ráo. Đun sôi 2 lít nước và cho thảo dược vào đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Khi nước đã nguội bớt thì dùng để vệ sinh vùng da bị phù mạch. Kiên trì áp dụng để mang lại hiệu quả.
  • Kinh giới: Lá kinh giới sau khi rửa sạch thì để ráo. Sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi. Dùng nước này để xông vùng bị mề đay phù mạch. Lưu ý để hơi nước tiếp xúc với da từ xa, tránh để quá gần vì có thể gây bỏng.
  • Lá khế: Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá khế đã được rửa sạch vào. Đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp. Cho thêm một ít muối vào rồi khuấy đều. Đợi đến khi nguội bớt thì dùng nước này để vệ sinh cơ thể.

Can thiệp y tế

Các phương pháp y tế được áp dụng khi các biện pháp chăm sóc cải thiện tại nhà không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, với những trường hợp phản ứng phù mạch nghiêm trọng sẽ cần được cấp cứu kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Tùy thuộc vào từng trường hợp, mức độ triệu chứng, vị trí bùng phát, nguyên nhân sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc cấp cứu. Thông thường, phù mạch xảy ra ở đường hô hấp sẽ phải cấp cứu để ngăn chặn sốc phản vệ, ngừng thở.

thuốc trị mề đay phù mạch
Các loại thuốc trị mề đay phù mạch được chỉ định theo nguyên nhân và mức độ bệnh

Dùng thuốc theo mức độ bệnh:

  • Trường hợp nhẹ: Nếu mề đay phù mạch ở mức độ từ nhẹ đến vừa, xảy ra do dị ứng thì các loại thuốc được chỉ định thường là nhóm thuốc chống dị ứng và thuốc kháng histamin. Nếu đáp ứng tốt, sau vài giờ dùng thuốc, các biểu hiện sẽ dần thuyên giảm và được soát hoàn toàn.
  • Mề đay phù mạch kéo dài: Trường hợp phù mạch kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng. Lúc này sẽ chỉ định liệu pháp kháng histamin, corticosteroid toàn thân, thuốc tiêm dưới da adrenalin và thuốc chống dị ứng khác.

Cấp cứu:

Người bị mề đay phù mạch cần được đưa đi cấp cứu khi tình trạng phù nề xảy ra ở đường hô hấp và gây ra các biểu hiện sưng lưỡi, sưng họng, ngạt thở, khó thở, tim đập nhanh, tím tái, hoa mắt, chóng mặt, sốc phản vệ.

Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến ngừng thở và tử vong. Mặc dù tỉ lệ tử vong do mề đay và mề đay phù mạch không cao nhưng bà con cũng không nên chủ quan. Vì trường hợp không đe dọa đến tính mạng cũng có thể để lại nhiều di chứng về sau.

Phương pháp điều trị khác

Căn cứ vào cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân khởi phát và đối tượng mắc bệnh. Bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp điều trị khác nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Một số liệu pháp điều trị khác, bao gồm:

  • Lọc huyết tương
  • Immunoglobulin tĩnh mạch
  • Tiêm dưới da ức chế C1
  • Thuốc đồng hóa steroid
  • Thuốc ức chế bradykinin/ kallikrein

Chăm sóc và dự phòng mề đay phù mạch tái phát

Mề đay phù mạch có mức độ nặng hơn so với mề đay thông thường. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng bệnh có thể được khắc phục hiệu quả và đáp ứng tốt các biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách.

phòng ngừa mề đay phù mạch
Vệ sinh cơ thể mỗi ngày và sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da

Một số biện pháp chăm sóc cũng như dự phòng tái phát đơn giản, bao gồm:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và những dị nguyên có nguy cơ dị ứng cao. Bởi những yếu tố này có thể khiến mề đay bùng phát và kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.
  • Chọn mặc trang phục thoải mái, nếu có một làn da nhạy cảm thì nên hạn chế các trang sức vì có thể gây ma sát, kích thích khởi phát các triệu chứng mề đay phù mạch.
  • Chủ động bảo vệ cơ thể vào thời điểm giao mùa, có nhiều phấn hoa, tác nhân gây hại phát triển mạnh là một trong những biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa bệnh lý tái phát.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm và các sản phẩm dịu nhẹ mỗi ngày. Sau mỗi lần tắm cần dùng sữa dưỡng ẩm để cần bằng độ ẩm cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ da.
  • Trường hợp có tiền sử dị ứng với thuốc điều trị cần thận trọng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Cần chủ động thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
  • Hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị như muối, đường, cay. Ưu tiên những món thanh đạm, vị tự nhiên của thực phẩm.
  • Không tiêu thụ những thực phẩm có tiền sử dị ứng, cơ thể không dung nạp được và có nguy cơ dị ứng cao. Thay vào đó, nên bổ sung các loại trái cây, rau xanh giàu vitamin, khoáng chất.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Đồng thời hạn chế cà phê, bia rượu, các thức uống chứa cồn và chất kích thích khác.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng và nâng cao thể trạng bằng cách vận động, tập luyện các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền, bơi lội.

Trên đây là những thông tin về tình trạng mề đay phù mạch cũng như các phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Tuấn tôi hy vọng bà con không chủ quan tình trạng này vì tác hại và biến chứng nó mang lại có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Dinh dưỡng

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?

Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?

Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì?

Phương Pháp

Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em

Chữa Mề Đay Bằng Lá Tía Tô

Cách Trị Mề Đay Cho Bé

Xét Nghiệm Máu Nổi Mề Đay

Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế

Nhóm bệnh liên quan

Nổi Mề Đay Ở Cổ

Nổi Mề Đay Ở Chân

Nổi Mề Đay Ở Mặt

Nổi Mề Đay Quanh Mắt

Nổi Mề Đay Ở Mông

Kiến thức bệnh

Diễn Việt Nguyệt Hằng Điều Trị Khỏi Mề Đay Sau Sinh Cùng Sự Đồng Hành Của Lương Y Tuấn

Bị Ong Đốt Nổi Mề Đay: Mức Độ Và Cách Xử Lý Khi Bị Ong Đốt

Nổi Mẩn Ngứa Ở Cổ: Cùng Tuấn Tôi Đi Tìm Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Hiệu Quả

Các Cách Chữa Nổi Mẩn Ngứa Ở Mông Hiệu Quả Nhất Có Thể Bà Con Chưa Biết

Nổi Mẩn Ngứa Sau Khi Tắm Có Sao Không? Câu Trả Lời Chính Xác Nhất Từ Tuấn Tôi

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi