9 Cách Trị Nổi Mề Đay Giảm Ngứa Hiệu Quả Ngay Tại Nhà [Bà Con Lưu Lại Ngay]

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

Cách trị nổi mề đay tại nhà thường được áp dụng khi bệnh mới phát và có mức độ nhẹ. Dưới đây, Tuấn tôi sẽ chỉ ra 9 mẹo chữa mề đay mẩn ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian đơn giản, bà con tham khảo ngay nhé! 

9 cách trị nổi mề đay tại nhà theo mẹo dân gian hiệu quả nhất

Chia sẻ để bà con hiểu rõ, tình trạng nổi mề đay xảy ra khi mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố kích thích dẫn đến phù cấp hoặc phù mãn tính ở trung bì. Mề đay thể hiện trên da là những vết mẩn ngứa, phát ban đỏ, sần lên rõ ràng, khi sờ vào sẽ thấy bề mặt da không còn phẳng như bình thường. Hình dạng, kích thước các ban có thể không đồng đều, gây ngứa nhẹ đến ngứa rất nghiêm trọng tùy theo mức độ bệnh.

Nổi mề đay không phải là tình trạng hiếm gặp, theo thống kê cứ khoảng 100 người lại có 15 – 20 người từng gặp tình trạng này.

Dù không nguy hiểm nhưng nổi mề đay gây không ra ít khó chịu
Dù không nguy hiểm nhưng nổi mề đay gây không ra ít khó chịu

Dù không nguy hiểm nhưng bà con cũng dễ dàng nhận thấy được nổi mề đay gây không ít khó chịu, bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt. Dựa trên tiến triển bệnh, nổi mề đay được chia thành 2 nhóm gồm:

Tác nhân cụ thể gây ra nổi mề đay rất phức tạp, mỗi người có thể bị nổi mề đay khi tiếp xúc với các yếu tố khác nhau. Các tác nhân gây bệnh thường gặp bao gồm: mỹ phẩm, độc do côn trùng cắn, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn,… Tuy nhiên, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nhanh chóng bằng những biện pháp sau:

Tắm nước mát, chườm khăn lạnh

Tuấn tôi thấy rằng, khi bị mề đay, bà con có thể áp dụng cách tắm nước mát hoặc chườm khăn lạnh để giảm sưng viêm, dịu da tức thì. Nhiệt độ mát giúp co mạch máu, hạn chế tình trạng thấm mao mạch, từ đó giảm phù nề, nóng rát và ngứa ngáy hiệu quả.

  • Nếu mề đay chỉ xuất hiện ở một vùng nhỏ trên cơ thể, bà con có thể lấy khăn sạch, nhúng vào nước mát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Nếu mề đay lan rộng, tắm nước mát sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ dị nguyên và giảm kích ứng.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý không áp dụng phương pháp này nếu bị mề đay do dị ứng với nước lạnh hoặc do thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Khi đó, chườm lạnh hoặc tắm nước mát có thể khiến tình trạng ngứa ngáy dữ dội hơn, làm bệnh kéo dài lâu hơn.

Tắm nước mát hoặc chườm khăn lạnh để giảm sưng viêm, dịu da tức thì
Tắm nước mát hoặc chườm khăn lạnh để giảm sưng viêm, dịu da tức thì

Tắm lá chè xanh

Chè xanh trong Đông y có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm phong nhiệt. Nhờ vào công dụng tiêu viêm, làm dịu da, chè xanh thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, giúp giảm ngứa và phục hồi da tổn thương.

Bà con có thể tham khảo cách sử dụng lá chè xanh để tắm trị mề đay như sau:

  • Dùng 2 – 3 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Đun sôi khoảng 2.5 – 3 lít nước, sau đó cho lá chè xanh vào.
  • Tiếp tục đun thêm 5 – 10 phút, sau đó tắt bếp, đậy nắp kín khoảng 10 phút để tinh chất lá chè hòa vào nước.
  • Đổ nước ra thau, vớt bỏ bã, hòa thêm nước mát đến nhiệt độ vừa phải.
  • Thêm 2 – 3 thìa cà phê muối biển, khuấy đều rồi dùng nước này để tắm hằng ngày.

Sau khoảng 3 – 5 ngày, bà con sẽ thấy tình trạng phát ban, sẩn đỏ và ngứa ngáy giảm đáng kể. Cách này rất phù hợp với những ai bị mề đay do nóng trong, cơ địa dị ứng hoặc tiếp xúc với dị nguyên ngoài da.

Chè xanh trong Đông y có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm phong nhiệt
Chè xanh trong Đông y có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm phong nhiệt

Trị nổi mề đay bằng muối

Muối có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Bà con có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng mề đay ngay tại nhà:

  • Ngâm da vào nước muối ấm: Pha loãng muối với nước ấm rồi ngâm vùng da bị mề đay trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch. Cách này giúp sát khuẩn, làm dịu da nhanh chóng.
  • Tắm nước muối kết hợp lá trầu không: Đun sôi nước với một nắm lá trầu không tươi, đổ nước ra thau rồi cho thêm một chút muối biển hòa tan. Dùng nước này để tắm sẽ giúp làm sạch da, giảm ngứa hiệu quả.
  • Dùng muối nóng chườm lên vùng da bị mề đay do nhiễm lạnh: Rang nóng 100g muối hạt, bọc vào khăn sạch, để nguội bớt rồi chườm lên vùng da bị ngứa để làm dịu kích ứng.
  • Kết hợp muối và ngải cứu: Rang nóng 50g muối cùng một nắm lá ngải cứu, sau đó bọc vào khăn sạch, giã nhẹ rồi đắp lên vùng da bị mề đay để giảm viêm, giảm ngứa nhanh chóng.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý không dùng muối lên vùng da nhạy cảm như mặt, cổ vì có thể gây kích ứng và khô da. Nếu sau khi áp dụng thấy da bị rát hoặc đỏ nhiều hơn, bà con nên dừng lại và tham khảo phương pháp khác phù hợp hơn.

Muối có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ
Muối có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ

Chữa mề đay bằng lá khế

Trong Đông y, lá khế có vị chua, tính bình, giúp thanh nhiệt, giải độc, tán phong. Nhờ khả năng kháng viêm, làm dịu da, lá khế thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị dị ứng, rôm sảy, nổi mẩn ngứa. Sử dụng lá khế đúng cách có thể giúp đào thải độc tố, làm dịu da và hạn chế tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Bà con có thể áp dụng cách tắm nước lá khế để giảm ngứa như sau:

  • Chuẩn bị: Một nắm lá khế tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cách thực hiện:
    • Đun sôi lá khế với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
    • Để nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh cho ấm rồi dùng tắm, lau vùng da bị mề đay.

Bà con nên tắm nước lá khế 2 ngày một lần để đạt hiệu quả tốt nhất, không nên tắm quá thường xuyên vì có thể làm khô da.

Bà con nên tắm nước lá khế 2 ngày một lần để đạt hiệu quả tốt nhất
Bà con nên tắm nước lá khế 2 ngày một lần để đạt hiệu quả tốt nhất

Chữa nổi mề đay tại nhà bằng gừng

Gừng không chỉ là một gia vị quen thuộc mà trong Đông y còn được xem là một vị thuốc có tính ấm, giúp tán phong hàn, giảm viêm, kháng khuẩn. Tuấn tôi nhận thấy rằng, nhiều bà con bị mề đay do nhiễm lạnh có thể cải thiện đáng kể bằng cách sử dụng gừng đúng cách.

Bà con có thể áp dụng cách uống nước gừng để hỗ trợ điều trị mề đay:

  • Chuẩn bị: 50g gừng tươi thái lát, 100g đường thẻ (đường mía nguyên chất, cô đặc), nửa bát giấm.
  • Cách thực hiện:
    • Đun hỗn hợp gừng tươi, đường thẻ và giấm với nước, khuấy đều để đường tan hoàn toàn.
    • Để nguội, chắt lấy nước cốt thu được.
    • Khi uống, bà con pha nước cốt với nước ấm, uống mỗi ngày 3-4 lần.

Cách này phù hợp với người bị mề đay do lạnh, giúp giữ ấm cơ thể, giảm phong hàn. Tuy nhiên, bà con có cơ địa nhiệt, dễ bốc hỏa thì không nên dùng quá nhiều để tránh gây nóng trong.

Gừng có tính ấm, giúp tán phong hàn, giảm viêm, kháng khuẩn
Gừng có tính ấm, giúp tán phong hàn, giảm viêm, kháng khuẩn

Chữa mề đay tại nhà bằng lá kinh giới

Lá kinh giới trong Đông y có tính ấm, hơi cay, thuộc kinh phế can, giúp tán phong, giải độc, cầm máu, thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có mề đay mẩn ngứa. Tuấn tôi nhận thấy rằng, khi sao nóng lá kinh giới kết hợp với muối có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng, kích thích lưu thông máu dưới da, hạn chế tình trạng mề đay lan rộng.

Bà con có thể thực hiện cách chườm lá kinh giới sao nóng như sau:

  • Chuẩn bị: Một nắm lá kinh giới tươi, một ít muối trắng.
  • Cách thực hiện:
    • Rửa sạch lá kinh giới, để ráo nước.
    • Sao nóng lá kinh giới cùng muối trắng đến khi lá héo lại.
    • Bọc hỗn hợp này vào một tấm vải mỏng, chườm lên vùng da bị mề đay cho đến khi nguội hẳn.

Phương pháp này phù hợp với những trường hợp bị mề đay do phong hàn. Bà con nên thực hiện thường xuyên để giúp làm dịu da và giảm triệu chứng ngứa ngáy nhanh hơn.

Lá kinh giới thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da
Lá kinh giới thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị cay, giúp giải độc, chống viêm và kháng khuẩn, thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có mề đay. Lá hẹ còn chứa vitamin B và nhiều khoáng chất giúp làm sạch da, giảm ngứa và hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.

Bà con có thể áp dụng cách chườm nóng lá hẹ để giảm mề đay như sau:

  • Chuẩn bị: Một nắm lá hẹ tươi, bỏ những lá úa vàng, lá bị sâu, rửa sạch.
  • Cách thực hiện:
    • Cắt lá hẹ thành từng khúc nhỏ, để ráo nước.
    • Sao nóng lá hẹ trên chảo cho đến khi héo lại.
    • Bọc lá hẹ đã sao nóng vào khăn sạch, chườm lên vùng da bị mẩn ngứa.

Cách này giúp làm dịu da nhanh chóng, nhưng bà con cần chú ý không chườm quá nóng để tránh làm bỏng da. Nên áp dụng 1-2 lần/ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lá hẹ còn chứa vitamin B và nhiều khoáng chất giúp làm sạch da, giảm ngứa
Lá hẹ còn chứa vitamin B và nhiều khoáng chất giúp làm sạch da, giảm ngứa

Giảm mề đay, mẩn ngứa tại nhà bằng nha đam

Nha đam không chỉ được dùng trong nấu ăn mà còn là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc và dưỡng da. Theo Đông y, nha đam có tính mát, giúp làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ phục hồi da tổn thương do mề đay.

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng chứng minh rằng gel nha đam chứa nhiều khoáng chất, vitamin và các hợp chất chống viêm giúp làm giảm tình trạng nóng rát, ngứa ngáy khi mề đay bùng phát đột ngột. Cách này phù hợp với bà con bị mề đay khu trú ở một vùng da nhỏ do dị ứng thực phẩm, hóa chất hoặc côn trùng cắn.

Bà con có thể tham khảo cách dùng nha đam trị mề đay như sau:

  • Chuẩn bị: Một lá nha đam tươi.
  • Cách thực hiện:
    • Rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, cắt lấy phần thịt trong suốt bên trong.
    • Rửa sạch phần mủ (nhựa) để tránh gây kích ứng da.
    • Dùng thìa cạo lấy phần gel trong, thoa đều lên vùng da bị mẩn ngứa, mề đay.
    • Massage nhẹ nhàng để gel thẩm thấu, giữ trên da khoảng 10 – 15 phút.
    • Cuối cùng, rửa sạch lại với nước ấm, lau khô da.

Cách này nên áp dụng 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu da bà con nhạy cảm, dễ bị kích ứng thì nên thử trước trên một vùng nhỏ để đảm bảo an toàn.

Nha đam có tính mát, giúp làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm viêm, kháng khuẩn
Nha đam có tính mát, giúp làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm viêm, kháng khuẩn

Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm ngứa và phục hồi tổn thương nhanh chóng. Trong Đông y, mật ong còn được xem là vị thuốc giúp dưỡng ẩm da, ngăn ngừa khô da và hạn chế tình trạng bong tróc do mề đay.

Bà con có thể áp dụng cách dùng mật ong trị mề đay như sau:

  • Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện:
    • Bà con có thể dùng mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bị mề đay hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như gel nha đam, sữa chua không đường để tăng hiệu quả.
    • Để hỗn hợp trên da khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Bất cứ khi nào bà con cảm thấy da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, có thể dùng mật ong để làm dịu da. Tuy nhiên, bà con cần chọn mật ong nguyên chất, tránh dùng loại có pha đường hoặc tạp chất vì có thể gây kích ứng da.

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu vùng da bị kích ứng
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu vùng da bị kích ứng

Cách trị nổi mề đay tại nhà có hiệu quả không?

Trị nổi mề đay tại nhà là phương pháp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hay các mẹo vặt dân gian được ông cha ta lưu truyền từ bao đời nay. Từ những gì đúc kết được sau hơn 20 năm khám chữa bệnh, tôi nhận thấy, các cách này có ưu điểm là an toàn, dễ áp dụng, tiết kiệm chi phí.  Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc này thường không cao do dược tính thấp và chỉ có tác dụng khi mề đay nhẹ chưa tái phát nhiều lần.

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, người có da quá nhạy cảm cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng. Bởi một số loại thảo dược không phù hợp với các đối tượng này. Các mẹo dân gian không áp dụng với các trường hợp sau:

  • Bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần và các triệu chứng tăng nặng dần.
  • Nổi mề đay đi kèm với các triệu chứng không phổ biến khác như sưng phù mí mắt, lưỡi, co thắt phế quản, khó thở.
  • Có dấu hiệu sốc phản vệ như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, choáng váng, có cảm giác buồn nôn và nôn, ngất.
  • Các tổn thương trên da có dấu hiệu phù nề nghiêm trọng, viêm nhiễm, bội nhiễm, lở loét.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng hoặc sử dụng sai cách các vị thuốc Nam có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, ngộ độc thuốc hoặc khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, thay vì tự ý áp dụng thuốc dân gian chưa được kiểm chứng, bà con nên áp dụng các bài thuốc thảo dược đã được nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng, kết hợp nhiều vị thuốc dược tính cao mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

Cách trị nổi mề đay tại nhà có nhiều phương pháp an toàn, dễ thực hiện, từ tắm lá thảo dược, chườm nóng, dùng mật ong đến xông hơi giúp giảm ngứa, thanh nhiệt và hỗ trợ phục hồi da. Tuy nhiên, mỗi cơ địa sẽ có phản ứng khác nhau, nên bà con cần lựa chọn phương pháp phù hợp và kiên trì áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuấn tôi luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp để giúp bà con vượt qua tình trạng này. Nếu cần hỗ trợ, bà con có thể nhắn tin cho Tuấn tôi qua fanpage Lương y Đỗ Minh Tuấn, gọi 0963 302 349, hoặc đến trực tiếp số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, quận Ba Đình để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết

5/5 - (5 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Nổi mề đay khi trời lạnh là gì?

Nổi Mề Đay Khi Trời Lạnh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nổi mề đay khi trời lạnh là tình trạng da xuất hiện các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy do cơ thể phản ứng với nhiệt...

Nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nổi mề đay vào ban đêm là một tình trạng không ít người gặp phải, đặc biệt là những ai đã có tiền sử dị...

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Trẻ Bị Nổi Mề Đay Về Đêm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị

Tuấn tôi nhận thấy rất nhiều bà con thường thắc mắc về vấn đề trẻ bị nổi mề đay về đêm, khiến trẻ khó chịu,...

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?

Sau Sinh Bị Ngứa Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tuấn tôi từng gặp rất nhiều bà mẹ trẻ sau sinh rơi vào tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, ảnh hưởng không nhỏ đến...

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua