Mách Mẹ 7 Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em An Toàn Và Hiệu Quả Nhất
Cách chữa mề đay ở trẻ em như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn là vấn đề rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi mề đay gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ bỏ bữa, quấy khóc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm. Để cải thiện tình trạng trên cha mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị mề đay Tuấn tôi chỉ ra dưới đây.
Top 7 cách chữa mề đay ở trẻ tốt nhất
Nổi mề đay là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của bé còn non yếu nên rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân có hại khiến da bị nổi ban đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, trẻ bị nổi mề đay có thể được điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc bác sĩ kê đơn. Dưới đây Tuấn tôi sẽ chỉ ra các phương pháp trị mề đay cho bé đang được áp dụng phổ biến nhất gồm:
Loại bỏ sớm nhất các yếu tố nguy cơ
Thông thường tình trạng nổi mề đay ở trẻ em luôn bắt nguồn từ một nguyên nhân nào đó. Nếu phụ huynh phát hiện bé đang có dấu hiệu nổi mề đay thì việc đầu tiên cần làm là khoanh vùng nhóm các yếu tố nguy cơ. Ở đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác nhân có khả năng cao gây ra nổi mề đay bao gồm:
- Dị ứng sữa, thức ăn.
- Dị ứng phấn hoa.
- Do bị côn trùng cắn, chích hoặc bám vào người.
- Da đang bị nhiễm vi khuẩn, các loại nấm hoặc virus.
- Tiếp xúc trực tiếp lâu với ánh nắng mặt trời.
- Do dị ứng hoặc sử dụng một số loại thuốc gây kích ứng,…
ĐỌC NGAY: Nổi mề đay ở trẻ em kiêng gì, nên ăn gì tốt và giúp mau lành
Phụ huynh nên căn cứ vào nguyên nhân gây nổi mề đay mà xem xét để trẻ hạn chế tiếp xúc trước các tác nhân gây ra. Cách này sẽ giúp da của bé sớm bình ổn hơn và dần chuyển sang giai đoạn hồi phục.
Tuy nhiên, riêng với trường hợp nổi mề đay do dị ứng hoặc nghi ngờ do sử dụng thuốc, cha mẹ cần kiểm tra và theo dõi trẻ tại bệnh viện, không được tự ý theo dõi tại nhà. Trong trường hợp không thấy mề đay có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, chóng mặt, nổi mẩn đỏ toàn thân, quấy khóc hoặc li bì,… lúc này các bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Cách chữa mề đay ở trẻ bằng chườm lạnh
Phương pháp chườm lạnh được nhiều mẹ áp dụng để cải thiện cơn ngứa và các cảm giác khó chịu do bệnh mề đay gây ra cho bé. Nhiệt độ thấp từ đá chườm sẽ khiến cho các mạch máu bị co lại, qua đó giảm thiểu sự tích tụ của các chất độc hại dưới làn da bé, ngăn ngừa sự hình thành của các mảng phát ban mới.
Ngoài ra, chườm lạnh còn có tác dụng gây tê vùng da bị bệnh và các dây thần kinh trong thời gian ngắn. Điều này có thể giúp bé giảm bớt cảm giác ngứa ngáy trên vùng da bị ảnh hưởng.
Các bước thực hiện:
- Trước tiên, mẹ lấy vài cục đá lạnh bỏ vào trong túi chườm chuyên dụng
- Áp túi đá lên khu vực bị nổi mề đay trên da bé
- Sau khoảng 3 phút, di chuyển túi đá chườm sang vị trí khác để tránh cho da bé bị lạnh quá mức
- Lần lượt chườm lạnh qua lại giữa các vị trí trong khoảng 15 – 20 phút để bé dễ chịu hơn.
*Lưu ý:
- Phương pháp chườm lạnh chỉ thích hợp cho trẻ bị nổi mề đay trên diện tích da nhỏ. Không áp dụng khi bé bị ngứa nổi mề đay khắp người.
- Tránh chườm trực tiếp đá lạnh lên da bé khiến trẻ có nguy cơ bị bỏng nhiệt cao.
- Ngoài cách chườm đá, các mẹ có thể nhúng khăn vào trong nước lạnh, vắt cho khăn ráo bớt nước rồi đắp lên da bé. Với cách này, khăn chườm không bị lạnh quá mức nên nhiều bé sẽ dễ tiếp nhận hơn.
Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm và xà bông cho trẻ
Thời điểm bé đang bị nổi mề đay là lúc làn da đặc biệt nhạy cảm, cần được chăm sóc đặc biệt. Trong quá tình thăm khám, Tuấn tôi nhận thấy, một số phụ huynh đang có quan niệm rằng xà bông tắm tạo bọt hoặc mỹ phẩm sẽ hỗ trợ điều trị nổi mề đay ở trẻ em. Tuy nhiên trong tình trạng dị ứng, cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì có thể gây kích ứng hơn.
Nhìn chung, trong thời gian trẻ bị nổi mề đay, hãy loại bỏ các loại mỹ phẩm và xà bông. Khi tắm nên ưu tiên sử dụng nước sạch và massage nhẹ nhàng bằng tay nhanh chóng, tránh trường hợp chà xát nhiều khiến các nốt mề đay bị tổn thương.
Để cơ thể trẻ được mát mẻ, thông thoáng
Chứng nổi mề đay ở trẻ em thường có dấu hiệu gia tăng, khó kiểm soát hơn nếu môi trường hoặc cơ thể giữ nhiệt độ ở mức cao. Bé càng cảm thấy nóng thì cơn ngứa cùng đồng thời càng khó chịu và rõ ràng. Vậy cha mẹ hãy giữ nhiệt độ phòng ở mức mát mẽ, có thể mở cửa sổ để không gian thoáng đãng, không khí lưu thông.
Ngoài ra, bé cần được thay các bộ đồ thoải mái, rộng rãi và thoáng mát. Chúng sẽ giúp làn da bé được thoáng khí hơn cũng như hạn chế sự cọ xát vào các nốt mề đay.
Mẹo dân gian chữa mề đay ở trẻ em an toàn
Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng phương pháp dân gian luôn được các bậc phụ huynh ưu tiên lựa chọn bởi tính an toàn và dễ thực hiện. Một số cách trị nổi mề đay tại nhà phổ biến cha mẹ nên áp dụng đó là:
ĐỪNG BỎ QUA: Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì? Tuấn Tôi Mách Bạn 8 Loại Hiệu Quả Và An Toàn Nhất Cho Bé
- Đắp khăn lạnh: Mẹo chữa bệnh này giúp làm giảm nhanh tình trạng sưng tấy, làm dịu mát da và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Lấy một chiếc khăn sạch có bọc vài viên đá rồi đắp lên khu vực ngứa cho trẻ trong vòng 10 – 15 phút. Lưu ý khi đắp nên di chuyển đều chiếc khăn để tránh trẻ bị lạnh.
- Dùng lá kinh giới để chườm: Chuẩn bị một nắm lá kinh giới, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng 10 phút. Sau đó cho lá lên chảo nóng sao vàng và bọc vào khăn sạch rồi chườm lên vùng da bị nổi mề đay của con. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần sẽ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy.
- Thoa nha đam: Dùng 1 lá nha đam tươi, rửa sạch và gọt vỏ. Chú ý rửa sạch phần gel bên trong để tránh kích ứng da. Sau đó dùng thìa cạo lấy phần gel trong suốt thoa lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa. Massage khoảng 10 – 15 phút để gel nha đam thẩm thấu và lưu lại trên da. Cuối cùng, làm sạch lại bằng nước và lau khô da cho bé.
- Tắm nước lá khế: Cha mẹ chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch và đun sôi với nước. Khi nước sôi đem pha với nước lạnh và một ít muối để tắm cho bé. Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần những vết nổi mày đay sẽ giảm hẳn và hạn chế tái phát. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể tắm cho trẻ bằng các loại lá có đặc tính kháng viêm diệt khuẩn cao như: Lá tía tô, lá bạc hà, lá trầu không, lá kinh giới, trà xanh,…
Những cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn bằng mẹo dân gian an toàn, giúp tiết kiệm và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên nếu phụ huyanh đã sử dụng phương pháp này trong một thời gian mà tình trạng mề đay của trẻ vẫn không thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng thuốc Tây y
Trong trường hợp bệnh mề đay ở trẻ nhỏ tiến triển thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sử dụng mẹo dân gian những không thể đẩy lùi các triệu chứng, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Thông thường bác sĩ sẽ kê cho trẻ một số loại thuốc trị nổi mề đay. Ưu điểm của loại thuốc này là tác dụng nhanh, không mất nhiều thời gian chuẩn bị, tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chỉ định đơn thuốc phù hợp.
TÌM HIỂU THÊM: Mề Đay Cấp Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhất Giúp Bé Khỏe, Cha Mẹ An Tâm
Một số loại thuốc Tây thường dùng để chữa mề đay ở trẻ em là:
- Thuốc kháng histamin H1: Đây là loại thuốc giúp ngăn ngừa cơ thể sản xuất chất trung gian gây ra các phản ứng nổi mề đay – histamine. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng. Do vậy, khi sử dụng cho bé cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc bôi chứa menthol: Loại thuốc này giúp làm dịu và mát da và cải thiện tình trạng viêm nhiễm da đáng kể nhờ các hoạt chất menthol có nguồn gốc từ cây bạc hà.
- Thôi bôi chứa corticoid: Các nhóm thuốc có chứa corticoid có ưu điểm là giúp giảm nhanh triệu chứng viêm da. Tuy nhiên, thuốc chỉ áp dụng cho các ca bệnh nặng bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ. Do vậy khi sử dụng cần lưu ý dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Các chất ức chế hệ miễn dịch: Phổ biến là các chất như Cyclosporine, Tacrolimus, Mycophenolate,… Các loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp thật sự cần thiết bởi chúng thường có các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn… Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng chất ức chế miễn dịch trong trường hợp bé bị nổi mề đay mãn tính hoặc các biện pháp điều trị khác không mang lại tác dụng như mong muốn.
- Thuốc hen suyễn dạng tiêm: Các loại thuốc hen suyễn Omalizumab cũng có tác dụng trong điều trị mề đay. Chi phí điều trị bằng phương pháp này thường cao, nhưng có ưu điểm là thuốc không gây tác dụng phụ.
Lưu ý: Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho bé khi không có chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc dạng uống bởi trẻ nhỏ rất dễ nhạy cảm với các tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cha mẹ cũng không được tự ý ngừng, giảm liều lượng hay dùng lại đơn thuốc cũ cho bé mà cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách điều trị mề đay ở trẻ bằng Đông y
Hiện nay, nhiều ba mẹ có xu hướng sử dụng các cách chữa mề đay ở trẻ em bằng Y học cổ truyền. Các bài thuốc Đông Y thường tập trung trị bệnh tận gốc, đồng thời bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phục hồi can tạng và cân bằng âm dương. Bởi Đông y quan niệm nguyên nhân dẫn đến bệnh nổi mề đay là do phong hàn xâm nhập vào cơ thể, nhiệt độc tích tụ ở bên trong từ đó phát ra bệnh. Muốn điều trị phải giải quyết được các vấn đề gốc rễ này.
Ưu điểm của phương pháp điều trị mề đay bằng đông y là an toàn, lành tính, không tác dụng phụ; ngoài việc chữa trị bệnh còn giúp tăng cường sức đề kháng, dự phòng tái phát, hiệu quả lâu dài.
Tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay, con người đặt lợi ích bản thân lên đầu vì vậy tình trạng thuốc đông y bẩn, dược liệu bẩn đang tràn lan khiến mọi người mất niềm tin vào đông y. Do đó, cha mẹ cần chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín như các bệnh viện y học cổ truyền hay các phòng khám được sở y tế cấp phép. Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của lương y, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi mề đay
Việc chăm sóc cho trẻ sao cho đúng khi bị bệnh cũng góp phần đẩy lùi các triệu chứng hiệu quả, do đó phụ huynh không nên coi thường và bỏ qua. Dưới đây là một vài lưu ý và lời khuyên từ lương y Tuấn tôi, hãy xem và ghi nhớ:
- Dùng thuốc phải có sự hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ.
- Ngứa do mề đay sẽ khiến trẻ không ngừng gãi, vì vậy hãy chú ý để trẻ hạn chế gãi nếu có thể, ngăn ngừa trường hợp xước da, nhiễm trùng da.
- Mẹo chữa mề đay bằng cách chườm nóng hay chườm lạnh sẽ không phù hợp với những bạn nhỏ bị nổi mề đay do nguyên nhân thời tiết, nhiệt độ bởi sẽ phản tác dụng khiến bệnh thêm nặng hơn.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi khiến tình trạng ngứa rát thêm nặng hơn, tổn thương da của trẻ.
- Một chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh hoa quả nhằm làm mát cơ thể từ đó triệu chứng bệnh cũng giảm thiểu
- Tạm dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm, hóa chất như xà phòng tắm, dầu gội… nghi ngờ gây dị ứng cho trẻ. Những loại đồ uống, gia vị có tính kích thích dị ứng, ngứa da cũng cần phải tránh như nước ngọt, gia vị, ớt…
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, vải mỏng thấm hút mồ hôi dễ.
- Không để trẻ chạy nhảy đùa nghịch quá nhiều để tránh trường hợp ra mồ hôi.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh, cha mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng chứa kẽm và vitamin B5.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về cách chữa mề đay ở trẻ em cha mẹ nên tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với Tuấn tôi để được tư vấn và thăm khám hoàn toàn miễn phí. Chúc các bé và gia đình luôn mạnh khỏe.
Dinh dưỡng
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì?
Nổi Mề Đay Ở Trẻ Em Kiêng Gì, Nên Ăn Gì?
Bị Phong Ngứa Không Nên Ăn Gì? Nên Ăn Gì? Tuấn Tôi Giúp Bà Con Ăn Uống Khoa Học
Review
Phương Pháp chữa khác
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!