Gợi Ý 7 Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả, Dễ Làm

Gà ác hầm tam thất, sườn heo hầm đỗ trọng, cá hồi sốt bơ tỏi,… là những món ăn chữa thoát vị đĩa đệm thơm ngon, dễ ăn. Không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh, những món ăn này còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và phục hồi thể trạng nhanh chóng. Từ đó hỗ trợ tích cực vào quá trình điều trị bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như chấn thương, lão hóa, sai tư thế trong thời gian dài, làm việc, vận động quá sức,… Trong đó, chế độ ăn cũng tác động không nhỏ đến cơ chế bệnh sinh. Việc thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, chất xơ, vitamin khiến xương khớp suy yếu, giảm chức năng và làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh.

món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến tiến triển của bệnh lý

Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, tôi luôn tư vấn với bà con xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh lý và sức khỏe. Mặc dù không thể điều trị bệnh dứt điểm nhưng ăn uống hợp lý có thể làm giảm nhẹ cơn đau nhức, tê bì khó chịu do bệnh lý gây ra, người bệnh ngủ ngon hơn, bồi bổ khí huyết, khắc phục tình trạng mệt mỏi, suy nhược do cơn đau kéo dài.

Chế độ dinh dưỡng còn giúp làm chậm tiến triển của bệnh, bảo vệ xương khớp trước những tác động nội – ngoại sinh. Từ đó, mang lại hiệu quả trong phòng ngừa các bệnh lý như thoái hóa khớp, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa, đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân,…

Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống dành cho người bị thoát vị đĩa đệm:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi để tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế tổn thương bởi những tác động cơ học
  • Các thực phẩm giàu vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi. Ngoài bổ sung thực phẩm thì người bệnh cũng có thể phơi nắng sớm để hấp thu vitamin D
  • Nhóm thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi các mô bị tổn thương
  • Các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C, E dồi dào giúp giảm viêm, ngăn ngừa lão hóa và tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
  • Đa dạng các thực phẩm trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
  • Tập thói quen ăn chín, uống sôi, chế biến kỹ các món ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Hạn chế các loại gia vị như đường, muối, ớt và dầu mỡ động vật

Mách bạn 7 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm thơm ngon

Từ những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Bà con có thể chế biến thành những món ăn thơm ngon, giúp giảm đau nhức cũng như các biểu hiện khó chịu đi kèm. Bên cạnh đó, những món ăn này còn giúp kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn và giảm biểu hiện suy nhược đáng kể.

Dưới đây là một số món ăn chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, dễ thực hiện:

Gà ác hầm tam thất

Gà ác hầm tam thất là một món ăn bài thuốc có giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe, thơm ngon mà món ăn này còn được xem là bài thuốc chữa nhiều bệnh lý thường gặp như thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, phụ nữ sau khi bị suy nhược, cường kiện gân cốt,…

Trong thịt gà ác có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào như canxi, sắt, calo và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Ăn thịt gà ác thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, bổ xương khớp, từ đó cải thiện cơn đau nhức do bệnh lý gây ra, đồng thời làm giảm tiến triển của bệnh.

canh gà tam thất
Canh gà tam thất không không chỉ là món ăn mà còn có công dụng chữa bệnh lý

Trong khi đó, tam thất là một vị thuốc quý trong Đông y, thuộc họ nhân sâm có tác dụng chỉ thống, tiêu viêm, cầm máu, kiện tỳ vị, tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó các biểu hiện tê bì, râm ran các chi giảm đi đáng kể. Tam thất có vị ngọt, hơi đắng như không đáng kể và rất dễ dùng.

Kết hợp gà ác và tam thất sẽ tăng tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Món ăn này có vị ngọt, thơm, rất dễ ăn và phù hợp với nhiều đối tượng. Bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác để tăng độ thơm ngon.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gà ác con 500g
  • Tam thất 12g
  • Long nhãn 10g
  • Kỷ tử 10g
  • Táo đỏ 10 quả
  • Các loại gia vị vừa đủ

Hướng dẫn cách làm gà ác hầm tam thất:

  • Gà ác sau khi sơ chế sạch thì dùng một ít rượu gừng thoa lên để giảm mùi tanh
  • Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào bụng gà sau khi đã rửa sạch
  • Cho cả con gà vào tô lớn rồi mang đi hấp cách thủy trong 2 – 3 tiếng
  • Đến khi chín đều thì tắt bếp, để ra ngoài cho nguội bớt và thưởng thức
  • Nên ăn khi còn nóng để đảm bảo hương vị của món ăn.

Trứng chiên lá lốt

Trứng chiên lá lốt là món ăn đơn giản nhưng lại có công dụng hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Trong đó, lá lốt ngoài là loại rau ăn thì còn được biết đến là vị thuốc chữa bệnh xương khớp nhờ vào tính ấm, tác dụng chỉ thống, trừ phong hàn, chống viêm và lưu thông khí huyết, giảm chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Bên cạnh đó, trứng là một trong những loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị thoát vị đĩa đệm. Bởi trong thực phẩm này có hàm lượng đạm vừa đủ cùng các vitamin, khoáng chất tốt cho cơ bắp và các mô của cơ thể.

món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Trứng chiên lá lốt là món ăn đơn giản nhưng có tác dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Món trứng chiên lá lốt dễ thực hiện vì khá đơn giản. Theo đó, bà con có thể bổ sung món ăn này từ 2 – 3 lần/ tuần để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể, điều hòa khí huyết và mạnh xương khớp.

Chuẩn bị:

  • Lá lốt tươi 1 nắm
  • Trứng gà 2 – 3 quả
  • Thịt heo xay 70g
  • Các loại gia vị vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lá lốt sau khi nhặt bỏ lá bị sâu bệnh, héo úa thì rửa qua với nước rồi ngâm với nước muối pha loãng
  • Sau 15 phút thì vớt ra rồi xả lại lần nữa với nước
  • Cắt nhỏ lá lốt rồi cho vào tô đựng
  • Kế đến cho trứng đã đập, thịt băm, hành khô cùng với tiêu, nước mắm, hạt nêm vừa đủ vào
  • Thêm 1 muỗng nước lọc rồi đánh đều hỗn hợp
  • Bắt chảo lên bếp đến khi nóng thì cho dầu ăn vào
  • Sau đó đổ hỗn hợp vào chiên đến khi chín (có thể chia 2 – 3 lần chiên)
  • Có thể ăn cùng với cơm nóng hoặc ăn không đều được.

Cháo yến mạch óc chó

Cháo yến mạch óc chó có kết cấu mềm, bổ dưỡng, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với người vừa mổ thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung món ăn này vào bữa sáng để bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ điều trị bệnh lý.

Trong hạt óc chó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như sức khỏe cho người lớn. Hàm lượng Omega 3 có trong hạt óc chó là thành phần có lợi cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Do đó, dùng thực phẩm này cũng được xem là một cách làm chậm tiến triển bệnh.

cháo yến mạch óc chó
Kết hợp hạt óc chó và yến mạch giúp món cháo thơm ngon, bổ dưỡng và dễ ăn

Yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó là tác dụng làm giảm cholesterol. Điều này tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh. Từ đó làm giảm các cơn đau thắt lưng, đau cổ vai gáy hiệu quả. Việc kết hợp yến mạch và hạt óc chó còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động hàng ngày.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hạt óc chó 10 hạt
  • Yến mạch 1 chén
  • Các loại gia vị nêm nếm

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nước ngâm khoảng 30 phút
  • Sau đó cho yến mạch vào nồi cùng với 2 chén nước lọc đun sôi
  • Khi sôi thì bắt đầu vặn lửa nhỏ và kết hợp khuấy đều tay
  • Hạt óc chó mang đi xay nhuyễn rồi cho vào vào yến mạch và tiếp tục khuấy đều
  • Sau khoảng 5 phút thì tắt bếp, nêm thêm gia vị vừa ăn và thưởng thức
  • Mỗi tuần nên ăn từ 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả điều trị

Thịt lợn hầm quả sung

Để thay đổi thực đơn, kích thích vị giác và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn có thể bổ sung món thịt hơn hầm quả sung vào bữa ăn của mình. Quả sung trong y học là cổ truyền là vị thuốc chữa bệnh và mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp nhờ vào tình bình, công dụng giải độc, tiêu thũng, phong thấp.

Trong các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy các dưỡng chất có trong quả sung như vitamin C, photpho, kali, canxi, glucose cùng các acid amin tác dụng tốt đến quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, tăng cường sức khỏe xương khớp, bổ khí huyết. Khi kết hợp với thịt lợn nạc sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện miễn dịch và chống oxy hóa.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc 100g
  • Quả sung tươi 500g
  • Gia vị nêm nếm vừa đủ

Cách chế biến món thịt lớn hầm sung:

  • Thịt lợn mang đi rửa sạch rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và để ráo
  • Sau đó cho thịt vào tô rồi ướp với các loại gia vị như nước mắm, tiêu, hành, bột nêm, dầu ăn. Trộn đều và ướp khoảng 15 phút
  • Quả sung rửa sạch, cắt đôi và ngâm với nước muối pha loãng
  • Sau khoảng 10 phút thì vớt ra rửa lại với nước sạch và để ráo
  • Bắt chảo lên bếp cho nóng rồi cho thịt vào đảo đều đến khi săn lại thì đổ nước lọc vào đun sôi
  • Kế đến cho quả sung vào và đun thêm 5 – 7 phút nữa là được
  • Nêm lại cho vừa ăn rồi cho thêm hành lá vào và ăn khi còn nóng
  • Mỗi tuần dùng từ 2 – 3 lần để hỗ trợ cải thiện bệnh lý hiệu quả

Cháo hạt sen

Tổn thương và các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra khiến người bệnh đau nhức thường xuyên, suy nhược do ăn uống kém, ngủ không ngon, ảnh hưởng đến tinh thần và cả thế chất. Tình trạng này kéo dài có thể tác động xấu đến sức khỏe tổng thể, tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội tấn công và khiến thoát vị đĩa đệm tồi tệ hơn.

cháo hạt sen
Người bị thoát vị đĩa đệm suy nhược, ăn uống kém có thể dùng cháo hạt sen để cải thiện sức khỏe

Để phục hồi sức khỏe, bồi bổ khí huyết, ngủ ngon và cải thiện tinh thần. Bạn có thể dùng món cháo hạt sen. Không thể phủ nhận tác dụng của hạt sen là an thần, giúp ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, giải độc, thanh nhiệt. Bên cạnh đó, một số thành phần có trong loại hạt lành còn giúp giảm đau nhức, chèn ép dây thần kinh.

Món cháo hạt sen có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Với những người sức khỏe kém, biếng ăn, khó tiêu hóa có thể dùng món ăn này để bổ sung các dưỡng chất cần thiết, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động. Hơn nữa, cháo hạt sen tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hạt sen khô loại đã lấy tim để không gây đắng: 50g
  • Đậu xanh: 50g
  • Gạo đã rang: 50g

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cho hạt sen và đậu xanh vào nước ngâm khoảng 30 phút
  • Gạo sau khi vo thì cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ rồi đun sôi
  • Nấu đến khi gạo nở đều thành cháo thì cho đậu xanh và hạt sen vào
  • Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi chín mềm và sệt lại là được
  • Có thể cho thêm đường hoặc muối tùy vào khẩu vị
  • Dùng khi còn nóng để giữ được mùi vị và công dụng của món ăn.

Cá hồi sốt bơ tỏi

Cá hồi sốt bơ tỏi nằm trong danh sách những món ăn dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Như tôi đã đề cập, người bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 vào chế độ ăn. Bởi axit béo lành mạnh này khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành prostaglandin, hỗ trợ kháng viêm, lành thương và tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Cá hồi là thực phẩm có hàm lượng Omega 3 dồi dào cùng các thành phần khác giúp tăng cường sức khỏe, bổ xương khớp và cải thiện hệ miễn dịch. Khi kết hợp với bơ tỏi không chỉ giúp tăng hương vị món ăn, kích thích vị giác mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bởi tỏi là nguyên liệu có tác dụng chống viêm hiệu quả.

món ăn chữa thoát vị đĩa đệm
Cá hồi sốt bơ tỏi là món ăn hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cá hồi phi lê 200g
  • Bơ vàng 20g
  • Vài tép tỏi
  • Rau xà lách, thì là ăn kèm
  • Rượu trắng
  • Các gia vị nêm nếm vừa đủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cá hồi phi lê rửa qua với nước rồi dùng một ít rượu rửa lại để loại bỏ mùi tanh
  • Ướp cá với các gia vị như tiêu, dầu ăn, nước mắm phù hợp với khẩu vị
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ
  • Các loại rau ăn kèm ngâm rửa sạch với nước muối rồi để ráo
  • Bắt chảo lên bếp đến khi nóng đều thì cho dầu ăn vào
  • Sau đó cho cá hồi đã ướp vào chiên vàng đều 2 mặt thì cho ra dĩa có giấy thấm dầu
  • Kế đến lấy một cái chảo khác cho bơ vào và đun trên lửa nhỏ, đến khi bơ tan đều thì cho tỏi băm vào đảo đều
  • Sau đó đổ sốt bơ tỏi lên cá hồi và ăn cùng với các loại rau đã chuẩn bị sẵn

Sườn heo hầm đỗ trọng

Sườn heo hầm đỗ trọng là món ăn chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức lưng, tê mỏi chi dưới do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Đỗ trọng trong Đông y là vị thuốc quý có tác dụng ôn thận, cường kiện gân cốt, tráng dương, giảm cholesterol,… hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, an thai, yếu sinh lý,…

Do đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay nên khi nấu cùng sườn heo sẽ tăng vị ngọt tự nhiên, kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Dùng món ăn này thường xuyên còn tác dụng bồi bổ khí huyết, ngủ ngon, cải thiện tình trạng suy nhược, sức khỏe kém. Mỗi tuần nên ăn món sườn heo hầm đỗ trọng từ 1 – 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Sườn heo 100g
  • Đỗ trọng 15g
  • Kỷ tử 30g
  • Một ít đường phèn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Kỷ tử và đỗ trọng sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi
  • Sau đó lọc lấy phần nước bỏ bã
  • Cho sườn heo đã được sơ chế trước đó vào nước thuốc và hầm với lửa lớn
  • Đến khi sôi thì hạ lửa và ninh đến khi chín mềm đều
  • Cho đường phèn vào khuấy đều và ăn khi còn nóng
  • Nên dùng khi bụng rỗng để cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt nhất

Lưu ý trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn uống khoa học luôn nằm trong biện pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc ăn uống đối với tiến triển của bệnh lý. Ngoài chế độ dinh dưỡng thì bệnh thoát vị đĩa đệm còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác.

giảm cân khoa học
Kiểm soát cân nặng phù hợp để ngăn ngừa tình trạng thừa cân – béo phì

Do đó, trong quá trình điều trị bệnh bà con cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đa dạng thực đơn hàng ngày để đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, nên ăn uống vừa phải, không kiêng khem cũng tránh ăn uống quá mức vì có thể gây thừa cân – béo phì. Tình trạng này làm tăng áp lực lên đĩa đệm bị tổn thương và khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn.
  • Dùng thuốc và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, bệnh nhân tránh vận động nhiều. Thay vào đó nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chỉ nên đi lại nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa cứng khớp.
  • Thực hiện đúng các tư thế đi, đứng, ngồi, nằm để làm giảm các triệu chứng của bệnh, hạn chế áp lực lên cột sống và tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh.
  • Hạn chế các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, axit uric, chất kích thích,… vì có thể kích hoạt cơn đau bùng phát nặng, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây ra nhiều bệnh lý xương khớp.
  • Tránh mang vác vật nặng hoặc những tác động cơ học ảnh hưởng đến đĩa đệm bị tổn thương. Trong quá trình tập luyện, bạn cũng tránh những động tác có cường độ mạnh hoặc tập luyện quá mức.
  • Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát thoát vị đĩa đệm tiến triển cũng như phòng ngừa các bệnh lý khác.
  • Những trường hợp gặp những vấn đề sức khỏe đặc biệt như đái tháo đường, suy thận,… bị thoát vị đĩa đệm nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng/ bác sĩ điều trị để được xây dựng thực đơn phù hợp.

Các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng tốt trong việc giảm suy nhược, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp làm chậm tiến triển của bệnh và hỗ trợ giảm nhẹ một số triệu chứng do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, nên kết hợp đồng thời với các biện pháp y tế để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Phương Pháp chữa khác

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Câu hỏi liên quan

Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Tập luyện thể dục là việc làm cần thiết giúp bà con vận động cơ thể, tránh cứng khớp, teo cơ. Tuy nhiên không phải bộ...

Xem chi tiết

Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Đây cũng là một trong số các thắc mắc mà Tuấn tôi nhận được khi thăm khám bệnh cho bà con. Bài viết sau đây tôi...

Xem chi tiết

Thoát vi đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Tuấn tôi được nhiều bà con hỏi về vấn đề này. Nhằm giúp bà con điều trị bệnh hiệu quả, an toàn hơn, bài...

Xem chi tiết

Nhiều người thắc mắc tế nhị với Tuấn tôi vấn đề: “Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?”. Biết được cũng có nhiều bà con cần giải đáp vấn đề này. Trong...

Xem chi tiết

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi động tác này khá quen thuộc trong các bài tập thể dục giúp giảm cân, giảm...

Xem chi tiết

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Ăn Gì Nhiều Protein? Top 20 Loại Thực Phẩm Bạn Không Nên Bỏ Qua

Ăn Gì Nhiều Protein? Top 20 Loại Thực Phẩm Bạn Không Nên Bỏ Qua

Ăn Gì Nhiều Canxi? 14+ Loại Thực Phẩm Giàu Canxi Bạn Nên Dùng

Ăn Gì Nhiều Canxi? 14+ Loại Thực Phẩm Giàu Canxi Bạn Nên Dùng

Ăn Gì Nhiều Canxi? 14+ Loại Thực Phẩm Giàu Canxi Bạn Nên Dùng

Ăn Gì Nhiều Calo? 23 Thực Phẩm Có Hàm Lượng Calo Cao Bạn Nên Biết

Ăn Gì Nhiều Calo? 23 Thực Phẩm Có Hàm Lượng Calo Cao Bạn Nên Biết

Ăn Gì Nhiều Calo? 23 Thực Phẩm Có Hàm Lượng Calo Cao Bạn Nên Biết

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua