Thoát Vị Đĩa Đệm Chèn Dây Thần Kinh

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một vấn đề rất nhiều bà con quan tâm và gửi thắc mắc đến chuyên mục Hỏi – Đáp bệnh sức khỏe của tôi. Nhận thấy đây là một biến chứng bệnh lý nguy hiểm và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh, tôi đã biên soạn nhanh bài viết tổng hợp thông tin cần thiết về chứng thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh. Mời quý độc giả đón đọc!

Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là một trong nhiều vấn đề cột sống thường gặp. Bệnh bắt nguồn từ yếu tố đĩa đệm cột sống bị lệch so với vị trí ban đầu, bao xơ bị rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn lên các dây thần kinh xung quanh. Thoát vị không xảy ra trong giai đoạn ngắn mà diễn ra âm thầm trong một thời gian dài với các triệu chứng đau nhức tăng nặng về mức độ.

Tìm hiểu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Tìm hiểu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Nếu người bệnh chậm trễ trong việc điều trị hoặc chữa bệnh sai cách, thoát vị sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, mức độ chèn ép thần kinh tăng dần. Bệnh sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe như rối loạn khả năng vận động, mất đi xúc giác, teo cơ hoặc nghiêm trọng nhất là mất khả năng vận động.

Bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh rất nguy hiểm và ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe, tâm lý người bệnh. Do đó những thông tin hữu ích mà tôi nghiên cứu và tổng hợp dưới đây sẽ giúp cho bà con sớm nhận biết được dấu hiệu đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cùng phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trong hệ thống xương khớp, tuy nhiên chúng thường xuất hiện chủ yếu nhất ở cột sống do đây là nơi chịu nhiều áp lực của cơ thể và các vận động. Tại mỗi vị trí bị thoát vị có hiện tượng chèn lên rễ thần kinh, bà con sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau.

Biểu hiện thoát vị chèn dây thần kinh là khác nhau phụ thuộc vào vị trí bệnh
Biểu hiện thoát vị chèn dây thần kinh là khác nhau phụ thuộc vào vị trí bệnh
  • Thoát vị chèn lên dây thần kinh cổ: Bệnh nhân sẽ cảm nhận cơn đau, nhức mỏi ở vùng vai gáy đặc biệt là khi ngửa cổ, xoay hoặc cúi thường xuyên. Một thời gian sau, có thể xuất hiện thêm biểu hiện đau dọc theo đường dây thần kinh bị chèn ép, lan ra vùng cánh tay, bàn tay và các ngón.
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ l5 (thoát vị lưng): Xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng lưng, hông, đau một bên mông rồi chạy dọc theo dây thần kinh bị chèn ép gây đau tại đùi, cẳng chân, bàn chân.
  • Đau nhức sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bà con cử động và giảm bớt nhanh chóng khi ngồi, nằm nghỉ ngơi. Điều này dễ dẫn đến nảy sinh thói quen lười vận động ở bệnh nhân xương khớp.
  • Ngứa râm ran tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị, cảm giác châm chích khó chịu.
  • Giảm khả năng vận động, đau nhức vùng vai, lưng, cánh tay sau mỗi lần vận động.
  • Cơ thường bị co giật nhẹ, suy yếu cơ, lây dần gây teo cơ kẽ xương và dẫn đến nguy cơ bại liệt do thoát vị đĩa đệm quá mức gây chèn ép vào tủy.

Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Qua thăm khám và chẩn trị cho các bệnh nhân, tôi nhận thấy có một số nguyên nhân điển hình của bệnh như sau:

Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý
Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý
  • Lão hóa tự nhiên: Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu khiến cho sức khỏe của chúng ta suy yếu. Theo thời gian khi đến một độ tuổi nhất định, cơ thể con người bắt đầu rơi vào tiến trình lão hóa. Trong đó xương khớp bị thoái hóa trở nên co cứng, thiếu dưỡng chất. Bao xơ đĩa đệm bị thiếu nước và kém đàn hồi gây rạn, rách khiến cho nhân keo bị thoát ra ngoài và chèn lên dây thần kinh.
  • Do chấn thương: Đây cũng là một yếu tố có nguy cơ cao gây nên tình trạng thoát vị. Khi các lực tác động quá mạnh lên cột sống như mang vác đồ vật nặng không đúng tư thế, tai nạn giao thông, rủi ro lao động, chơi thể thao,… khiến cho cột sống bị tổn thương, bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Thói quen sinh hoạt sai tư thế: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đối tượng người làm công việc văn phòng, nhân viên công trường, lao động chân tay thường có nguy cơ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cao hơn cả. Xuất phát từ thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi làm việc sai tư thế, nâng vác vật nặng không đúng cách, ngồi nhiều giờ không vận động,… sẽ tạo nên áp lực cho cột sống, khiến đĩa đệm bị yếu dần.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, tôi cũng khuyến cáo đến những đối tượng người bệnh bị thừa cân béo phì, gia đình có người bị xương khớp với khả năng di truyền, bệnh lý bẩm sinh như chứng hẹp ống sống,… có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Bạn cần thăm khám định kỳ để phòng ngừa các nguy cơ.

Thoát vị gây chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Như đã lưu ý với bà con ngay từ đầu, chứng thoát vị đĩa đệm gây nên sự chèn ép đối với rễ thần kinh là một bệnh lý rất nguy hiểm. Chúng là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau nhức và khó chịu mọi người. Ngoài ra, đĩa đệm chèn dây thần kinh trong thời gian dài sẽ gây ra những hạn chế về vận động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống.

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể gây biến chứng tiểu không tự chủ
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể gây biến chứng tiểu không tự chủ

Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nếu không được kiểm soát sớm và điều trị kịp thời thì chúng hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng như:

  • Rối loạn xúc giác: Đây là một biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bà con trong sinh hoạt hàng ngày. Đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh nên bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể chịu ảnh hưởng của dây thần kinh đó đều sẽ bị ảnh hưởng. Điển hình nhất là tình trạng rối loạn cảm giác, bệnh nhân không cảm thấy đau và không nhận biết được nóng- lạnh. Điều này rất nguy hiểm trong trường hợp chúng ta bị thương, bỏng,… mà không tự nhận thức được.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Nếu cơ tròn bị ảnh hưởng và rối loạn sẽ khiến cho người bệnh bị mất tự chủ trong quá trình đại tiểu tiện như tiểu không chủ đích, tiểu bí,…
  • Teo cơ và bại liệt: Khi các dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép đồng nghĩa với việc máu và các chất dinh dưỡng không thể lưu thông nuôi dưỡng cơ. Vì thế, bà con sẽ nhận thấy cơ khớp teo dần, yếu đi và lâu ngày sẽ dẫn đến bại liệt.

Thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nhẹ có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu bệnh đã tiến triển gây rách bao xơ và thoát nhân nhầy thì cần điều trị sớm để tránh những biến chứng đáng tiếc.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hiệu quả

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên chèn ép rễ thần kinh là một hiện tượng khá phổ biến nhưng bà con còn đang khá mông lung về hướng kiểm soát cũng như điều trị bệnh. Nhận thấy sự đáng ngại này, tôi đã tham khảo và nghiên cứu những phương pháp chữa bệnh phổ biến nhất hiện nay để gửi đến bạn đọc. Bà con có thể theo dõi và lưu ý những ưu – nhược điểm của các cách chữa này để áp dụng cho bản thân.

Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng Tây y

Ở phương pháp chữa bệnh bằng Tây y, người bệnh có nhiều lựa chọn chữa trị như uống thuốc điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật ngoại khoa can thiệp. Ở góc độ là một chuyên gia y tế, tôi khuyên bà con nên tìm hiểu kỹ, thăm khám tại các bệnh viện lớn hoặc cơ sở y tế uy tín để được định hướng phương án điều trị đúng đắn.

Sử dụng thuốc Tây 

Thoát vị đĩa đệm chèn lên dây thần kinh hiện nay không có thuốc đặc trị giúp chữa bệnh dứt điểm, tất cả những loại thuốc Tây được sử dụng theo hướng kết hợp để nhằm giảm các cơn đau, ức chế đĩa đệm bị thoát ra ngoài nhiều hơn và tăng cường sức khỏe xương khớp.

Một số loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh là:

Sử dụng thuốc Tây trong chữa trị bệnh thoát vị
Sử dụng thuốc Tây trong chữa trị bệnh thoát vị

Trong quá trình tiếp nhận bệnh nhân đến khám chữa, tôi nhận thấy có rất nhiều bà con bị bệnh kéo dài không khỏi và biến chứng thành mãn tính mặc dù trải qua nhiều đợt điều trị thuốc Tây. Nguyên do lớn nhất khiến bệnh chữa “đâu lại hoàn đấy” bởi người bệnh thiếu tuân thủ phác đồ chữa trị từ phía bác sĩ, tự ý tăng giảm liều lượng dùng. Ngoài ra còn xuất phát từ thói quen tự đoán bệnh, tự chữa của người bệnh.

Vì vậy tôi khuyên bà con mình cần luôn tuân thủ đúng theo hướng dẫn từ phía bác sĩ điều trị. Tránh dùng thuốc vô tội vạ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe gan thận, vừa khiến bệnh kéo dài không dứt điểm.

Phương án phẫu thuật

Phẫu thuật là một hướng điều trị chỉ được tính đến khi người bệnh đã ở giai đoạn nặng của thoát vị đĩa đệm không thể chữa trị theo hướng bảo tồn. Hoặc việc sử dụng thuốc không đem lại kết quả chữa bệnh một cách tốt nhất.

Phẫu thuật giúp điều trị bệnh lý nhanh chóng, giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát. Người bệnh sau khi điều trị hoàn toàn có thể sinh hoạt trở lại bình thường sau một thời gian ngắn.

Tuy nhiên tôi cũng khuyên bà con nên cân nhắc và tham khảo kỹ lưỡng trước khi thực hiện phẫu thuật. Bởi việc tác động đến cột sống có thể gây ra những biến chứng xấu về sau. Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh chưa gây ra các biểu hiện nghiêm trọng, bà con nên cố gắng điều trị theo hướng bảo tồn là tốt nhất.

Mẹo dân gian trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh tại nhà

Bản thân là một lương y dành nhiều năm nghiên cứu về Y học cổ truyền dân tộc, “Nam dược trị nam nhân” luôn là ưu tiên hàng đầu trong nguyên tắc điều trị các bệnh lý. Thảo dược tự nhiên luôn tốt, an toàn mà lại lành tính đối với sức khỏe.

Mẹo điều trị dân gian bằng gạo lứt rang
Mẹo điều trị dân gian bằng gạo lứt rang

Một số bài thuốc tôi đã nghiên cứu về tính hiệu quả của chúng trong cải thiện chứng thoát vị chèn ép rễ dây thần kinh xin được chia sẻ để bà con áp dụng:

  • Bài thuốc từ cây cỏ xước: Chuẩn bị 300g rễ cây cỏ xước, thêm lá lốt, đỗ trọng, hạt ý dĩ đem rửa sạch rồi để ráo. Bỏ nguyên liệu vào trong ấm rồi sắc cùng với 4 bát nước. Đến khi nước cạn bớt còn 3 bát thì tắt bếp, để nguội rồi chia ra uống trong ngày.
  • Sử dụng gạo lứt chữa thoát vị: Chuẩn bị hạt gạo lứt khoảng 500g, đem vo sạch rồi để ráo nước. Sau đó, đem gạo xay thành bột để dùng dần, mỗi lần lấy khoảng 2 thìa bột pha thêm với nước và 1 thìa đường nâu để uống. Mỗi ngày bạn uống 1 cốc trước khi ăn khoảng 30 phút.

Các bài thuốc trên đều sử dụng những nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm kiếm, giá thành hợp lý và có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Trong trường hợp bệnh thoát vị còn nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát, bà con có thể áp dụng điều trị để giúp đĩa đệm có khả năng tự phục hồi.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh mà tôi đã biên soạn nhanh để gửi đến bà con. Bài viết tổng hợp các kiến thức cơ bản cần thiết nhất, vì vậy có thể không bao quát được tất cả các trường hợp bệnh. Nếu quý độc giả còn có băn khoăn nào trong quá trình theo dõi hãy đặt câu hỏi cho tôi qua Blog này hoặc facebook cá nhân Đỗ Minh Tuấn, tôi sẽ giải đáp sớm ngay khi có thể. Cảm ơn bà con!

Dinh dưỡng

Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì?

Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Phương Pháp

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà

Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Bấm Huyệt Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà

Nhóm bệnh liên quan

Thoát Vị Đĩa Đệm Đa Tầng

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C4 C5

Thoát Vị Đĩa Đệm L1 L2

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6

Kiến thức bệnh

Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già Nguy Hiểm Không? Cách Trị

Cách Phân Biệt Thoát Vị Đĩa Đệm Và Thoái Hóa Cột Sống

Tư thế ngồi, nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách khắc phục 

Bình luận (13)

  1. Thanh Lê Vy says: Trả lời

    Mọi người ơi cho em hỏi bác sĩ Đỗ Minh Tuấn có tư vấn qua điện thoại không ạ? Nếu có thì bác nào cho em xin số điện thoại của bác với ạ?

  2. Hồ Tùng Sơn says: Trả lời

    Thoát vị bị chèn ép thần kinh này có bài tập nào để cho nó giãn ra không mọi người

  3. Đặng Minh Hồng says: Trả lời

    Tôi bị thoát vị chèn ép thần kinh bà bạn đang mách đi chữa bằng đông y mà tôi ngại quá. Chữa tiến triển chậm mà cứ phải đun sắc lệch kệch lắm.

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi