Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Thông tin niên biết

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

“Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không?” được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi đây là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như duy trì vóc dáng. Tuy nhiên, Tuấn tôi khuyến cáo bà con nên cân nhắc khi lựa chọn bộ môn này vì có thể tác động xấu đến cột sống cũng như đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương cột sống, thoái hóa xương khớp, lao động nặng, tập luyện quá sức, di truyền,… Bệnh lý xảy ra khi nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống gây đau nhức, đi đứng khó khăn, giảm khả năng vận động, tê bì tay chân.

thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không
Bộ môn lắc vòng không được khuyến khích cho người bị thoát vị đĩa đệm

Tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra có thể ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng hoặc đốt sống cổ. Khi đó, người bệnh không chỉ chịu cơn đau nhức, căng cơ, tê bì các chi mà còn xuất hiện các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu não, giảm hiệu suất lao động, thậm chí là bại liệt.

Với những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, tức đĩa đệm phồng lồi, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống. Bệnh nhân sẽ được điều trị thông qua các biện pháp bảo tồn như dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu và thay đổi lối sống sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến nặng sẽ cần can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).

Trong đó, việc tập luyện, các hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phục hồi đĩa đệm bị thoát vị. Biện pháp này giúp cột sống ổn định, tăng cường độ vận động, thúc đẩy tuần hoàn máu, các dưỡng chất đến cơ quan trong cơ thể và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Không ít bà con thắc mắc liệu “Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không?”. Lắc vòng là bộ môn thể dục được nhiều người ưa chuộng, nhất là các chị em muốn sở hữu một vòng eo, vóc dáng cân đối. Các tác động bộ môn này giúp cột sống và các khớp ở vùng hông hoạt động tốt hơn, hạn chế thoái hóa cột sống.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tuấn tôi khuyến khích bà con không nên lắc vòng. Bởi vòng lắc khi tác động vào cột sống có thể khiến đĩa đệm bị tổn thương lệch đi đáng kể. Từ đó khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn, ảnh hưởng đến đi lại, tập luyện hàng ngày.

Các môn thể thao phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm

Như tôi đã giải đáp, thoát vị đĩa đệm không nên lắc vòng vì lực tác động của vòng lắc khiến cột sống bị ảnh hưởng nhiều hơn, có thể bùng phát cơn đau đột ngột và tiến triển nặng nề. Thay vào đó, bệnh nhân có thể lựa chọn các bộ môn vận động, tập luyện phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh để đạt được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là một số bộ môn thể thao tốt cho quá trình phục hồi đĩa đệm bị thoát vị ở người bệnh:

Đi bộ

Đi bộ là một trong những bộ môn vận động mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không những vậy, thói quen đi bộ đều đặn mỗi ngày còn giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế cứng khớp, kiểm soát cân nặng,… Tình trạng thừa cân – béo phì không chỉ làm tăng áp lực lên khung xương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp mà còn gây thoát vị đĩa đệm.

đi bộ
Người bị thoát vị đĩa đệm nên đi bộ để tăng cường độ vận động, cải thiện một số triệu chứng lâm sàng

Bộ môn vận động này có cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với cả trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn phục hồi. Việc đi lại sẽ giúp tăng cường độ vận động, giữ được thăng bằng, thúc đẩy quá trình phục hồi tự nhiên của đĩa đệm bị tổn thương. Theo đó, người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… đều có thể đi bộ để hỗ trợ điều trị bệnh.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Điều cần lưu ý

Yoga

Yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể nói chung và tinh thần nói riêng. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bộ môn này giúp tăng cường khả năng vận động, làm mạnh cơ bắp, tăng lượng máu đến các chi, ngăn ngừa hiện tượng tê bì chân tay, cứng khớp. Việc tập luyện đúng cách còn hỗ trợ cải thiện cơn đau đáng kể.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng mà bác sĩ hoặc huấn luyện viên sẽ hướng dẫn người bệnh các động tác yoga giúp tăng cường sự dẻo dai, chắc khỏe xương khớp, đồng thời giúp hạn chế chấn thương, bùng phát các biểu hiện đau nhức, khó chịu.

Đạp xe

Đạp xe là một trong những bộ môn vận động phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng và mắc phải các vấn đề xương khớp nói chung. Bộ môn này giúp tăng cường vận động cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng. Để từ đó tác động tích cực vào quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, khi tập luyện bộ môn này, bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn địa hình bằng phẳng để thuận tiện cho việc di chuyển, giảm áp lực lên các khớp và cột sống. Bên cạnh đó, nên lựa chọn xe đạp vừa vặn, thoải mái khi đạp. Thời gian tập luyện vừa đủ, tránh vận động quá sức vì có thể kích thích cơn đau bùng phát.

Bơi lội

Các tác động của bơi lội không chỉ mang lại lợi ích cho xương khớp mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Ở người bị thoát vị đĩa đệm, bơi lội giúp ổn định cột sống, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các chi, giảm hiện tượng tê bì tay chân, yếu cơ.

thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không
Bơi lội là một trong những bộ môn phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm

Việc bơi lội thường xuyên còn giúp nâng cao thể trạng, phòng ngừa thoái hóa cột sống, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi bơi lội bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể, tránh việc tự ý tập luyện vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Chăm sóc và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp mãn tính, có thể tái phát dù đã can thiệp phẫu thuật. Chính vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị cần phải kết hợp với những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa để phục hồi đĩa đệm, ổn định cột sống nhanh chóng. Từ đó, làm chậm quá trình tiến triển, thoái hóa.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa dành cho người bị thoát vị đĩa đệm:

Chế độ sinh hoạt & Tập luyện

Thực tế, chế độ sinh hoạt hàng ngày tác động không nhỏ đến sức khỏe tổng thể cũng như tiến triển của bệnh lý. Chính vì vậy, tôi luôn khuyến khích bà con thiết lập và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn chặn các biến chứng nặng nề do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần có chế độ sinh hoạt và tập luyện như sau:

  • Thực hiện đúng các tư thế đi, đứng, ngồi và nằm là một trong những cách giúp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cũng như hạn chế mức độ tổn thương do bệnh lý gây ra.
  • Hạn chế ngồi quá lâu vì có thể làm tăng áp lực lên cột sống, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Thay vào đó, bạn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ ngồi tại chỗ.
  • Không mang vác các vật nặng, nếu cần thiết nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc thực hiện cùng với nhiều người.
  • Trong thời gian cơn đau bùng phát, người bệnh không nên vận động, tập luyện. Lúc này cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi đến khi triệu chứng được kiểm soát thì có thể đi lại nhẹ nhàng.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya hoặc làm việc quá sức. Cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giải phóng các suy nghĩ tiêu cực.
  • Tập luyện khoa học, có thời gian hợp lý và được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc huấn luyện viên chuyên môn. Bên cạnh các bộ môn vận động như bơi lội, đi bộ, đạp xe,… thì bệnh nhân cũng có thể tham khảo các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho người bị thoát vị đĩa đệm để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Thể Thao Được Không?

Chế độ ăn uống

Song song với chế độ sinh hoạt, người bị thoát vị đĩa đệm cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng để giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện sức khỏe các khớp, xương, giảm hiện tượng yếu cơ, tê bì tay chân. Ăn uống khoa học còn góp phần tích cực vào quá trình chữa trị, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Chế độ ăn uống khoa học
Người bị thoát vị đĩa đệm cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh

Chế độ ăn uống khoa học dành cho người bị thoát vị đĩa đệm:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương. Một số thực phẩm có thể kể đến như các loại hải sản, sữa cùng những chế phẩm từ sữa, trứng, các loại hạt và đậu, rau xanh các loại…
  • Thực phẩm chứa vitamin D hỗ trợ tích cực vào quá trình chuyển hóa canxi tốt cho xương khớp bao gồm: Gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá tuyết, nấm, cá mòi,…
  • Để làm giảm cơn đau, sưng viêm do bệnh lý gây ra, bệnh nhân có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cá hồi, đậu nành, cá ngừ,…
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố. Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể dùng thêm nước ép trái cây, rau củ và sinh tố để bổ sung dưỡng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể.
  • Đa dạng thực đơn ăn uống để đảm bảo cơ thể hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Từ đó khắc phục tình trạng suy nhược, sụt cân và mệt mỏi do bệnh lý gây ra.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa axit uric và chất béo bão hòa. Bên cạnh đó, tránh những món ăn chứa nhiều gia vị, thức ăn nhanh.
  • Kiêng bia rượu và các thức uống chứa chất kích thích. Đồng thời, từ bỏ thói quen hút thuốc lá để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Về vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không?” có thể thấy rằng, bộ môn này không phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu tập luyện có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng nề, thậm chí là gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thay vì lắc vòng thì bệnh nhân có thể tham khảo một số bộ môn vận động khác phù hợp với tình trạng bệnh.

Câu hỏi liên quan

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không là câu hỏi được nhiều bà con đề cập với Tuấn tôi. Cột sống lưng bị đau nhức do khối thoát đệm gây ra...
“Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?” là câu hỏi mà Đỗ Minh Tuấn tôi nhận được nhiều trong quá trình điều trị và thăm khám cho bà con. Đây là bộ môn...
“Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?” luôn được bà con quan tâm do đây là căn bệnh xương khớp có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng xương khớp. Theo Đỗ Minh...
Sinh hoạt vợ chồng tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi đĩa đệm bị tổn thương. Do đó, nhiều bệnh nhân thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu quan hệ được?”....
Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Tập luyện thể dục là việc làm cần thiết giúp bà con vận động cơ thể, tránh cứng khớp, teo cơ. Tuy nhiên không phải bộ...

Đánh giá bài viết

5/5 - (3 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Sau mổ cột sống vì sao cần đeo đai?

Sau Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu Thì Khỏi? Bác Sĩ Chia Sẻ

Sau Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu Thì Khỏi? Bác Sĩ Chia Sẻ

Bị thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng không?

Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng Không? Bác Sĩ Chia Sẻ

Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng Không? Bác Sĩ Chia Sẻ

Những điều cần lưu ý

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Điều cần lưu ý

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Điều cần lưu ý

Một số lưu ý

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Các tư thế an toàn

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Các tư thế an toàn

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua