Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Thể Thao Được Không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Nhiều bà con thắc mắc vấn đề này. Bởi, khi mắc bệnh cơn đau nhức làm bà con khó khăn khi vận động, trường hợp vận động sai cách còn làm triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Chính vì thế, bà con cần lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp và tập luyện đúng cách để tránh gặp phải các rủi ro gây hại sức khỏe.
Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?
Như nhiều bài viết trước tôi cũng đã nhắc đến rất nhiều lần về định nghĩa thoát vị đĩa đệm. Đây là bệnh lý xương khớp diễn biến âm thầm, bùng phát các cơn đau nhức khó chịu, dai dẳng và ngày càng nặng nề nếu không được kiểm soát.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Trong đó có thể kể đến như yếu tố tuổi tác, do tính chất công việc di chuyển nhiều hoặc ngồi một chỗ quá lâu, do tai nạn, chấn thương, do bệnh lý khác ảnh hưởng,… Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đau nhức nhẹ, sau đó chuyển biến ngày càng nặng nề hơn.
Trường hợp không thăm khám, điều trị sớm, thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng sẽ gây ra không ít biến chứng, ảnh hưởng đời sống, sức khỏe của bà con. Nếu nặng nề thậm chí còn khiến bà con mất khả năng vận động, bị tàn phế, bại liệt vĩnh viễn.
Chính vì thế, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên thăm khám, điều trị bệnh ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Tùy tình trạng thoát vị đĩa đệm, sức khỏe thực tế của mỗi người, bác sĩ có thể chỉ định giải pháp can thiệp phù hợp.
Dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết ngăn chặn rủi ro cho bà con. Song song với điều trị theo hướng dẫn, bà con nên kết hợp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tại nhà. Theo đó, nhiều người quan tâm đến vấn đề: “Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?”.
Theo đó, bà con vẫn có thể tham gia các bộ môn thể dục, thể thao phù hợp, vừa sức để tăng cường vận động, đều hòa lưu thông máu huyết, giúp tránh cứng cơ, teo khớp ảnh hưởng đến khả năng đi lại, lao động về sau.
Tuy nhiên, bà con nên chọn lựa bộ môn thể thao phù hợp, tránh chuyển động, xoay chuyển mạnh và đột ngột làm ảnh hưởng đến tổn thương cột sống đang gặp phải. Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, giúp bà con cải thiện triệu chứng và hỗ trợ bệnh thoát vị đĩa đệm dần phục hồi theo chiều hướng tích cực.
Những môn thể thao nên và không nên chơi khi thoát vị đĩa đệm
Như Tuấn đã chia sẻ người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên cần dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chọn lựa bộ môn phù hợp để tập luyện. Vậy, người bệnh nên chọn môn thể thao nào và không nên chơi môn thể thao nào khi bị thoát vị đĩa đệm?
Dưới đây tôi sẽ đề cập đến chi tiết hơn vấn đề này để bà con nắm rõ:
Môn thể thao người thoát vị đĩa đệm nên chơi
Đĩa đệm lệch, chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống khiến cơn đau nhức khó chịu xuất hiện. Tình trạng có thể kéo dài dai dẳng và phát sinh biến chứng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Do đó, bà con hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ nếu thấy cơn đau xảy ra kéo dài không thuyên giảm.
Bên cạnh áp dụng các giải pháp can thiệp kiểm soát thoát vị đĩa đệm, bà con còn được hướng dẫn tập vật lý trị liệu, chơi thể thao vừa sức để nâng cao đề kháng, cải thiện sức khỏe. Những bộ môn phù hợp cho người bệnh kể đến như:
Bơi lội
Người bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không? Trong những môn thể thao phù hợp cho bệnh nhân mắc chứng thoát vị đĩa đệm cũng như các vấn đề xương khớp khác có bơi lội. Bộ môn sử dụng lực nước giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, tác động lên tất cả khu vực, chuyển động linh hoạt, nhịp nhàng.
Bơi lội khá an toàn cho người bệnh, tuy nhiên cần bơi đúng kỹ thuật để tránh các chấn thương cột sống trở nên nghiêm trọng hơn. Bơi những quãng ngắn, sau đó khi bệnh tiến triển tốt có thể kéo dài quãng đường bơi.
Bơi lội không chỉ giúp bà con chuyển động thân người linh hoạt mà còn giúp thư giãn phần cơ cổ, khớp tay chân, đầu,… Đồng thời khi điều hòa nhịp thở trong quá trình bơi cũng giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông đều hơn.
Tập luyện vừa sức, ban đầu mới tập nên bơi ngắn, tập mỗi tuần 3 – 4 lần. Đến khi thoát vị đĩa đệm cải thiện tốt, chuyển biến tích cực hơn bà con có thể tăng cường độ luyện tập lên. Tốt nhất bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có buổi tập an toàn, hiệu quả nhất.
Yoga
Ngoài bơi lội, yoga cũng là bộ môn thể dục, thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Các động tác chuyển động trong yoga nhịp nhàng, kết hợp với hơi thở vào ra đều, giúp kích thích tuần hoàn cơ thể, giảm đau, cải thiện hiện tượng chèn ép đĩa đệm lên dây thần kinh.
Tập yoga đúng cách, đều đặn tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Bài tập giúp cơ thể dẻo dai hơn, tránh trường hợp ngồi, nằm quá lâu khiến cơ teo, cứng khớp khó vận động. Tuy nhiên khi mới tập, bà con nên lựa chọn những động tác đơn giản, sau đó tập đến các động tác tăng cường kho cơ thể đã cải thiện đáng kể.
Đi bộ
Ngoài hai cách luyện tập kể trên, bà con có thể đi bộ nhẹ nhàng khi đang bị thoát vị đĩa đệm. Đây là cách vận động phù hợp với bệnh nhân, giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, giúp cơ thể dẻo dai và phòng tránh các biến chứng không mong muốn.
Giai đoạn thoát vị đĩa đệm chưa cải thiện, bà con có thể tập đi bộ nhẹ nhàng để xương khớp không bị cứng, trì trệ lưu thông máu. Khi đã cải thiện hơn bà con có thể tăng cường độ tập luyện. Mỗi ngày duy trì 30 phút đi bộ để giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
Đạp xe
Nhiều người nghĩ thoát vị đĩa đệm không nên đạp xe, bộ môn này thích hợp cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên bà con vẫn có thể tập đạp xe đoạn ngắn trên những cung đường bằng phẳng khi bị thoát vị đĩa đệm. Động tác đạp kéo duỗi chân còn giúp hỗ trợ kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm.
Tập đạp xe từ những đoạn nhỏ đến nâng cấp hơn, chạy mỗi ngày duy trì 15 – 20 phút, sau đó đạp lâu hơn khi cơ thể đã quen dần với bài tập, tình trạng thoát vị đĩa đệm đã cải thiện tốt hơn. Không nên tập đạp xe ở dốc cao, địa hình hiểm trở để tránh té ngã làm chấn thương cột sống đang bị tổn thương.
Tập xà đơn
Bài tập xà đơn phù hợp giúp bà con kéo giãn phần cột sống đang cần điều trị. Đây là một trong những bài tập nằm trong chương trình vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Tập theo hướng dẫn của người có chuyên môn để đảm bảo an toàn.
Khi đã quen với cách luyện tập bà con có thể tự tập luyện tại nhà. Duy trì mỗi tuần 3 buổi tập xà đơn. Không nên tập cố sức, kéo giãn mạnh làm cột sống bị chấn thương. Nên tập luyện từ đơn giản, đến nâng cao, hít thở nhẹ nhàng, tập luyện theo tình trạng sức khỏe.
Môn thể thao người thoát vị đĩa đệm không nên chơi
Bên cạnh các môn thể thao, thể dục phù hợp với người đang mắc thoát vị đĩa đệm kể trên, bà con cũng nên tránh tham gia những môn thể thao sau đây để đảm bảo tổn thương không trở nên nghiêm trọng hơn:
- Tập gym: Khác với yoga, tập gym có sử dụng dụng cụ, lực tập nâng cao và đòi hỏi động tác cúi, gập thường xuyên. Nếu tập nặng, tập không đúng cách có khả năng ảnh hưởng đến vùng lưng, do đó bà con nên tránh tập gym trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Bóng đá: Người chơi phải di chuyển nhanh, chạy liên tục để đón bóng. Ngoài ra, nhiều khả năng người chơi bị té ngã, va chạm chấn thương trong quá trình chơi bóng. Chính vì thế, người bị thoát vị đĩa đệm không nên chọn đá bóng làm môn thể thao tham gia trong quá trình chữa bệnh.
- Chạy bộ: Chạy bộ di chuyển làm cột sống bị tâng xóc có thể khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, thông thường chuyên gia khuyến khích người bị thoát vị đĩa đệm chọn đi bộ thay vì chạy bộ trong quá trình điều trị.
- Các môn thể thao khác: Ngoài các bộ môn kể trên, người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh tập các động tác di chuyển nhanh, động tác giữ thẳng chân hoặc các môn thể dục thể thao đòi hỏi di chuyển eo, hông liên tục như bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông,…
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không? Người bệnh nên tập luyện thể dục, tuy nhiên nên chọn lựa bài tập, bộ môn thể dục, thể thao vừa sức. Tránh tập quá nặng, di chuyển không đúng kỹ thuật tăng rủi ro biến chứng thoát vị đĩa đệm.
Một số lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm khi chơi thể thao
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể chơi thể thao khi tình trạng tổn thương đã dần ổn định. Tuy nhiên tốt hơn hết bà con nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chọn lựa bộ môn thể dục phù hợp, tập luyện đều đặn để cơ thể dẻo dai, phục hồi sức khỏe hiệu quả hơn.
Ngoài ra, khi tập bà con cũng nên lưu ý những vấn đề như:
- Khởi động trước khi tập luyện, tránh tình trạng chấn thương khớp ảnh hưởng quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Lựa chọn bộ môn thể dục, thể thao phù hợp, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi chơi để tránh rủi ro tác động tiêu cực đến vùng xương khớp bị tổn thương.
- Không nên tập luyện quá sức, tập từ những bài tập, động tác, chơi từ đơn giản sau đó nâng cao dần lên khi cơ thể đã có những cải thiện tích cực.
- Nếu trong quá trình luyện tập bà con gặp phải chấn thương, đau nhức nặng nề hơn hãy ngưng tập và thông báo với bác sĩ.
- Kết hợp chơi thể thao, vận động cơ thể với điều trị thoát vị đĩa đệm, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức khỏe. Ăn uống đều độ, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể sớm phục hồi, tránh rủi ro biến chứng.
Những thông tin trên đây Tuấn tôi giải đáp thắc mắc: “Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chơi thể thao không?”. Người bệnh vẫn có thể tham gia thể dục, thể thao, tuy nhiên cần chọn bộ môn phù hợp, tập đúng cách, đều độ, phù hợp với tình trạng sức khỏe để tránh các chấn thương hoặc rủi ro không mong muốn khác.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!