Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Điều cần lưu ý
Thoát vi đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ không? Tuấn tôi được nhiều bà con hỏi về vấn đề này. Nhằm giúp bà con điều trị bệnh hiệu quả, an toàn hơn, bài viết dưới đây Tuấn sẽ giải đáp thắc mắc. Việc tập thể dục khá cần thiết cho người bệnh, tuy nhiên cần tập đúng, tập phù hợp để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng tổn thương đang diễn ra.
Như bà con cũng đã biết, tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi, có hệ xương khớp trong thời kỳ lão hóa nhanh. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này ngày càng trẻ hóa.
Người bị thoát vị đĩa đệm đối mặt với các cơn đau nhức vô cùng khó chịu, đau dọc lan rộng nhanh nếu không kiểm soát tốt. Đây là chứng bệnh xương khớp ảnh hưởng trực tiếp do xảy ra ở cột sống lưng và liên quan đến nhiều rễ thần kinh chạy dọc ra khắp cơ thể.
Khối thoát vị chèn ép thần kinh khiến cảm giác đau lan rộng. Bệnh bùng phát dễ dàng hơn nếu cơ thể gặp phải các tác nhân như chấn thương, va chạm bên ngoài, do thiếu chất, suy giảm sức khỏe từ bên trong.
Bên cạnh điều trị, việc tập luyện thể dục cũng khá cần thiết để bà con sớm phục hồi khả năng vận động, tái hòa nhập cuộc sống bình thường. Tuy nhiên không phải bộ môn thể dục nào cũng phù hợp. Nhiều người thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có nên chạy bộ không?
Sau khi đã nhắc đến sơ qua thoát vị đĩa đệm cho bà con nắm rõ, nội dung tiếp theo đây Tuấn sẽ đề cập chi tiết hơn về vấn đề này. Bà con theo dõi để giải đáp thắc mắc:
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Trong những bộ môn thể dục đơn giản được nhiều người luyện tập đó là đi bộ. Tuy nhiên với những người thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Trong thời gian đĩa đệm bị tổn thương, rách nứt làm khối thoát vị chèn ép dây thần kinh, mô mềm gây đau nhức khá khó chịu.
Do đó, khi người bệnh có những chuyển động cơ thể khiến cho đốt sống va chạm vào nhau khiến cường độ đau nhức tăng lên gấp đôi. Bà con lúc này sẽ e ngại khi di chuyển quá nhiều, họ thường có xu hướng nằm, ngồi một chỗ để tránh đau nhức.
Tuy nhiên, việc này cũng không tốt cho sức khỏe. Không vận động, di chuyển một thời gian dài làm xương khớp cứng hơn, gây ra thêm các rủi ro khác. Do đó, người bệnh nên tiếp tục tập thể dục trong thời gian chữa bệnh để tránh nguy cơ khớp cứng, lưu thông máu kém làm giảm hiệu quả điều trị.
Đi bộ là một trong những bài tập nhẹ nhàng người bệnh có thể duy trì. Bài tập không đòi hỏi chuyển động khó, hoặc cần các thiết bị hỗ trợ khác. Bà con chỉ cần chọn địa điểm bằng phẳng, thuận lợi để khi di chuyển không ảnh hưởng đến vị trí đau nhức.
Đi bộ đúng cách kiên trì giúp bà con sớm cải thiện cơn đau nhức, tăng độ bền cho xương khớp, kích thích máu huyết lưu thông, tránh tê cứng khớp khó chịu,… Đây là bộ môn thể dục phù hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên bà con cần tập luyện phù hợp, tránh đi bộ quá nhanh hoặc chọn địa hình quá hiểm trở.
Thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?
Như Tuấn tôi vừa mới chia sẻ và giải đáp thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, nhiều người cũng đặt cho tôi câu hỏi tương tự về việc chạy bộ. Tuy nhiên do chạy bộ đòi hỏi nhiều thể lực, vận động mạnh hơn nên bà con cần cân nhắc.
Đối với người đang mắc bệnh xương khớp chạy bộ là môn thể dục có nguy cơ tác động đến vùng tổn thương. Trường hợp thoát vị đĩa đệm cũng vậy, tuy nhiên bà con vẫn có thể tập chạy bộ nhẹ nhàng, chạy quãng đường ngắn khi khối thoát vị đã dần ổn định.
Thực hiện theo hướng dẫn và sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe. Chạy bộ phù hợp giúp xương khớp linh hoạt hơn, tăng độ bền, dẻo dai và giúp máu huyết lưu thông tốt.
Người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe, hiện trạng đĩa đệm có ổn định, an toàn chưa trước khi đưa ra tư vấn bài tập thể dục phù hợp, trong đó có phương án chạy bộ. Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng chắn chắn sẽ không thể chạy bộ trong thời gian này.
Bà con có thể thay thế chạy bộ thành những bài tập nhẹ nhành hơn như yoga, đi bộ quãng ngắn,… Tập dần đến khi cơ thể phục hồi, tiến triển tốt, bác sĩ sẽ tiếp tục cân nhắc nâng cao bài tập để sớm cải thiện thoát vị đĩa đệm, bảo vệ an toàn sức khỏe cho bà con.
Những điều cần lưu ý về việc đi bộ, chạy bộ khi bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, có nên chạy bộ không? Đây là vấn đề mà nhiều bà con đến gặp Tuấn tôi khám bệnh thường đề cập đến. Như đã giải đáp bên trên, nhìn chung các bộ môn thể dục này mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân mắc bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm cần theo dõi, và thực hành tập luyện dưới sự giám sát của bác sĩ. Đặc biệt đối với trường hợp nặng phải tạm ngưng luyện tập, thay vào đó cần tập trung cứu chữa, khắc phục tổn thương trước khi cho bệnh nhân vận động trở lại.
Đối với người bệnh nhẹ, có thể tập luyện nhưng cần duy trì ở tần suất phù hợp, cường độ vừa phải, không tập luyện quá sức. Dưới đây là các lưu ý bà con cần thận trọng:
- Bắt đầu tập luyện từ những động tác nhẹ, đi bộ nhẹ nhàng, cường độ vừa phải. Không nên vội vã tập luyện tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
- Đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng rồi tăng dần. Lưu ý phần khỏi động làm nóng cơ thể để tập luyện tránh chấn thương.
- Chọn đôi giày tập phù hợp, vừa và êm chân, địa hình tập luyện cũng phải bằng phẳng, không tập ở nơi gồ ghề, nhiều ổ gà. Bởi những khu vực này có thể tăng nguy cơ làm bà con té ngã ảnh hưởng đến vấn đề xương khớp đang gặp phải.
- Đi bộ với tư thế đúng, tay thả tự nhiên, cơ thể không nên gòng cứng. Bước từng bước tự nhiên, không cố gắng bước quá dài.
- Tập luyện duy trì 1 ngày/lần, có thể nâng lên 2 lần khi cơ thể đã phục hồi tốt hơn. Mỗi lần tập 15 – 30 phút, duy trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài đi bộ, chạy bộ, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng hơn như yoga, thiền, thực hiện các động tác hỗ trợ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Tập luyện mang lại tác dụng tăng sức bền, giúp kích thích máu lưu thông đều, hỗ trợ thư giãn cột sống, vị trí thoát vị,…
Hy vọng qua những thông tin Tuấn tôi chia sẻ, bà con đã giải đáp được câu hỏi: “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không, có nên chạy bộ không?”. Đây là hai bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với bệnh nhân xương khớp cần tham khảo ý kiến bác sĩ, kiểm tra và tùy vào mức độ tổn thương để xây dựng bài tập cho phù hợp. Tránh vận động mạnh, xoay chuyển nhiều ảnh hưởng đến tình trạng thoát vị khiến bệnh trầm trọng hơn.
Dinh dưỡng
Phương Pháp chữa khác
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm: Công dụng và cách dùng đơn giản tại nhà
Kéo Giãn Cột Sống Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm
Câu hỏi liên quan
Đánh giá bài viết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!