Nguyễn Tùng Đăng (35 tuổi, Hà Nội)

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Xin chào bác sĩ, tôi năm nay mới 35 tuổi nhưng do đặc thù công việc ngồi nhiều, lại thường xuyên ngồi sai tư thế nên dẫn đến bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi dùng thuốc đã được một thời gian nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Vốn công việc phải gặp gỡ đối tác, ăn uống, tiệc tùng nhiều nên tôi cũng lo sợ liệu đó có phải là 1 phần nguyên nhân ảnh hưởng bệnh hay không.  Mong bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi những thực phẩm nên ăn, nên tránh khi bị thoát vị đĩa đệm.

Tôi xin cảm ơn!

Lương y Đỗ Minh Tuấn trả lời: Xin chào anh Đăng, cảm ơn anh đã gửi thư đến blog của tôi. Không riêng gì anh Đăng mà rất nhiều người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cũng đang có chung thắc mắc đó. Chúng ta cần lưu ý rằng, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày là điều rất quan trọng mà những người mắc bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm cần chú ý. Trong bài viết này, tôi sẽ gợi ý cho các bạn thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì, đồng thời đưa ra một số lời khuyên về những điều cần lưu ý hoặc cải thiện trong cuộc sống hàng ngày để bệnh không tiến triển nặng thêm và nhanh chóng thuyên giảm.

Sau mỗi phiên chẩn bệnh tại phòng khám, đối với tất cả các đầu bệnh nói chung và với bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, cùng với việc bốc thuốc, kê đơn, tôi đều dặn dò người bệnh về những điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, không nên ăn những thực phẩm gì, các động tác hỗ trợ cải thiện bệnh, vận động ra sao để khu vực thoát vị không bị ảnh hưởng…

Đối với bệnh nào cũng vậy, thuốc thang điều trị chỉ là một phần mà thôi. Bệnh tật có một nguyên nhân không nhỏ đến từ các thói quen chưa đúng, vì vậy quan trọng là cần có sự điều chỉnh kịp thời trong cuộc sống. 

Nhận thấy không phải ai cũng có điều kiện đến trực tiếp Đỗ Minh Đường để thăm khám, qua bài viết này, tôi sẽ trình bày rõ về các lưu ý liên quan đến chế độ ăn dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Cụ thể là thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, không nên ăn gì và đưa ra một số lời khuyên cần nhớ để bệnh tình mau chóng thuyên giảm.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí cố định, sau đó chèn ép vào các rễ dây thần kinh, tạo nên những cơn đau đớn dọc cột sống lưng và cổ. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn như tư thế ngồi làm việc sai, lao động bê vác nặng quá sức, tập luyện thể thao sai phương pháp, tai nạn, chấn thương, biến chứng bệnh lý như thoái hóa cột sống, béo phì gây áp lực lên cột sống dẫn đến thoát vị…

Các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường xuyên phải trải qua những triệu chứng như: cơn đau dọc đường đi của dây thần kinh cột sống, đau nhức tay chân, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, teo cơ, một số trường hợp nặng gây mất khả năng vận động, dẫn đến bại liệt. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu như vậy, các bạn nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn để nhanh chóng được điều trị, tránh dẫn đến các hậu quả nặng nề hơn.

Quay lại vấn đề chính của bài viết hôm nay, thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì? Vấn đề dinh dưỡng chiếm đến 50% trong hiệu quả điều trị. Thực phẩm ăn vào hàng ngày có thể giúp hạn chế yếu tố gây bệnh, hỗ trợ điều trị và ngược lại cũng có thể góp phần gia tăng bệnh lý. Vì vậy việc nhân biết nhóm thức ăn tốt và nên hạn chế trong giai đoạn trị bệnh là rất quan trọng. Tôi xin đưa ra một số loại thực phẩm tốt cho bệnh này và nên hạn chế như sau:

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên sắp xếp cân đối khẩu phần ăn hàng ngày với nhóm thực phẩm tốt là:

  • Các thực phẩm giàu canxi

Canxi là chất cực kỳ thiết yếu đối với sự phát triển và hồi phục xương khớp. Lượng canxi trong xương có thể bị suy giảm dẫn đến thoái hóa xương khớp, độ bền của xương bị giảm sút, xương giòn và dễ gãy hơn… 

Bổ sung những thực phẩm giàu canxi cho người bị thoát vị đĩa đệm

Để bổ sung canxi, nên sử dụng các loại thực phẩm như: chế phẩm từ sữa gồm sữa tươi, sữa chua, phô mai; các loại hạt như đậu Hà Lan, đậu đen, lạc, vừng; rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh (bông cải xanh), rau cải xoăn, rau bina; hải sản có vỏ, cá hồi, cá mòi; quả mọng, củ cải đường…

  • Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin là khoáng chất có vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi. Nhờ vậy, quá trình tái tạo xương sẽ diễn ra tốt hơn, hạn chế thoát vị đĩa đệm. Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin D dành cho người thoát vị đĩa đệm là: nấm, lòng đỏ trứng, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt, gan, pho mát…

  • Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của cơ thể. Bằng việc cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể, xương khớp sẽ phát triển bình thường, nồng độ canxi trong máu đạt mức cho phép, nhờ đó các thương tổn do bệnh ở xương khớp, sụn và mô mềm được hỗ trợ chữa lành, hạn chế bệnh tình trở nên nặng nề hơn. 

Các món giàu protein là: thịt gà, hải sản, cá biển, đậu nành, các loại hạt, chế phẩm từ sữa… Thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò cũng chứa nhiều protein, nhưng riêng với bệnh thoát vị lại cần hạn chế ăn vì nó có thể tác động không tốt đến hiệu quả chữa bệnh.

  • Thực phẩm chứa vitamin C

Một trong những tác dụng thần kỳ của vitamin C là chống oxy hóa. Vì thế, ăn nhiều vitamin C có thể làm tăng độ chắc khỏe của dây chằng, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Vitamin C có nhiều trong các loại thực phẩm như là ổi, dâu tây, đu đủ, cam, quýt, chanh, bưởi, khoai lang, kiwi, súp lơ xanh…

  • Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng giúp tủy xương phát triển và tăng trưởng nhanh chóng hơn, làm cho xương rắn chắc hơn từ bên trong. Vì vậy, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên lưu ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 là thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, nghêu, trứng, sữa… 

Thực phẩm giàu vitamin giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm giảm cơn đau

  • Glucosamine và Chondroitin

Đây là hai dưỡng chất thiết yếu trong tái tạo sụn khớp, giúp tổng hợp collagen trong đĩa đệm, làm tăng độ đàn hồi cho dây chằng, ngoài ra còn có chức năng kích thích sản sinh dịch bôi trơn khớp. Với những người lớn tuổi, hàm lượng Glucosamine và Chondroitin thường giảm đi đáng kể, dẫn đến khả năng bệnh xương khớp tăng cao. Cần bổ sung hai chất này qua nước hầm xương của bò, dê.

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là trọng lượng cơ thể. Với những người có cân nặng vượt ngưỡng, đây là nhóm thực phẩm rất cần bổ sung. Chất xơ không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn làm sạch đường ruột, giảm cân nặng, hạn chế áp lực từ trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ, trái cây, tôm, cua, cá…

  • Thực phẩm chứa Omega-3

Omega-3 đã được khoa học chứng minh là giúp kích thích sản sinh collagen, tăng độ bền và độ chắc khỏe cho đĩa đệm, phục hồi thương tổn hệ xương khớp và làm chậm quá trình lão hóa. Để bổ sung chất này, các bạn có thể ăn những món như cá hồi, cá ngừ, bí ngô, hạt óc chó, súp lơ trắng…

  • Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K có nhiều trong gan động vật, các chế phẩm từ sữa, súp lơ xanh, măng tây… Chất này tham gia vào quá trình tổng hợp protein, nuôi dưỡng và hình thành xương, ổn định hàm lượng khoáng chất trong xương.

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin E

Người bị thoát vị đĩa đệm nên dùng nhiều món ăn giàu vitamin E như cà rốt, cà chua, đu đủ, dầu ô liu… vì đây là chất tốt cho hệ miễn dịch, lại có thể hỗ trợ giảm viêm sưng, giảm nhẹ cơn đau nhức. 

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt, khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm mọi người cũng cần xác định được các loại đồ ăn nên tránh sử dụng để không làm ảnh hưởng đến thành quả điều trị. Đó là:

  • Thịt đỏ

Thịt đỏ là các loại thịt bò, lợn, dê… chứa rất nhiều protein nhưng lại có thể dẫn đến sụt giảm canxi trong xương vì chứa nhiều chất bẽo bão hòa, axit uric – vốn là hai chất kích thích phản ứng viêm, gây thương tổn nặng hơn ở xương khớp và đĩa đệm.

  • Đồ cay nóng

Gia vị cay nóng làm cho cơn đau nhức đặc biết là đau nhức xương khớp trở nặng hơn, gây sụt giảm canxi, khoáng chất.

  • Đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chế biến sẵn thường có lượng chất béo bão hòa cao, chứa nhiều muối. Tương tự với những món chế biến theo cách chiên, xào. Chúng đều gây tích tụ chất béo bên trong cơ thể, tạo áp lực lên cột sống, hơn nữa còn đẩy mạnh các phản ứng viêm sưng, đau nhức, đẩy nhanh quá trình đào thải canxi khỏi cơ thể.

Những thực phẩm người bệnh nên kiêng
Những thực phẩm người bệnh nên kiêng
  • Đồ ăn béo, gây tăng cân nhanh

Khi bị thoát vị đĩa đệm, cột sống và đĩa đệm đều rất yếu nên cần hạn chế tối đa áp lực lên những vùng này. Tai hại nhất là ăn nhiều đồ ăn béo vì sẽ gây tăng cân và gia tăng áp lực. Vì thế dù có thèm cách mấy thì người bệnh cũng chớ nên ăn quá nhiều tinh bột hấp thụ nhanh (bánh mì, cơm trắng, bánh ngọt), đồ ăn vặt, đồ uống ngọt béo như trà sữa, sữa nguyên kem… Sữa thì tốt, nhưng nên dùng loại không đường và tách béo.

  • Purin và fructose

Hai chất này kích thích phản ứng viêm ở xương khớp, tạo nên những cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất người bệnh. Cần tránh tiêu thụ purin và fructose có nhiều trong các thực phẩm như cà muối, dưa muối, nội tạng động vật, cá trích…

  • Rượu bia, chất kích thích

Bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá… đều làm sụt giảm hàm lượng canxi cùng các khoáng chất cần thiết khác, nên đều có hại cho sức khỏe xương khớp. Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cần tuyệt đối tránh sử dụng!

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Nắm được những loại thực phẩm nào tốt và không tốt là một vấn đề, nhưng cần có chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ăn gì, thì ăn như thế nào cũng là chuyện rất quan trọng phải tính đến. Tôi xin đưa ra một số lưu ý dành cho các bạn:

  • Nên đa dạng món ăn hàng ngày

Dù một món có rất tốt đi nữa thì cũng không nên ăn liên tục, ăn hàng ngày mà không có sự thay đổi. Thứ nhất là để bữa ăn ngon miệng hơn, giúp tinh thần vui vẻ và sảng khoái hơn, giảm bớt áp lực của vấn đề dinh dưỡng. Thứ hai là thực phẩm đa dạng thì các chất hấp thụ mới đầy đủ được. Chẳng hạn như ăn nhiều đạm, ít xơ quá không tốt, mà ngược lại, ăn toàn rau, ít thịt thì cũng thiếu chất. 

  • Chia nhỏ bữa ăn

Trong một bữa, nên ăn vừa sức, tránh ăn quá no mà gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Ngoài ba bữa chính có thể ăn bữa phụ như hoa quả, ngũ cốc… nhưng trong ngày không nên ăn vượt ngưỡng chỉ số năng lượng cho phép. 

  • Sau khi ăn

Sau bữa ăn, cần dành thời gian nghỉ ngơi chừng nửa giờ đồng hồ, không vận động mạnh hoặc làm việc ngay, kể cả làm việc trí óc vì đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến hàm lượng chất dinh dưỡng hấp thụ được bị giảm sút.

  • Uống đủ nước

Nhu cầu nước của cơ thể trung bình từ 2-2,5 lít mỗi ngày. Cần đảm bảo được lượng nước này vì ba lý do: nước giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố; nước tham gia vào mọi chu trình bên trong cơ thể; nước là thiết yếu trong quá trình hydrat hóa đóng góp vào việc hồi phục đĩa đệm. 

Người bệnh chú ý uống đủ nước mỗi ngày
Người bệnh chú ý uống đủ nước mỗi ngày
  • Vệ sinh thực phẩm

Không chỉ người bệnh thoát vị đĩa đệm, ai cũng cần nhớ vấn đề này. Tuyệt đối chỉ ăn chín uống sôi, ăn đồ ăn được chế biến hợp vệ sinh, thực phẩm đảm bảo, rõ ràng nguồn gốc. Hạn chế ăn hàng quán vỉa hè vì rất khó kiểm soát được vệ sinh thực phẩm của những cơ sở như vậy.

Chuyên mục liên quan: Lệch đĩa đệm: Phát hiện nguyên nhân, triệu chứng để chữa kịp thời

Lưu ý trong sinh hoạt với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh vấn đề thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì, thì việc sinh hoạt sao cho đúng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị để tránh gây ra các tổn thương vật lý đối với cơ thể.

  • Ngồi đúng tư thế khi làm việc

Với những người làm việc văn phòng, thường xuyên phải ngồi, việc ngồi làm sao cho đúng là điều cần hết sức lưu ý. Đầu tiên, tư thế ngồi gây áp lực gấp 3 lần lên đĩa đệm cột sống so với tư thế đứng. Hơn nữa nhiều người còn có thói quen ngồi khom lưng do phải nhìn màn hình máy tính, càng không tốt hơn cho đĩa đệm. Vì vậy không nên ngồi quá lâu, sau 1 tiếng ngồi liên tục cần đứng lên đi lại nhẹ nhàng khoảng 5 phút.

  • Không bê vác vật nặng quá sức

Có rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm do mang vác vật nặng quá mức. Vì thế bệnh này khá phổ biến với những người lao động chân tay. Đối với người đã có bệnh thoát vị đĩa đệm, thì bê vác đồ nặng hơn 2 kg cũng là không nên.

  • Thay đổi tư thế cần phải cẩn thận

Với người bình thường thì đứng lên ngồi xuống là chuyện đơn giản, nhưng với người bị bệnh thì cần có sự di chuyển từ từ, tránh hành động đột ngột. Ví dụ như khi đang nằm, cần ngồi dậy trước rồi mới đứng lên. Các động tác như cúi gập người, xoay thắt lưng… cũng là điều cần hạn chế tối đa.

  • Không nằm nhiều

Nằm quá nhiều, không vận động sẽ khiến cơ khớp bị cứng, mất đi sự dẻo dai và độ linh hoạt. Nghỉ ngơi là rất cần thiết nhưng vẫn cần có sự hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhẹ…

  • Chọn giày dép phù hợp

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tạm thời tránh sử dụng các loại giày cao gót, giày “độn đế” vì sẽ gây áp lực không tốt cho cột sống và đĩa đệm. Có thể sử dụng các loại giày thể thao đế bằng, nâng đỡ bàn chân, kích cỡ vừa vặn.

  • Hắt xì, ho, cười… đều cần kiểm soát

Tôi nói vậy có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng thật vô lý, nhưng đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm thì dù hắt xì, ho hay cười đều cần phải làm đúng cách. Nguyên nhân là vì đĩa đệm đã thoát vị thì cực kỳ nhạy cảm với áp lực, dù là rất nhỏ. Khi chuẩn bị hắt xì, cười hay ho, các bạn nên giữ chặt cơ vùng bụng, không nên để đầu chúi về phía trước nếu không sẽ rất dễ bị đau.

  • Tập vật lý trị liệu, chấm cứu, bấm huyệt

Các bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt dành riêng cho vùng cột sống, lưng, xương chậu và cơ bụng đều có tác dụng giảm áp lực lên những vùng bị thương tổn. Mặt khác, thủ thuật châm cứu, bấm huyệt vùng cột sống sẽ mang lại hiệu quả kích thích sản sinh hormone giảm đau tự nhiên, hạn chế sưng viêm, đẩy mạnh tuần hoàn máu, đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng vùng thương tổn và đẩy nhanh quá trình tự tái tạo.

Như vậy, tôi đã trình bày xong nội dung thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, không nên ăn gì và đưa ra một số lưu ý trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày dành cho người bệnh. Hãy tham khảo và tuân thủ trong quá trình trị bệnh để nhanh chóng có hiệu quả điều trị cao nhất!

Gửi câu hỏi cho tôi hoặc Để lại SĐT tôi sẽ gọi lại cho bạn

Mất Ngủ Mãn Tính Nên Làm Gì? Chuyên Gia VTV2 Giải Đáp

Mất ngủ lâu năm, ngủ không sâu giấc là nỗi ám ảnh đeo bám của nhiều người. Phải làm gì để giải quyết tình trạng...

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm: Hiểu Đúng Bệnh Xử Lý Đúng Cách

20 năm công tác trong ngành y, mỗi ngày đều tư vấn online, khám trực tiếp cho bệnh nhân xương khớp nên tôi hiểu rõ...

Thuốc thoát vị đĩa đệm

Mách Bà Con Cách Hỗ Trợ Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ, Lưng

Có nhiều cách hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, nhưng hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thời điểm áp dụng và...

Ai Nên Dùng Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh? 5 Lý Do Giúp Bài Thuốc Được Đánh Giá Cao

Bổ Phế Y Diệu Đỗ Minh là bài thuốc nam độc quyền của thương hiệu Y Diệu Đỗ Minh (thuộc Tập đoàn Nam y Đỗ...

Bình luận (30)

  1. Minh Tú Trần says: Trả lời

    Bị thoát vị đĩa đệm lưng chèn ép làm đau dây thần kinh tọa thì dùng bài thuốc đỗ minh thoát bị thang này liệu có khỏi được không và dùng trong bao lâu ạ?

    1. Lương y Đỗ Minh Tuấn says:

      Chào bạn Minh Tú Trần,
      Đỗi với bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép làm đau thần kinh tọa, chúng tôi đã và đang điều trị cho rất nhiều trường hợp khỏi. Tuy nhiên, mỗi tình trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, thời gian điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh mà nhanh hay chậm. Trung bình thời gian sử dụng thuốc sẽ dao động khoảng từ 2-4 tháng. Bạn vui lòng thu xếp qua trực tiếp nhà thuốc hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0969 720 212 – 0969 720 219 để được tư vấn cụ thể bạn nhé.

    2. Anh Lê says:

      Mình thấy thoát vị đĩa đệm mà làm đau thần kinh tọa thì phải chữa sớm đi không để lâu nó lại dẫn đến teo hẳn cơ 1 bên chân đấy, như trường hợp của ông hàng xóm nhà mình đây, cũng chủ quan không chữa kịp thời để bệnh kéo dài giờ gần như là liệt 1 bên chân luôn rồi. Giờ chạy chữa tốn kém bao nhiêu tiền mà không biết có khỏi được không

  2. Trấn Thành says: Trả lời

    Bác sĩ cho em hỏi đến nhà thuốc khám có cần hẹn lịch trước không vậy ạ? Nếu có thì hẹn thế nào ạ

    1. Lương y Đỗ Minh Tuấn says:

      Chào bạn Trấn Thành,
      Khi đến khám tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường bạn có thể đặt lịch hoặc không cần đặt bạn nhé. Tuy nhiên, nhà thuốc khuyến khích bạn nên đặt lịch trước để được ưu tiên và tiết kiệm thời gian hơn. Bạn có thể đặt lịch khám bằng 1 trong 3 hình thức sau nhé:
      – Cách 1: Gọi trực tiếp đến số hotline 0963 302 349 – 0969720212
      – Cách 2: Đặt lịch khám qua trang web https://dominhduong.org/dat-lich-kham
      – Cách 3: Đặt lịch khám qua page facebook có tích xanh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.
Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua