Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?

Tham vấn chuyên môn bởi:

Lương y Đỗ Minh Tuấn

GĐ chuyên môn hệ thống Đỗ Minh Đường

“Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?” luôn được nhiều bà con quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi sức khỏe tổng thể, đồng thời tránh phát sinh các biến chứng sau phẫu thuật và ngăn chặn bệnh lý tái phát.

Chế độ dinh dưỡng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mãn tính, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ. Khi đó, bao xơ đĩa đệm phình lồi, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống và gây ra cơn đau nhức, giảm khả năng vận động, sưng đỏ, khó chịu.

sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm luôn được bệnh nhân quan tâm

Căn bệnh này được chia thành nhiều giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Trường hợp nặng, các phương pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa để kiểm soát bệnh lý và ngăn ngừa biến chứng.

Hiện nay, có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và nhu cầu của bệnh nhân sẽ lựa chọn kỹ thuật mổ phù hợp. Dù là mổ nội soi hay mổ truyền thống thì phương pháp ngoại khoa này vẫn tiềm ẩn rủi ro và mất nhiều thời gian phục hồi.

Chế độ chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi bệnh. Việc ăn uống khoa học giúp phục hồi sức khỏe sau mổ nhanh chóng, ngăn ngừa viêm nhiễm, đau nhức, rút ngắn thời gian lành vết thương. Từ đó ngăn ngừa các vấn đề phát sinh hậu phẫu thuật.

Ngoài ra, ăn uống khoa học và hợp lý còn giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, tăng sức đề kháng. Nhờ đó làm giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh cũng như các vấn đề xương khớp khác.

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần ưu tiên các thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng, ăn đủ bữa, ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất.

Song song đó, cần chủ động kiêng những thực phẩm, món ăn và thức uống chứa những thành phần tác động xấu đến xương khớp, gây viêm, sưng, đau nhức khiến vết thương lâu lành, nghiêm trọng hơn là tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt như tiểu đường, cao huyết áp, suy thận,… cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Có thể nhận thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng vào quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy không ít người thắc mắc “Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?”. Tương tự như trong quá trình điều trị bệnh lý, các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phục hồi xương khớp, giảm đau, chống viêm đều được khuyến khích bổ sung vào thực đơn cho người sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

Tuy nhiên, hậu phẫu thuật cơ thể sẽ mất sức, yếu hơn nên cần chế biến các món ăn có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa và hấp thu. Bên cạnh đó, chủ động đa dạng thực đơn để kích thích vị giác, đảm bảo cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm.

Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

Thực phẩm giàu canxi

Nhóm thực phẩm giàu canxi được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bị thoát vị đĩa đệm cũng như hậu mổ thoát vị đĩa đệm. Canxi là thành phần quan trọng đối với xương khớp, giúp tăng cường sức khỏe cột sống, thúc đẩy quá trình chữa lành, phục hồi sau phẫu thuật, đồng thời làm giảm áp lực lên đĩa đệm.

thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Nhóm thực phẩm giàu canxi cần thiết sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Không chỉ hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, các thực phẩm giàu canxi còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, ngăn ngừa các vấn đề xương khớp phát sinh hiệu quả. Tuy nhiên, bà con chỉ nên bổ sung lượng canxi vừa đủ để tránh tác động xấu đến sức khỏe.

Dưới đây là một số thực phẩm giàu canxi tốt cho quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Các loại hải sản (tôm, cua, mực, ghẹ, ốc,…)
  • Hạnh nhân
  • Cá mòi
  • Các loại đậu
  • Rau có màu xanh đậm

Nhóm thực phẩm chứa protein lành mạnh

Thông thường, các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao trong các loại thịt đỏ, ức gà,… không được khuyến khích cho người bị thoát vị đĩa đệm cổ và lưng. Bởi khi dung nạp những thực phẩm này sẽ sinh ra lượng acid và cần canxi để trung hòa. Khi đó cơ thể sẽ thiếu hụt canxi và khiến việc điều trị bệnh gặp khó khăn.

Tuy nhiên, các thực phẩm chứa protein lành mạnh được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Vởi thành phần này hỗ trợ tích cực vào quá trình hình thành các mô mới, từ đó rút ngắn thời gian phục hồi vết thương và ngăn ngừa bệnh lý tái phát.

Dưới đây là một số thực phẩm chứa hàm lượng đạm lành lạnh tốt cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

  • Các loại nấm
  • Sữa bò
  • Trứng
  • Các loại đậu

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin

Những thực phẩm giàu vitamin K, C, B, D, E,… Luôn được khuyến khích bổ sung sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nói riêng và quá trình điều trị các bệnh xương khớp nói chung. Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, thúc đẩy quá trình lành thương, nhóm thực phẩm giàu vitamin còn hạn chế cơn đau nhức, tiến triển của bệnh lý sau phẫu thuật.

sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, K, D,…

Vì vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Nhóm thực phẩm này bao gồm cam, chanh, quýt, khoai lang, bông cải xanh, ớt chuông, ổi, dâu tây, kiwi,… giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy phục hồi vết thương nhanh chóng, giảm cơn đau tại vết mổ thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa vitamin C còn tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.
  • Thực phẩm chứa vitamin nhóm B: Không chỉ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, các thực phẩm giàu vitamin B còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, để cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất thiết yếu và chống viêm hiệu quả. Do đó, sau phẫu thuật người bệnh cần bổ sung bông cải xanh, bơ, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Vitamin K: Măng tây, gan động vật, thịt heo,… là những thực phẩm giàu vitamin K và cần được bổ sung sau mổ thoát vị đĩa đệm.
  • Các thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào: Những thực phẩm chứa vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi tốt cho xương khớp cũng như quá trình phục hồi vết thương sau mổ.
  • Vitamin E: Không chỉ thúc đẩy quá trình lành thương mà các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E dồi dào còn giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch.

Thực phẩm chứa Glucosamine và Chondroitin

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa Glucosamine và Chondroitin vào chế độ dinh dưỡng. Bởi những thành phần này không chỉ giúp tăng chất nhầy ở bao xơ đĩa đệm mà còn làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường khả năng vận động, phục hồi vết thương nhanh chóng.

Một số thực phẩm có chứa Glucosamine và chondroitin bao gồm:

  • Sụn động vật
  • Nước hầm xương
  • Hạt lạc
  • Hạnh nhân

Thực phẩm giàu Omega-3

Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 mang lại nhiều lợi ích như tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, bảo vệ tế bào thần kinh, tốt cho hệ tim mạch. Đặc biệt, các thực phẩm chứa Omega-3 được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm.

sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Các thực phẩm giàu Omega-3 hỗ trợ tích cực vào quá trình phục hồi bệnh lý

Theo đó, nhóm thực phẩm này có tác dụng cải thiện cơn đau sau phẫu thuật, ngăn ngừa viêm nhiễm, từ đó hạn chế các biến chứng do bệnh lý gây ra. Dùng thực phẩm này thường xuyên còn giúp phòng ngừa các bệnh xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa.

Các thực phẩm giàu Omega-3 nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng, bao gồm:

  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Cá ngừ
  • Hạt hạnh nhân
  • Hạt macca
  • Hạt óc chó
  • Dầu cá

Thực phẩm giàu magie

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng magie cao như thịt, đậu tương, cá thu, bơ, cá chép, khoai lang, cải xanh, cá mú,… được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi đây là hoạt chất giúp củng cố các tế bào mới, tăng cường sức khỏe xương khớp.

Hơn nữa, bổ sung lượng magie cần thiết sẽ tăng khả năng hấp thu canxi cho cột sống. Từ đó giúp phòng tránh loãng xương, thoái hóa cột sống cũng như các vấn đề xương khớp thường gặp khác. Ngoài thực phẩm thì magie còn được bổ sung thông qua một số loại thực phẩm chức năng.

Thực phẩm giàu chất xơ

Cân nặng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến xương khớp, tăng áp lực lên cột sống, từ đó khiến quá trình lành bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật, đồng thời làm tăng nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.

Do đó, Tuấn tôi khuyến khích bà con tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, các loại trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày để kiểm soát cân nặng, thúc đẩy tiêu hóa, hạn chế áp lực lên cột sống.

Kiêng gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

Bên cạnh các thực phẩm có lợi, được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng sau mổ thoát vị đĩa đệm thì bà con cũng cần kiêng cử các thực phẩm, món ăn và thức uống tác động xấu đến quá trình hồi phục vết mổ, ảnh hưởng sức khỏe tổng thể cũng như kết quả phẫu thuật.

Dưới đây là một số thực phẩm cần kiêng sau mổ thoát vị đĩa đệm:

Món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị

Các món chiên, xào, nướng,… có chứa lượng dầu mỡ và gia vị đáng kể. Theo đó, chất béo bão hòa cùng gia vị cay nóng, nhiều đường muối sẽ khiến cho vết thương sau phẫu thuật chậm phục hồi, tăng nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

thức ăn nhiều dầu mỡ
Việc dung nạp các món ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể phát sinh phản ứng viêm

Ngoài những món ăn trên thì bà con sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng như mắc các bệnh xương khớp cũng cần hạn chế những đồ ăn đóng hộp. chế biến sẵn, thức ăn nhanh, chứa chất bảo quản. Bởi đây là những tác nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp và thúc đẩy phản ứng viêm tiến triển.

Thực phẩm chứa fructose và purin

Các thực phẩm có chứa purin và fructose không được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người gặp các vấn đề xương khớp, bao gồm sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Bởi nội tạng động vật, các món ăn muối chua hay thịt gia cầm sẽ khiến cơn đau tại đĩa đệm trở nên nặng nề hơn, vết thương chậm phục hồi.

Nhiều trường hợp dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin và fructose cùng với sinh hoạt, chăm sóc vết thương không đúng cách khiến vết mổ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, tạo điều kiện cho thoát vị đĩa đệm tái lại và chuyển biến nặng nề hơn.

Thức uống chứa cồn, chất kích thích

Bia, rượu, các thức uống chứa cồn, chất kích thích gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có xương khớp. Nguyên do là các thành phần này trong những thức uống này làm giảm hấp thu canxi, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi đĩa đệm, mô sụn sau phẫu thuật.

thoát vị đĩa đệm kiêng gì
Sau mổ thoát vị đĩa đệm cần kiêng bia rượu và thức uống chứa chất kích thích

Không dừng lại đó, lạm dụng những thức uống này quá mức sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, co giãn mạch máu, suy giảm sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, tôi cũng khuyến cáo bệnh nhân từ bỏ thói quen hút thuốc lá để giúp quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Thực phẩm giàu Omega-6

Thực tế thì Omega-6 không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng axit béo này cao hơn so với Omega-3 trong cơ thể có thể sẽ khiến vết mổ lâu lành, phát sinh sản ứng viêm và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Thông thường thì Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật dùng trong chế biến các món ăn. Để hỗ trợ quá trình phục hồi đĩa đệm bị tổn thương sau khi mổ, tránh phát sinh biến chứng, bà con chỉ nên dùng một lượng nhỏ dầu thực vật có chứa Omega-6 khi nấu.

Một số lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định với những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả. Mặc dù mang lại hiệu quả khả quan, khắc phục bệnh lý nhanh chóng nhưng việc can thiệp phẫu thuật để điều trị bệnh lý này cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.

Chính vì vậy, không chỉ chế độ ăn uống sau khi mổ thoát vị đĩa đệm. Tuấn tôi còn khuyến khích bệnh nhân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc khác để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, trở lại cuộc sống sinh hoạt như bình thường.

khám thoát vị đĩa đệm
Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tốt nhất

Dưới đây là một số lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh tình trạng thừa cân – béo phì. Trong trường hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi và đánh giá quá trình phục hồi đĩa đệm sau phẫu thuật.
  • Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tránh vận động mạnh, làm việc quá sức. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh các tư thế sai lệch để kiểm soát bệnh lý tốt nhất, ngăn chặn tái phát.
  • Nếu nhận thấy các biểu hiện đau nhức nhiều, sưng nề, chảy máu vết mổ liên tục hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Lúc này cần sớm thông báo với bác sĩ để được xử lý đúng cách.
  • Kết hợp các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật để tăng độ linh hoạt cho xương khớp, nâng cao thể trạng, vận động tốt hơn và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Bên cạnh thực hiện các bài tập thì bà con cũng có thể tham khảo một số bộ môn vận động tốt cho quá trình hồi phục và phòng ngừa như yoga, đi bộ, bơi lội,….

Như vậy, tôi đã giải đáp thắc mắc “Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?” cùng một số lưu ý trong quá trình chăm sóc và phục hồi. Có thể nhận thấy, chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến vết thương sau phẫu thuật nên bà con cần chủ động điều chỉnh các bữa ăn hợp lý để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Câu hỏi liên quan

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không là câu hỏi được nhiều bà con đề cập với Tuấn tôi. Cột sống lưng bị đau nhức do khối thoát đệm gây ra...
“Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?” là câu hỏi mà Đỗ Minh Tuấn tôi nhận được nhiều trong quá trình điều trị và thăm khám cho bà con. Đây là bộ môn...
“Thoát vị đĩa đệm có di truyền không?” luôn được bà con quan tâm do đây là căn bệnh xương khớp có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng xương khớp. Theo Đỗ Minh...
Sinh hoạt vợ chồng tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi đĩa đệm bị tổn thương. Do đó, nhiều bệnh nhân thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu quan hệ được?”....
Thoát vị đĩa đệm chơi cầu lông được không? Tập luyện thể dục là việc làm cần thiết giúp bà con vận động cơ thể, tránh cứng khớp, teo cơ. Tuy nhiên không phải bộ...

Đánh giá bài viết

5/5 - (2 bình chọn)
Array

Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn hiện có 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý bằng y học cổ truyền. Ông vinh dự được biểu dương là Thầy thuốc Nam tiêu biểu, là cố vấn chuyên môn trên nhiều chương trình sức khỏe nổi tiếng và nhận rất nhiều đánh giá tốt từ người bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Người bị viêm cổ tử cung cũng nên tránh một số đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ

Người Bị Viêm Cổ Tử Cung Nên Ăn Gì? Kiêng Gì Cho Tốt [Tìm hiểu ngay]

Người Bị Viêm Cổ Tử Cung Nên Ăn Gì? Kiêng Gì Cho Tốt [Tìm hiểu...

Gợi Ý 7 Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả, Dễ Làm

Gợi Ý 7 Món Ăn Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả, Dễ Làm

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm: Hiểu Đúng Bệnh Xử Lý Đúng Cách

Thoát Vị Đĩa Đệm: Hiểu Đúng Bệnh Xử Lý Đúng Cách

Bạn hỏi
Tôi giải đáp

1000 câu hỏi từ bạn - 1001 câu trả lời từ tôi

Zalo
Chia sẻ
Bỏ qua